[SOẠN BÀI] TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN

[ad_1]

I. CÁC KIỂU VĂN BẢN ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS

Câu hỏi: Đọc bảng tổng kết sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới. (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 169,170)

1. Hãy cho biết sự khác nhau của các kiểu văn bản trên. (Gợi ý: Tự sự khác miêu tả như thế nào? Thuyết minh khác tự sự và miêu tả như thế nào? Văn bản biểu cảm khác văn bản thuyết minh ở đâu? Văn bản nghị luận khác văn bản điều hành ở những điểm nào? Hãy nêu các phương thức biểu đạt cơ bản của mỗi kiểu để làm sáng tỏ các câu hỏi trên.)

2. Các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được hay không? Vì sao?

3. Các phương thức biểu đạt trên có thể được phối hợp với nhau trong một văn bản cụ thể hay không? Vì sao? Nêu một ví dụ để minh họa.

4. Từ bảng trên, hãy cho biết kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm văn học có gì giống nhau và khác nhau.

a) Hãy kể tên các thể loại văn học đã học, ghi lên bảng.

b) Mỗi thể loại ấy đã sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

c) Tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không? Cho ví dụ và cho biết yếu tố nghị luận đó có đặc điểm gì?

5. Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào? Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở những điểm nào?

6. Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở những điểm nào? Nêu đặc điểm của thể loại văn học trữ tình. Cho ví dụ minh họa.

7. Tác phẩm nghị luận có cần các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không? Cần ở mức độ nào, vì sao?

Lời giải chi tiết: 

1. Sự khác nhau của các kiểu văn bản trên là: Phương thức biểu đạt và hình thức thể hiện.

  • Tự sự: dùng để trình bày sự việc.
  • Miêu tả: đối tượng là con người, sự vật hoặc một hiện tượng nào đó và tái hiện đặc điểm của chúng.
  • Thuyết minh: Trình bày về những đối tượng thuyết minh làm rõ bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan.
  • Nghị luận: Dùng để bày tỏ quan điểm. 
  • Biểu cảm: Dùng để bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm hoặc cảm xúc.
  • Điều hành: Mang tính chất hành chính – công vụ.

2. Các kiểu văn bản trên không thể thay thế cho nhau vì mỗi kiểu văn bản sẽ sử dụng một phương thức biểu đạt chủ yếu và sử dụng với mục đích khác nhau. Tuy nhiên chúng vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và thường có rất ít những kiểu văn bản chỉ dùng một phương thức biểu đạt.

3. Các phương thức biểu đạt trên thường đều có thể kết hợp với nhau trong một văn bản cụ thể để làm sáng tỏ đặc điểm của đối tượng được nói tới trong mỗi loại văn bản.

Ví dụ: Tham khảo trong tác phẩm Lão Hạc.

4. 

a. Các thể loại văn học đã học gồm: thơ, truyện ngắn, kí, tiểu thuyết chương hồi, ca dao, dân ca, phóng sự.

b. Mỗi thể loại đều có một phương thức biểu đạt riêng phù hợp với đặc điểm của nó. 

  • Truyện ngắn thường sử dụng phương thức tự sự. 
  • Thơ thường sử dụng phương thức là biểu cảm.

Tuy nhiên có thể kết hợp các phương thức với nhau để tăng thêm hiệu quả.

c. Yếu tố nghị luận giúp các tác phẩm thêm phần sâu sắc, giàu tính triết lý và gợi cho người đọc suy tư.

5. Điểm khác nhau như sau:

  • Văn bản tự sự: Sử dụng phương thức biểu đạt chính là trình bày các sự việc, tính nghệ thuật được thể hiện qua cốt truyện, nhân vật, sự việc và kết cấu.
  • Thể loại tự sự: Đa dạng như truyện ngắn, tiểu thuyết hoặc kịch.

6. Khác nhau: Kiểu văn bản biểu cảm không chỉ dùng cho văn bản nghệ thuật mà nó còn được dùng trong rất nhiều các tình huống và các loại văn bản khác nhau như: điện mừng, thăm hỏi, chia buồn, văn tế, điếu văn, thư từ.

– Thể loại trữ tình là thể loại văn học nhằm phân biệt với các thể loại tự sự và kịch, thông qua các hình tượng nghệ thuật trữ tình mà bày tỏ cảm xúc của con người.

7. 

– Tác phẩm nghị luận vẫn cần phải có các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự giúp tác phẩm nghị luận thêm sinh động, cụ thể tác động được đến tâm trí cũng như lay động tình cảm của người đọc. 

– Các yếu tố thêm vào là phụ không được lấn át phương thức nghị luận chính làm mất đi yêu cầu và nội dung bàn luận, phương thức chủ yếu trong bài văn nghị luận sẽ là phương thức nghị luận. 

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS

Câu 1: Phần Văn và Tập làm văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy nêu ví dụ cho thấy mối quan hệ đó trong chương trình đã học. (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 171)

Lời giải chi tiết:

Phần Văn và tập làm văn có mối quan hệ mật thiết với nhau, phải nắm vững được những kiến thức  và kĩ năng của phần Tập làm văn thì mới có khả năng đọc – hiểu tốt và ngược lại. Các văn bản (hoặc đoạn trích) trong phần Văn là những biểu hiện cụ thể và sinh động của các kiểu văn bản cùng các phương thức biểu đạt.

Câu 2: Phần Tiếng Việt có quan hệ như thế nào với phần Văn và Tập làm văn? Nêu ví dụ chứng minh. (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 171)

Lời giải chi tiết:

Phần Tiếng Việt có liên quan mật thiết với phần Văn và Tập làm văn, cần phải nắm chắc những kiến thức và vận dụng các kĩ năng về từ ngữ, câu, đoạn để có thể khai thác nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong các văn bản (hoặc đoạn trích) cũng như để viết và nói cho tốt.

Câu 3: Các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ý nghĩa như thế nào đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn? (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 171)

Lời giải chi tiết:

Các phương thức biểu đạt như miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm và thuyết minh có ý nghĩa rất quan trọng chúng nhằm chuẩn bị cho việc làm các bài văn vì các em phải dùng các thao tác ấy để tạo lập nên một văn bản nghĩa là làm một bài văn.

III. CÁC KIỂU VĂN BẢN TRỌNG TÂM

1. Văn bản thuyết minh. (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 171)

a) Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là gì?

b) Muốn làm được văn bản thuyết minh, trước hết cần chuẩn bị những gì?

c) Hãy cho biết phương pháp dùng trong văn bản thuyết minh.

d) Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh có đặc điểm gì? 

Lời giải chi tiết:  

a. Văn bản thuyết minh mục đích biểu đạt chính là trình bày đúng và khách quan các đặc điểm tiêu biểu của đối tượng.

b. Muốn làm được văn bản thuyết minh trước hết cần chuẩn bị quan sát và tìm hiểu kĩ lưỡng chính xác đối tượng đồng thời tìm cách trình bày theo thứ tự thích hợp sao cho người đọc dễ hiểu.

c. Những phương pháp thường dùng trong văn bản thuyết minh là: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, dùng số liệu, so sánh, phân tích và phân loại.

d. Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh cần phải chính xác, cô đọng, chặt chẽ, sinh động.

2. Văn bản tự sự (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 171)

a) Văn bản tự sự có đích biểu đạt là gì?

b) Nêu các yếu tố tạo thành văn bản tự sự.

c) Vì sao một văn bản tự sự thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm? Hãy cho biết tác dụng của các yếu tố đó đối với văn bản tự sự.

d) Ngôn ngữ trong văn bản tự sự có đặc điểm gì?

Lời giải chi tiết:  

a. Văn bản tự sự có mục đích biểu đạt là kể câu chuyện theo một trình tự nào đó.

b. Các yếu tố tạo thành một văn bản tự sự là sự việc, nhân vật, tình huống, hành động, lời kể và kết cục.

c. Văn bản tự sự thường kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, nghị luận và biểu cảm vì nó sẽ khiến câu chuyện trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

d. Ngôn ngữ trong văn bản tự sự là sử dụng nhiều từ chỉ hành động, từ giới thiệu, từ chỉ thời gian, không gian và tính từ để người đọc có thể dễ dàng hình dung được đối tượng nhân vật cùng sự việc một cách sinh động.

3. Văn bản nghị luận (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 171)

a) Văn bản nghị luận có đích biểu đạt là gì?

b) Văn bản nghị luận do các yếu tố nào tạo thành?

c) Nêu yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận.

d) Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

e) Nêu dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một bài thơ, đoạn thơ.

Lời giải chi tiết: 

a. Văn bản nghị luận có mục đích biểu đạt nhằm xác lập cho người đọc hoặc người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó nhằm thuyết phục họ tin theo cái đúng từ bỏ cái xấu.

b. Văn bản nghị luận thường do các yếu tố như: luận điểm, luận cứ và lập luận tạo thành.

c. Các luận điểm và luận cứ phải rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, lập luận cần chặt chẽ.

d. Dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lí như sau:

  • Mở bài: Giới thiệu về tư tưởng đạo lí cần bàn luận.
  • Thân bài: Giải thích và chứng minh tư tưởng, đạo lí ấy đang được bàn đến đồng thời đánh giá, nhận xét tư tưởng, đạo lí đó trong hoàn cảnh cuộc sống riêng.
  • Kết bài: Tổng kết, nêu nhận thức mới và đưa ra lời khuyên.

e. Dàn bài chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một bài thơ, đoạn thơ như sau:

  • Mở bài: Giới thiệu nhân vật được phân tích đồng thời nêu ý kiến đánh giá.
  • Thân bài: Phân tích và chứng minh các luận điểm bằng những luận cứ cụ thể, chính xác và sinh động trong tác phẩm.
  • Kết bài: Khẳng định các luận điểm, rút ra bài học và ý nghĩa từ nhân vật được nghị luận.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. CÁC KIỂU VĂN BẢN ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCSCâu hỏi: Đọc bảng tổng kết sau và trả lời các câu hỏi nêu…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. CÁC KIỂU VĂN BẢN ĐÃ HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCSCâu hỏi: Đọc bảng tổng kết sau và trả…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply