Quy định về tổ chuyên gia và tổ thẩm định trong đấu thầu mới nhất

Trong quá trình thực hiện hoạt động đấu thầu, để tuyển chọn được nhà thầu đáp ứng được tất cả các quy định của bên mời thầu cũng như đơn vị thực hiện đấu thầu thì việc tham gia của tổ chuyên gia và tổ thẩm định là rất quan trọng. Tuy nhiên pháp luật quy định như thế nào về tổ chuyên gia và tổ thẩm định trong đấu thầu thì không phải ai cũng nắm được. Vậy pháp luật quy định về tổ chuyên gia và tổ thẩm định trong đấu thầu?

Đánh giá sao

Luật sư tư vấn luật về tổ chuyên gia và tổ thẩm định trong đấu thầu: 1900.6568

Căn cứ pháp lý:

Luật đấu thầu 2013

Nghị định 63/2014/NĐ-CP

Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT:

1. Tổ chuyên gia là gì? Tổ thẩm định là gì?

Hiện nay pháp luật không có quy định thế nào tổ thẩm định mà chỉ có quy định về tổ chuyên gia tại Khoản 43 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 theo đó: “Tổ chuyên gia gồm các cá nhân có năng lực, kinh nghiệm được bên mời thầu hoặc đơn vị tư vấn đấu thầu thành lập để đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khác trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư”.

Còn tổ thẩm định thì hiện nay trong Luật đấu thầu 2013 cũng như Nghị định 63/2014/NĐ-CP cũng như các quy định khác liên quan vẫn chưa có khái niệm cụ thể thế nào là tổ thẩm định, chỉ có các quy định về điều kiện cũng như tiêu chuẩn thành lập tổ thẩm định. Nội dung này sẽ được trình bày bên dưới:

2. Điều kiện để là thành viên của tổ chuyên gia và tổ thẩm định trong đấu thầu

a) Thứ nhất điều kiện là thành viên tổ chuyên gia:

Xem thêm: Trách nhiệm, nhiệm vụ của tổ chức thẩm định trong đấu thầu

Căn cứ vào Điều 116 Nghị định 63/2014 thì điều kiện trở thành thành viên tổ chuyên gia:

Cá nhân tham gia tổ chuyên gia phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu, trừ trường hợp đặc biệt cần có ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành thì không bắt buộc các chuyên gia này phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu;

Tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu, thành phần tổ chuyên gia bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính, pháp lý và các lĩnh vực có liên quan.

Cá nhân không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều 16 của Luật Đấu thầu là cá nhân tham gia trực tiếp vào việc lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất thuộc tổ chức đấu thầu chuyên nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị hoạt động tư vấn đấu thầu, ban quản lý dự án chuyên nghiệp phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu, khi tham gia tổ chuyên gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

– Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu;

– Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;

– Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của gói thầu;

– Có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu.

Xem thêm: Điều kiện tham gia, trách nhiệm, nhiệm vụ của tổ chuyên gia trong đấu thầu

b) Thứ nhất điều kiện là thành viên tổ thẩm định:

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 19/2015/TT-BKHDT thì việc để trở thành thành viên của tổ thẩm định phải đáp ứng các yêu cầu sau:

– Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

– Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;

– Có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến công việc được phân công; trường hợp đối với gói thầu được thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chỉ yêu cầu tối thiểu 01 năm;

– Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế;

– Không trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định;

– Có bản cam kết theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 19/2015/TT-BTNMT

Xem thêm: Điều kiện làm thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định thầu trong đấu thầu

– Cá nhân không được tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu của gói thầu mà cá nhân đó hoặc cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột của cá nhân đã tham gia lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

– Cá nhân không được tham gia thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật, kết quả lựa chọn nhà thầu của gói thầu mà cá nhân đó hoặc cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột của cá nhân đã tham gia đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

3. Quyền và nghĩa vụ của tổ chuyên gia và tổ thẩm định trong đấu thầu

a) Tổ chuyên gia:

– Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

– Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo đúng yêu cầu.

– Báo cáo bên mời thầu về kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và danh sách xếp hạng nhà thầu, nhà đầu tư.

– Bảo mật các tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

– Bảo lưu ý kiến của mình.

Xem thêm: Điều kiện đối với cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu

– Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

– Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

– Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

b) Tổ thẩm định:

– Hoạt động độc lập, tuân thủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan khi tiến hành thẩm định.

– Yêu cầu chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp đầy đủ các tài liệu liên quan.

– Bảo mật các tài liệu trong quá trình thẩm định.

– Trung thực, khách quan, công bằng trong quá trình thẩm định.

Xem thêm: Ghi tờ khai xác nhận chuyên gia nước ngoài vốn ODA

– Bảo lưu ý kiến và chịu trách nhiệm về báo cáo thẩm định.

– Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra.

– Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện các quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư đối với dự án, bên mời thầu đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung, cơ quan tranh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.

– Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này.

4. Điều kiện về chứng chỉ của tổ chuyên gia và tổ thẩm định?

Tóm tắt câu hỏi:

Hiện nay, công ty mình (Chủ đầu tư của 1 dự án) có một số gói thầu và muốn tự thực hiện, không thuê tư vấn đấu thầu. Mình có một số câu hỏi cụ thể như sau:

a) Việc lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ quan tâm và hồ sơ mời thầu chủ đầu tư giao cho phòng chuyên môn của Công ty (Ví dụ: Phòng quản lý dự án hoặc quản lý Kỹ thuật) có đúng không?

b) Tổ chuyên gia: Đánh giá hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển,…. Theo đó, tại Điều 116 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì các thành viên có bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề hay chỉ cần chứng chỉ đào tạo về đấu thầu?

Xem thêm: Cử nhân luật có được tham gia vào tổ chuyên gia trong đấu thầu hay không?

c) Tổ thẩm định thầu: Do chủ đầu tư lựa chọn, chỉ định và độc lập với 2 nhóm ở trên, có cần thêm điều kiện gì về Chứng chỉ hành nghề hay đào tạo về đấu thầu hay không?

Luật sư tư vấn:

a) Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Luật đấu thầu 2013 có quy định như sau:

Điều 74. Trách nhiệm của chủ đầu tư

Phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà thầu, bao gồm:

a) Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án;

b) Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, danh sách ngắn;

c) Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

d) Danh sách xếp hạng nhà thầu;

đ) Kết quả lựa chọn nhà thầu.

Như vậy bên chủ đầu tư hoàn toàn có quyền giao việc lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ quan tâm và hồ sơ mời thầu cho phòng chuyên môn của Công ty.

b) Điều 116 Nghị định 63/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 116. Tổ chuyên gia

Cá nhân tham gia tổ chuyên gia phải có chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu, trừ cá nhân quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

Tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của gói thầu, thành phần tổ chuyên gia bao gồm các chuyên gia về lĩnh vực kỹ thuật, tài chính, thương mại, hành chính, pháp lý và các lĩnh vực có liên quan.

Cá nhân không thuộc quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật đấu thầu, khi tham gia tổ chuyên gia phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu;

b) Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;

c) Am hiểu các nội dung cụ thể tương ứng của gói thầu;

d) Có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến nội dung kinh tế, kỹ thuật của gói thầu.

Trong trường hợp đặc biệt cần có ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành thì không bắt buộc các chuyên gia này phải có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu.

Như vậy các thành viên của tổ chuyên gia không bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề nhưng phải đáp ứng đủ các yêu cầu tại Khoản 3 Điều 116 Nghị định 63/2014/NĐ-CP nêu trên.

c) Đối với các thành viên tổ thẩm định cần đạt đủ các yêu cầu theo Khoản 1 Điều 4 Thông tư 19/2015/TT-BKHĐT:

Điều 4. Yêu cầu đối với thành viên tham gia tổ thẩm định

Thành viên tham gia tổ thẩm định phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

a) Có chứng chỉ đào tạo về đấu thầu, chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu;

b) Có trình độ chuyên môn liên quan đến gói thầu;

c) Có tối thiểu 03 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến công việc được phân công; trường hợp đối với gói thầu được thực hiện ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chỉ yêu cầu tối thiểu 01 năm;

d) Có trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu đối với gói thầu được tổ chức đấu thầu quốc tế;

đ) Không trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu theo quy định;

e) Có bản cam kết theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Related Posts

Luật Đấu thầu: 09 điểm nổi bật nhất

Đấu thầu là hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trường, có thể nói đấu thầu là một phương thức giao dịch đặc…

8 Điểm khác mới giữa Luật Đấu thầu năm 2013 và Luật Đấu thầu năm 2005

Một là, đa dạng hóa phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu theo phương pháp giá đánh giá thấp…

Điều kiện, quy trình thủ tục áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp

Mua sắm trực tiếp là một trong các chế định đặc biệt được quy định tại Luật đấu thầu 2013, sửa đổi bổ sung năm 2020. Giải…

Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng cần thống nhất những quy định nào?

>>Dịch vụ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư Những quy định trong 2 bộ Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu vận chưa có sự thống…

Áp dụng cấp doanh nghiệp trong đấu thầu

Áp dụng cấp doanh nghiệp trong đấu thầu. Quyết định phê duyệt gói thầu số 10 phần xây lắp có giá trị 02 tỷ, áp dụng cấp…

Cách xử lý các tình huống thường gặp trong đấu thầu mới nhất năm 2021

Xử lý tình huống là việc giải quyết trường hợp phát sinh trong đấu thầu chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật về…

Leave a Reply