Luật Đấu thầu và Luật Xây dựng cần thống nhất những quy định nào?

>>Dịch vụ điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư

Những quy định trong 2 bộ Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu vận chưa có sự thống nhất một cách rõ ràng mà còn trong tình trạng mập mờ và khó hiểu cho doanh nghiệp.

Cần có những tiêu chuẩn thống nhất và nhất quán nhằm hướng dẫn các đoanh nghiệp và nhà thầu tuân theo và tránh những rắc rối, hệ lụy sau này có thể xảy ra.

1. Vấn đề lựa chọn nhà thầu trong xây dựng.

Vấn đề này trong 2 luật được nêu ra không rõ ràng. Trong Luật Xây dựng tại điểm b mục 1, Điều 96 qui định chọn nhà thầu phải : “có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng phù hợp, có giá dự thầu hợp lý” trong khi điều kiện này lại không có trong Luật Đấu thầu mà quyết định lựa chọn nhà thầu lại dựa trên chi phí tức là chọn nhà thầu có chi phí thấp nhất.

Vế vấn đề chi phí thấp nhất được chọn là không có vần đề gì bàn cãi, tuy nhiên lựa chọn nhà thầu hợp lý thì như thế nào là hợp lý, có chuẩn mực hay tiêu chuẩn rõ ràng không? Và nếu có thì được quy định trong điều khoản nào và bộ luật nào?

Nếu như quá trình chọn nhà thầu xảy ra thì áp dụng bộ luật nào là đúng và chuẩn xác nhất với pháp luật Việt Nam?

Và ngoài ra còn những tiêu chí nào có thể xem xét đến khi lựa chọn một nha thầu có đầy đủ năng lực hay không?

2. Về vấn đề năng lực của tổ chức.

Viếc cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là một điều rất dễ dàng, tuy nhiên Luật Đấu thầu lại thiếu sót trong quá trình kiểm soát năng lực của các doanh nghiệp đấu thầu, cần có những quy định để có thể chọn lựa đúng năng lực của nhà thầu vào các công trình để có thể lựa chọn được một nhà thầu có năng lực và hợp lý nhất, đủ khả năng thực hiện công trình, tránh những công trình kéo dài do không đủ vốn hay yếu kém về chất lượng.

3. Các hình thức lựa chọn nhà thầu chưa được thống nhất.

Trong luật Đấu thầu có quy định rõ hình thức lựa chọn nhà thầu ở Mục 2 Điều 100 Luật Xây dựng là những nhà thầu được lựa chọn phải “độc lập về tổ chức”, tức là không đucợ liên quan đến đơn vị mời thầu hay những đơn vị tổ chức đấu thầu.

>>Thủ tục đầu tư vào Việt Nam

4. Thưởng phạt trong hợp đồng

Đối với nội dung thưởng phạt trong hợp đồng thì đã được quy định trong Luật Xây dựng tuy nhiên, Luật Đấu thầu lại không có quy định này.

Như vậy, nếu vó vấn đề xảy ra cần phạt thì chắc chắn sẽ khó giải quyết được do không biết áp dụng luật nào là đúng nhất vì vậy cần bổ sung điều khoản này vào trong Luật Đấu thầu để có thể dễ dàng trong việc răn đe và khuyến khích các nhà thầu.

Related Posts

Luật Đấu thầu: 09 điểm nổi bật nhất

Đấu thầu là hình thức cạnh tranh văn minh trong nền kinh tế thị trường, có thể nói đấu thầu là một phương thức giao dịch đặc…

8 Điểm khác mới giữa Luật Đấu thầu năm 2013 và Luật Đấu thầu năm 2005

Một là, đa dạng hóa phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu theo phương pháp giá đánh giá thấp…

Điều kiện, quy trình thủ tục áp dụng hình thức mua sắm trực tiếp

Mua sắm trực tiếp là một trong các chế định đặc biệt được quy định tại Luật đấu thầu 2013, sửa đổi bổ sung năm 2020. Giải…

Quy định về tổ chuyên gia và tổ thẩm định trong đấu thầu mới nhất

Trong quá trình thực hiện hoạt động đấu thầu, để tuyển chọn được nhà thầu đáp ứng được tất cả các quy định của bên mời thầu…

Áp dụng cấp doanh nghiệp trong đấu thầu

Áp dụng cấp doanh nghiệp trong đấu thầu. Quyết định phê duyệt gói thầu số 10 phần xây lắp có giá trị 02 tỷ, áp dụng cấp…

Cách xử lý các tình huống thường gặp trong đấu thầu mới nhất năm 2021

Xử lý tình huống là việc giải quyết trường hợp phát sinh trong đấu thầu chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật về…

Leave a Reply