[SOẠN BÀI] TỪ HÁN VIỆT

[ad_1]

IBAITAP: Thế nào là từ hán việt? Nó được dùng như thế nào? Hãy cùng ibaitap tìm hiểu về từ hán việt thông qua bài học “Từ hán việt” hôm nay nhé.

I. ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ HÁN VIỆT

Đọc bài thơ chữ Hán Nam quốc sơn hà và Câu hỏi:

Câu 1: Trong bài thơ Nam quốc sơn hà, các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Trong các tiếng ấy, tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu? Cho ví dụ.  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 69)

Lời giải chi tiết: 

Nghĩa của các từ là:

  • Nam: nước Nam
  • Quốc: quốc gia hoặc đất nước
  • Sơn: núi
  • Hà: sông

– Trong các tiếng ấy, chỉ có tiếng Nam là có thể dùng như một từ đơn để đặt câu. Ví dụ: Ở miền Nam không phân rõ bốn mùa.

– Các tiếng còn lại phải kết hợp với tiếng khác nữa.

Câu 2: Tiếng “thiên” trong bài “Nam quốc sơn hà” và các tiếng “thiên” dưới đây nghĩa có giống nhau không? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 69)

(1) thiên niên kỉ

(2) thiên lí mã

(3) (Lí Công Uẩn) thiên đô về Thăng Long.

Lời giải chi tiết: 

Đây là từ đồng âm những ý nghĩa lại hoàn toàn khác nhau:

  • Từ “thiên” trong bài “Nam quốc sơn Hà” có nghĩa là trời.
  • Từ “thiên” trong các ý trên ý chỉ năm tháng tính theo hàng ngàn/nghìn.

II. TỪ GHÉP HÁN VIỆT

Câu 1: Các từ “sơn hà”, “xâm phạm” (trong bài Nam quốc sơn hà), “giang san” (trong bài Tụng giá hoàn kinh sư) thuộc loại từ ghép chính phụ hay đẳng lập?  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 70)

Lời giải chi tiết: 

Các từ được nêu trên đều là từ ghép đẳng lập.

Câu 2 (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 70):

a) Các từ “ái quốc”, “thủ môn”, “chiến thắng” thuộc loại từ ghép gì? Nhận xét về trật tự của các tiếng trong các từ ghép loại này với từ ghép thuần Việt cùng loại.

b) Các từ “thiên thư”(trong bài Nam quốc sơn hà), “thạch mã” (trong bài Tức sự), “tái phạm” (trong bài Mẹ tôi) thuộc loại từ ghép gì? Hãy so sánh vị trí của các tiếng trong các từ ghép này với từ ghép thuần Việt cùng loại.

Lời giải chi tiết: 

a) Các từ được nêu trên đều là từ ghép chính phụ. Trong từ ghép chính phụ yếu tố chính sẽ đứng trước còn yếu tố phụ đứng sau giống từ ghép chính phụ thuần Việt.

b) Các từ được nêu trên đều là từ ghép chính phụ nhưng trật tự của các tiếng ngược lại với từ ghép chính phụ thuần Việt: tiếng phụ sẽ đứng trước còn tiếng chính đứng sau.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Phân biệt nghĩa của các yếu tố Hán Việt đồng âm trong các từ sau:  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 70)

hoa1: hoa quả, hương hoa

hoa2: hoa mĩ, hoa lệ

phi1: phi công, phi đội

phi2: phi pháp, phi nghĩa

phi3: cung phi, vương phi

tham1: tham vọng, tham lam

tham2: tham gia, tham chiến

gia1: gia chủ, gia súc

gia2: gia vị, gia tăng

Lời giải chi tiết:

– Phân biệt nghĩa như sau:

  • Hoa 1 dùng để chỉ sự vật, cơ quan sinh sản của của cây. Hoa 2 dùng để chỉ những thứ phồn hoa, đẹp đẽ, bóng bẩy.
  • Phi 1 ý chỉ bay. Phi 2 chỉ những thứ trái với lẽ phải, pháp luật. Phi 3 dùng chỉ vợ của vua, chúa nhưng xếp dưới hoàng hậu.
  • Tham 1 ý chỉ sự ham muốn. Tham 2 dùng để chỉ sự góp phần vào, thêm vào.
  • Gia 1 ý chỉ nhà. Gia 2 ý chỉ thêm vào.

Câu 2): Tìm những từ ghép Hán Việt có chứa yếu tố Hán Việt quốc, sơn, cư, bại (đã được chú nghĩa dưới bài Nam quốc sơn hà)  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 71

Lời giải chi tiết:

– Quốc: quốc gia, ái quốc, quốc ngữ, quốc ca,…

– Sơn: sơn hà, giang sơn, sơn tặc, sơn cước,…

– Cư: cư trú, an cư, di cư, định cư, chung cư,…

– Bại: thất bại, đại bại, chiến bại,…..

Câu 3: Xếp các từ ghép “hữu ích”, “chí nhân”, “đại thắng”, “phát thanh”, “bảo mật”, “tân binh”, “hậu đãi”, “phòng hỏa” vào các nhóm thích hợp.  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 71)

a. Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau

b. Từ có yếu tố phụ đứng trước , yếu tố chính đứng sau

Lời giải chi tiết:

a. Từ có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau là các từ: hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hỏa.

b. Từ có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau là các từ: thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi.

Câu 4: Tìm 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau; 5 từ ghép Hán Việt có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau.  (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 71)

Lời giải chi tiết:

– 5 từ ghép yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau là: ngư nghiệp, cường quốc, mỹ nhân, tân binh, phi cơ.

– 5 từ ghép có yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau là: ái quốc, cách mạng, thủ môn, vô hình, nhập tâm.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ HÁN VIỆTCâu 1: Trong bài thơ Nam quốc sơn hà, các tiếng Nam, quốc, sơn, hà nghĩa là gì? Trong…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. ĐƠN VỊ CẤU TẠO TỪ HÁN VIỆTCâu 1: Trong bài thơ Nam quốc sơn hà, các tiếng Nam, quốc, sơn,…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply