Quy định trách nhiệm của bên mời thầu theo Luật đấu thầu

Như chúng ta đã biết trong đấu thầu có các bên như bên mời thầu và bên dự thầu, mỗi bên đều có quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau trong hoạt dộng đấu thầu được pháp luật ghi nhận. Trong đó để việc đấu thầu có thể được thực hiện một cách hiệu quả thì bên mời thầu cũng có trách nhiệm thực hiện những công việc theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định để mời thầu theo đúng quy định. Vậy pháp luật có quy định trách nhiệm của bên mời thầu theo Luật đấu thầu 2013 như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.

Cơ sở pháp lý:

Luật đấu thầu 2013

Đánh giá sao

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

1. Bên mời thầu là ai?

Theo quy định tại điều 4 Luật đấu thầu 2013 quy định:

” Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm:

a) Chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn;

b) Đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên;

c) Đơn vị mua sắm tập trung;

Xem thêm: Chi nhánh có được ký hợp đồng với nhà thầu trúng thầu

d) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn.”

Như vậy có thể thấy bên mời thầu pháp luật quy định có thể là một trong 04 bên nêu như trên, theo đó bên mời thầu thực hiện những công việc mời thầu để thông qua đó lựa chọn ra nhà đầu tư và thực hiện dự án phù hợp nhất, đem lại hiệu quả cao nhất thông qua những trình tự và thủ tục trong đấu thầu do pháp luật ban hành.

2. Quy định trách nhiệm của bên mời thầu theo Luật đấu thầu

Trách nhiệm của bên mời thầu được quy định tại Điều 75 Luật đấu thầu 2013 như sau:

Điều 75. Trách nhiệm của bên mời thầu

1. Đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu, đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

b) Quyết định thành lập tổ chuyên gia;

c) Yêu cầu nhà thầu làm rõ hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giá hồ sơ;

Xem thêm: Tư vấn về báo cáo năng lực tài chính trong hồ sơ mời thầu

d) Trình duyệt kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu;

đ) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu;

e) Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra;

g) Bảo mật các tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

h) Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

i) Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;

k) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về quá trình lựa chọn nhà thầu.

2. Đối với lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, ngoài quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này, bên mời thầu còn phải thực hiện trách nhiệm sau đây:

Xem thêm: Luật sư tư vấn yêu cầu đối với thành viên tham gia tổ thẩm định

a) Phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

b) Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;

c) Ký kết và quản lý việc thực hiện hợp đồng với nhà thầu;

d) Quyết định xử lý tình huống;

đ) Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà thầu;

e) Hủy thầu theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này;

g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền về quá trình lựa chọn nhà thầu;

h) Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ;

Xem thêm: Luật sư tư vấn thời điểm mở thầu

i) Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu;

k) Báo cáo công tác đấu thầu hàng năm.

3. Đối với lựa chọn nhà đầu tư:

a) Chuẩn bị lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo quy định của Luật này;

b) Quyết định thành lập tổ chuyên gia;

c) Yêu cầu nhà đầu tư làm rõ hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình đánh giá hồ sơ;

d) Trình duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, kết quả sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư;

đ) Đàm phán hợp đồng với nhà đầu tư;

e) Bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật;

g) Bảo mật các tài liệu trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

h) Lưu trữ các thông tin liên quan trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của Chính phủ;

i) Giải quyết kiến nghị trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

k) Bảo đảm trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư;

l) Cung cấp các thông tin cho Báo đấu thầu và hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại khoản này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

4. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

Căn cứ trên thực tế có thể thấy pháp luật quy định trách nhiệm của bên mời thầu như chúng tôi đã nêu như trên, đầu tiên có thể hiểu việc đấu thầu là một phương thức giao dịch đặc biệt, là một hình thức kinh doanh dựa vào tính chất cạnh tranh của thị trường. Khi có một thương vụ mua bán hay kinh doanh xây dựng các công trình có liên quan đến nhiều người hoặc nhiều bên khác nhau người ta sẽ áp dụng hình thức đầu thầu để có thể cạnh tranh một cách công khai và công bằng, theo đó các bên mời thầu thực hiện trách nhiệm của mình:

Thứ nhất đó là trách nhiệm của nhà thầu trong lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án, theo đó thì bằng những hình thức khác nhau và đưa ra gói thầu, việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác đối với gói thầu khi có thể áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu khác dù gói thầu đó thuộc trường hợp chỉ định thầu và đáp ứng điều kiện chỉ định thầu nhằm thể hiện quản lý chặt chẽ việc chỉ định thầu. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Có thể thấy trách nhiệm của bên mời thầu được đưa ra thực hiện để lựa chọn nhà thầu phù hợp là rất quan trọng vì thông qua đó mới biết rõ nhà thầu nào đủ tiêu chuẩn cần phải thông qua một quy trình lựa chọn cụ thể và rõ ràng. Theo đó quy trình lựa chọn nhà thầu sẽ được phân chia theo từng hình thức lựa chọn cụ thể. Đối với vấn đề lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu thông thường chỉ cần đảm bảo các tiêu chuẩn về năng lực, kinh nghiệm nhà thầu trong quá trình lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định.

Tiếp theo đó là trách nhiệm khi lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên của bên mời thầu, theo quy định thì trách nhiệm này được thể hiện ở việc thực hiện trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu xem xét phê duyệt theo quy định của pháp luật xem xét và ben cạnh đó đi kèm đó là việc gửi cho cơ quan, tổ chức, bộ phận thẩm định được biết và lưu ý một số nội dung khi thực hiện việc trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải gửi kèm văn bản trình duyệt và bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định, vì đây có thể là tài liệu hồ sơ quan trọng đối với việc đấu thầu.

Trách nhiệm lựa chọn nhà đầu tư của bên mời thầu cũng được quy định rất cụ thể, Như vậy thông qua quy định có thể nhận thấy việc đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và thông qua đó đê có thể thực hiện lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư

Cuối cùng đó là thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, có thể hiểu các trách nhiệm khác như đối với những trường hợp cụ thể hay có thể là những trách nhiệm phát sinh trong quá trình mời thầu và tham gia đấu thầu.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định trách nhiệm của bên mời thầu theo Luật đấu thầu” và các thông tin pháp lý có liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

Related Posts

Luật Đấu thầu: 09 điểm nổi bật nhất

Đấu thầu là hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trường, có thể nói đấu thầu là một phương thức giao dịch đặc…

8 Điểm khác mới giữa Luật Đấu thầu năm 2013 và Luật Đấu thầu năm 2005

Một là, đa dạng hóa phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu theo phương pháp giá đánh giá thấp…

Điều kiện, quy trình thủ tục áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp

Mua sắm trực tiếp là một trong các chế định đặc biệt được quy định tại Luật đấu thầu 2013, sửa đổi bổ sung năm 2020. Giải…

Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng cần thống nhất những quy định nào?

>>Dịch vụ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư Những quy định trong 2 bộ Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu vận chưa có sự thống…

Quy định về tổ chuyên gia và tổ thẩm định trong đấu thầu mới nhất

Trong quá trình thực hiện hoạt động đấu thầu, để tuyển chọn được nhà thầu đáp ứng được tất cả các quy định của bên mời thầu…

Áp dụng cấp doanh nghiệp trong đấu thầu

Áp dụng cấp doanh nghiệp trong đấu thầu. Quyết định phê duyệt gói thầu số 10 phần xây lắp có giá trị 02 tỷ, áp dụng cấp…

Leave a Reply