[SOẠN BÀI] NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI

[ad_1]

IBAITAP: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người là gì? Có những câu hát nào về đề tài này. Hãy cùng ibaitap đến với bài học “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người” để có thêm những kiến thức bổ ích nhé.

Câu 1: Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây: (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 39)

a- Bài ca là lời của một người và chỉ có một phần.

b- Bài ca có hai phần: Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là: lời đáp của cô gái.

c- Hình thức đối đáp này có rất nhiều trong ca dao, dân ca.

d- Hình thức đối đáp này không phổ biến trong ca dao, dân ca

Lời giải chi tiết:

– Trong các ý kiến trên em đồng ý với ý kiến : b và c

Câu 2: Trong bài 1, vì sao chàng trai, cô gái lại dùng những địa danh với những đặc điểm (của từng địa danh) như vậy để hỏi – đáp? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 39)

Lời giải chi tiết:

Chàng trai và cô gái dùng những địa danh với những đặc điểm của chúng để hỏi – đáp nhau là vì đây là lời mà các chàng trai và các cô gái hát giao duyên để thử tài hiểu biết của nhau về lịch sử, địa lý của các vùng miền cũng như chia sẻ tình yêu thương đất nước.

Câu 3: Phân tích cụm từ “Rủ nhau” và nêu nhận xét của em về cách tả cảnh của bài 2. Địa danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì? Suy ngẫm của em về câu hỏi cuối bài ca: “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 40)

Lời giải chi tiết:

– Cụm từ “Rủ nhau” cho thấy cả người rủ và người được rủ đều rất thích thú muốn được tới tham quan cảnh đẹp Hồ Gươm. 

– Cách tả cảnh của bài 2 chỉ là nêu các địa danh chứ không tả cụ thể. Nhưng nó đủ cho người nghe cảm thấy háo hức, ví đó là những địa danh nổi bật của hồ Hoàn Kiếm.

– Câu hỏi cuối bài “Hỏi ai gây dựng nên non nước này?” chính là lời nhắn nhủ chúng ta phải nhớ đến công lao dựng nước của ông cha. Câu hỏi này còn nhắc nhở chúng ta phải biết giữ gìn và tiếp tục xây dựng đất nước sao cho cứng với lịch sử nghìn đời của dân tộc.

Câu 4: Nhận xét của em về cảnh trí xứ Huế và cách tả cảnh trong bài 3. Em hãy phân tích đại từ “ai” và chỉ ra những tình cảm ẩn chứa trong lời mời, lời nhắn gửi: “Ai vô xứ Huế thì vô…” (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 40)

Lời giải chi tiết:

– Cảnh trí xứ Huế rất đẹp và thơ mộng, nó như một bức tranh làm say đắm lòng người.

– Đại từ “Ai” là một đại từ phiếm chỉ có nhiều nghĩa. Nó có thể dùng chỉ một người hoặc nhiều người cũng có thể chỉ người mà tác giả trực tiếp nhắn gửi hoặc hướng tới người chưa từng quen biết.

⇒ Lời nhắn gửi đó ẩn chứa một niềm tự hào và lòng yêu mến cảnh đẹp của xứ Huế, muốn được cùng nhiều người chia sẻ về cảnh đẹp và tình yêu.

Câu 5: Hai dòng thơ đầu bài 4 có những gì đặc biệt về từ ngữ? Những nét đặc biệt ấy có tác dụng, ý nghĩa gì? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 40)

Lời giải chi tiết:

– Hai dòng thơ đầu bài 4, được kéo dài 12 tiếng và sử dụng các điệp từ, đảo từ và đối xứng.

– Những nét đặc biệt ấy gợi lên sự to lớn, mênh mông và tràn đầy sức sống.

Câu 6: Phân tích hình ảnh cô gái trong hai dòng cuối bài 4. (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 40)

Lời giải chi tiết:

– Hình ảnh của cô gái được so sánh với “ chẽn lúa đòng đòng và nắng hồng ban mai” làm nổi bật hình ảnh cô gái trẻ trung, năng động và đầy sức sống.

– Hai dòng thơ cuối tạo điểm nhấn cho toàn bài và làm nổi bật lên vẻ đẹp của cô gái. Đứng giữa đất trời đôi mắt cô sáng lên niềm tự hào và đôi môi thì nở nụ cười vui sướng khi thành quả lao động trải dàn trước mặt mình.

Câu 7: Bài 4 là lời của ai? Người ấy muốn biểu hiện tình cảm gì? Em có biết cách hiểu nào khác về bài ca này và có đồng ý với cách hiểu đó không? Vì sao? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 40)

Lời giải chi tiết:

– Bài 4 là lời của chàng trai, thông qua sự ca ngợi cánh đồng và vẻ đẹp của cô gái để bày tỏ tình cảm của mình.

– Bài ca dao này có thể hiểu theo một cách khác đó là: Đây là lời của một cô gái. Cô nghĩ về thân phận của mình khi đứng trước cánh đồng mênh mông. Nỗi lo âu thể hiện qua từ “phất phơ” đó là nỗi lo âu của cô gái về số phận nhỏ bé bất định.

Luyện tập

Câu 1: Em có nhận xét gì về thể thơ trong bốn bài ca? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 40)

Lời giải chi tiết: 

– Bốn bài ca dao không chỉ dùng thể thơ lục bát mà còn dùng thể lục bát biến thể( bài 1) và thể thơ tự do (bài 4).

Câu 2: Tình cảm chung thể hiện trong bốn bài ca dao là gì? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 40)

Lời giải chi tiết: 

Tình cảm chung mà bốn bài ca dao muốn thể hiện đó là tình yêu quê hương, đất nước, con người.

[ad_2]

Related Posts

✅ CÔNG THỨC MÔN SINH ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsCâu 1: Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây: (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 39)Câu 2: Trong…

✅ UỐNG BAO NHIÊU CHAI BIA THÌ BỊ PHẠT ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsCâu 1: Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây: (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 39)Câu 2: Trong…

✅ CÔNG THỨC TOÁN TIỂU HỌC ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] 4.4/5 – (32 bình chọn) ContentsCâu 1: Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây: (SGK Ngữ Văn 7 Tập…

✅ NHỮNG ĐỊA DANH NỔI TIẾNG Ở VIỆT NAM ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsCâu 1: Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây: (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 39)Câu 2: Trong…

✅ CÔNG THỨC TOÁN TIỂU HỌC ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] 4.3/5 – (26 bình chọn) ContentsCâu 1: Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây: (SGK Ngữ Văn 7 Tập…

✅ DẠY ONLINE LÀ GÌ ? ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsCâu 1: Nhận xét về bài 1, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây: (SGK Ngữ Văn 7 Tập…

Leave a Reply