[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] TẤM CÁM

[ad_1]

IBAITAP: Tấm Cám là câu chuyện cổ tích nói về đạo lý “Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của nhân dân ta. Truyện đã sử dụng những hình ảnh cùng các yếu tố kì ảo xuyên suốt câu chuyện để chứng minh đạo lý trên. Tuy nhiên cái kết của truyện còn gây nên nhiều tranh cãi. Cùng ibaitap tìm hiểu bài học “Tấm Cám” hôm nay nhé.

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM TẤM CÁM   

Tấm Cám thuộc thể loại cổ tích thần kỳ và được phổ biến ở nhiều dân tộc khác nhau trên thế giới.

II. TÓM TẮT TÁC PHẨM TẤM CÁM

Bố mất sớm nên Tấm phải ở cùng với dì ghẻ và người em cùng cha khác mẹ là Cám. Tấm là cô gái hiền lành, chăm chỉ và rất tốt bụng. Cám được cưng chiều nên rất lười biếng. Tấm luôn phải làm những việc cực nhọc và bị đối xử bất công trong nhà. Một hôm nọ dì ghẻ bảo Tấm và Cám cùng đi bắt tép ai bắt được nhiều hơn sẽ có thưởng. Tấm chăm chỉ bắt tép nhưng bị Cám lừa và lấy hết tép trong giỏ của mình. Trong giỏ chỉ còn lại một con cá bống Tấm khóc nức nở và Bụt đã hiện lên giúp đỡ. Nhờ có Bụt mà Tấm đã có bạn để tâm sự có quần áo đẹp mặc đi hội và được bầy chim sẻ giúp đỡ. Ngày hội đã đến khi đi xem hội Tấm vô tình đánh rơi chiếc giày và được nhà vua nhặt được. Vua truyền lệnh xuống: hễ ai đi vừa chiếc giày này thì vua sẽ lấy làm hoàng hậu. Rất nhiều cô gái thử đều không vừa đến lượt Tấm thì lại vừa như in. Sau khi Tấm trở thành hoàng hậu mẹ con Cám rất ghen tị. Nhân cơ hội Tấm về giỗ cha, nàng trèo lên cao hái cau mẹ con Cám ở dưới đã chặt cây cau đi hại chết Tấm. Sau đó Cám tiến cung thay cho chị của mình. Tấm nhiều lần trở về hóa thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và cuối cùng là quả thị và trở thành con gái của bà cụ. Nhờ vào miếng trầu têm mà vua đã nhận ra Tấm, nàng được trở về làm hoàng hậu. Cuối cùng mẹ con Cám cũng bị trừng phạt bằng cái chết.

III. BỐ CỤC TÁC PHẨM TẤM CÁM

Truyện có thể chia thành 3 phần như sau:

  • Phần 1 từ đầu đến việc nặng: Giới thiệu các nhân vật trong truyện.
  • Phần 2 tiếp theo đến bà ngồi bán hàng: Những lần hóa thân và sự đấu tranh của Tấm.
  • Phần 3 còn lại: Tấm trở về đoàn tụ với vua.

IV. HƯỚNG DẪN SOẠN TÁC PHẨM TẤM CÁM

Câu 1: Phân tích diễn biến của truyện để thấy mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám đã diễn ra như thế nào? (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 72)

Lời giải chi tiết:

– Những xung đột trong truyện: quan hệ dì ghẻ – con chồng và quan hệ chị em cùng cha khác mẹ.

– Từ đoạn truyện về chiếc yếm đỏ cho đến đoạn Tấm đi xem hội đã phản ánh mâu thuẫn xoay quanh những quyền lợi về mặt vật chất và tinh thần trong cuộc sống hằng ngày:

  • Tấm và Cám cùng nhau đi bắt tép nhưng Tấm bị lừa hết giỏ tép. Đây là mâu thuẫn trực tiếp của Tấm và Cám, mâu thuẫn này phản ánh quan hệ trong gia đình.
  • Mẹ con Cám ăn thịt cá bống, mâu thuẫn này đã bị đẩy lên thành quan hệ giữa kẻ ác và người lương thiện, nhưng nó cũng mới ở mức độ gia đình.
  • Mẹ con Cám diện đẹp đi xem hội nhưng lại trộn gạo với thóc bắt Tấm ở nhà nhặt hết mới được đi. Mâu thuẫn đã bị đẩy lên mức cao hơn đó là giữa người hiền lành bị áp bức với kẻ độc ác, cường hào. Nhưng mâu thuẫn này vẫn là ở mức độ gia đình.

– Đoạn kể về cái chết của Tấm và sự hóa thân trở đi trở lại là mâu thuẫn về địa vị và quyền lợi đẳng cấp. Đây là mâu thuẫn xã hội nên nó trở nên quyết liệt và được thể hiện rõ hơn:

  • Sau khi trở thành hoàng hậu Tấm trở về nhà giỗ bố thì bị mẹ con Cám hại chết. Sau đó đưa Cám vào cung thay cho chị mình. Mâu thuẫn ở đây là giữa những kẻ tham lam độc ác với người hiền thục, nết na. Mâu thuẫn này đã được đẩy lên thành mâu thuẫn xã hội.
  • Tấm hóa thân thành chim vàng anh, hai cây xoan đào,khung cửi, cây đều bị mẹ con Cám giết chết. 
  • Cuối cùng nàng hóa thân thành quả thị để trở lại làm người và trả thù mẹ con Cám.

– Diễn biến của cốt truyện đã cho ta hình dung ra được xu hướng phát triển của hai tuyến nhân vật đó là:

  • Mẹ con Cám: ngày càng tỏ ra độc ác và tàn nhẫn hơn.
  • Tấm: hành động cùng phản ứng yếu ớt sau đã trở nên quyết liệt và chủ động hơn để đòi lại hạnh phúc của mình.

Câu 2: Phân tích từng hình thức biến hóa của Tấm. Quá trình biến hóa của Tấm nói lên ý nghĩa gì? (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 72

Lời giải chi tiết:

Tấm đã biến hóa tổng cộng 4 lần: chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và quả thị. Hình thức biến hóa của Tấm cho thấy vẻ đẹp và phẩm chất trong sáng, bình dị. Đó cũng là sự phát triển trong ý thức về đấu tranh của Tấm. Sự hóa thân của Tấm có kèm theo yếu tố kì ảo thể hiện sự vươn lên đấu tranh giành lại hạnh phúc và giữ lấy hạnh phúc của Tấm. Đây là quá trình đấu tranh quyết liệt giữa cái thiện trước cái ác. Sự biến hóa và hồi sinh ở đây có ảnh hưởng từ thuyết luân hồi của đạo Phật qua đó thể hiện ước mơ và khát vọng của người dân lao động, Tấm chết đi sống lại là để giành lại hạnh phúc của mình.

Câu 3: Suy nghĩ về hành động trả thù của Tấm đối với Cám. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 72)

Lời giải chi tiết:

Hành động trả thù của Tấm đối với mẹ con Cám có rất nhiều ý kiến khác nhau và trái ngược nhau.

  • Tấm là nhân vật cổ tích mang chức năng, không có tính cách riêng, thể hiện tinh thần, thái độ và cách đánh giá của nhân vật chịu sự chi phối
  • Truyện Tấm Cám là truyện tập trung thể hiện đạo lý “ở hiền gặp lành, ác giả ác báo” của nhân dân ra. Mẹ con Cám nhiều lần giết hại Tấm, nhưng lại chỉ chết có một lần nên cái chết ấy phải tương xứng với tội ác mà chúng gây nên. Tấm chỉ là nhân vật và thực hiện đạo lý đó của nhân dân mà thôi.

Câu 4: Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện? (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 72)

Lời giải chi tiết:

– Mâu thuẫn của mẹ con Cám với Tấm là mâu thuẫn giữa dì ghẻ và con chồng. Đây là vấn đề đạo đức của xã hội thời phong kiến nguyên nhân bắt nguồn từ việc thừa kế tài sản và được hưởng những quyền lợi vật chất của các thành viên trong gia đình. 

– Truyện còn phản ánh xung đột giữa cái thiện với cái ác, cái thật với cáii giả. Tấm là hiện thân cho các thiện còn mẹ con Cám là hiện thân của cái ác. Vì vậy mà mâu thuẫn giữa dì ghẻ với con chồng đã trở thành xung đột giữa cái thiện và cái ác. 

– Không những vật mẹ con Cám và Tấm còn có mối quan hệ giữa người bị áp bức và kẻ áp bức. Vì vậy cuộc đấu tranh của Tấm chính là cuộc đấu tranh cho công bằng và chính nghĩa.

V. LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Căn cứ vào định nghĩa truyện cổ tích, hãy tìm trong truyện “Tấm Cám” những dẫn chứng để làm rõ đặc trưng của truyện cổ tích thần kì.  (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 72)

Lời giải chi tiết:

Những dẫn chứng trong truyện “Tấm Cám” thể hiện đặc trưng của truyện cổ tích thần kỳ là:

  • Có yếu tố thần kì như: ông Bụt và những lần hóa thân của Tấm.

⇒ Các yếu tố thần kì đều là những tình tiết quan trọng nó không chỉ có giá trị về nghệ thuật mà còn có giá trị về nội dung.

[ad_2]

Related Posts

✅ GIỚI TRẺ VÀ MẠNG XÃ HỘI

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM TẤM CÁM   II. TÓM TẮT TÁC PHẨM TẤM CÁMIII. BỐ CỤC TÁC PHẨM TẤM…

✅ DẠY KHIÊU VŨ TẠI NHÀ

[ad_1] Đánh giá bài viết post 💃 Trung tâm gia sư Tâm Tài Đức chuyên cung cấp dịch vụ gia sư dạy khiêu vũ tại nhà các…

✅ PHỤ NỮ XƯA VÀ NAY

[ad_1] ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM TẤM CÁM   II. TÓM TẮT TÁC PHẨM TẤM CÁMIII. BỐ CỤC TÁC PHẨM TẤM CÁMIV. HƯỚNG DẪN SOẠN TÁC…

✅ HỌC SINH NGÀY XƯA VÀ NGÀY NAY

[ad_1] ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM TẤM CÁM   II. TÓM TẮT TÁC PHẨM TẤM CÁMIII. BỐ CỤC TÁC PHẨM TẤM CÁMIV. HƯỚNG DẪN SOẠN TÁC…

✅ CÁC VẤN ĐỀ TRONG TRƯỜNG HỌC HIỆN NAY

[ad_1] Đánh giá bài viết post 🏘️ Cùng với sự phát triển của kinh tế, những vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng nhiều. Trong đó,…

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM TẤM CÁM   II. TÓM TẮT TÁC PHẨM TẤM CÁMIII. BỐ CỤC TÁC PHẨM TẤM CÁMIV. HƯỚNG DẪN SOẠN TÁC…

Leave a Reply