[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] HAI CÂY PHONG

[ad_1]

IBAITAP: Nhà văn Ai-ma-top với tác phẩm “ Hai cây phong” đã nói lên tình yêu thương sâu sắc với quê hương đất nước và câu chuyện về thầy Đuy-sen người đã trồng ước mơ và hy vọng cho học trò của mình.

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM “HAI CÂY PHONG”

Văn bản “ Hai cây phong” là phần đầu tiên của truyện Người thầy đầu tiên, được nhà văn Ai-ma-top sáng tác năm 1957.

II. TÓM TẮT TÁC PHẨM “HAI CÂY PHONG”

Làng Ku-ku-rêu nằm trên ven chân núi, phía dưới là thung lũng Vàng. Phía trên ngôi làng, giữa một ngọn đồi, có hai cây phong to lớn, nó hùng vĩ như hai ngọn hải đăng trên núi, nó như biểu tượng của tiếng nói riêng và tâm hồn riêng của làng. Năm học cuối, bọn trẻ chạy ào lên phá tổ chim, leo lên thân hai cây phong cao vút để thấy những vùng đất chưa từng biết và những con sông chúng chưa từng được nghe. Ngày ấy, nhân vật “tôi” chỉ cảm nhận được sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong, những kí ức gắn liền được gọi là “Trường Đuy-sen”.

III. BỐ CỤC TÁC PHẨM “HAI CÂY PHONG”

Văn bản có thể chia làm 2 phần:

  • Phần 1 (từ đầu đến…gương thần xanh): Giới thiệu về hai cây phong và cảm nhận của nhân vật “tôi”.
  • Phần 2 (còn lại): Kí ức và sự gắn bó tuổi thơ về hai cây phong.

IV. HƯỚNG DẪN SOẠN TÁC PHẨM “HAI CÂY PHONG”

Câu 1: Căn cứ vào đại từ nhân xưng của người kể chuyện, hãy xác định hai mạch kể phân biệt lồng vào nhau trong Hai cây phong. Nhân vật người kể chuyện có vị trí thế nào với từng mạch kể ấy? Vì sao có thể nói mạch kể của người kể chuyện xưng “tôi” quan trọng hơn? (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 100)

Lời giải chi tiết:

– Căn cứ vào đại từ nhân xưng người kể chuyện ta phân biệt được hai mạch kể:

  • Từ đầu đến… mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh: mạch kể xưng “tôi”
  • Từ năm học cho đến…sau chân trời xanh biêng biếc: mạch kể xưng “chúng tôi”
  • Đoạn còn lại: mạch kể xưng “tôi”.

Mạch kể đầu tiên xưng “tôi” đây là sự dẫn dắt câu chuyện được tác giả ủy thác, mọi cảm nhận quan sát đều do nhân vật “tôi”. Mạch kể “chúng tôi” là nhân dang cả bọn để kể. Có thể nói rằng mạch kể “tôi” quan trọng hơn vì đó là mạch kể lại, còn mạch kể “chúng tôi” chỉ là mạch kể trữ tình.

Câu 2: Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, cái gì thu hút người kể chuyện cùng bọn trẻ và làm cho chúng ngây ngất? Tại sao có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa? (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 100)

Lời giải chi tiết:

– Có hai đoạn trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi” kể về kỉ niệm. Kỉ niệm ấy luôn gắn liền với cây phong cao lớn trên đồi của làng Ku-ku-rêu:

  • Đoạn đầu: “Vào năm học cuối cùng trước khi bắt đầu nghỉ hè, bọn con trai đi chân đất, công kênh nhau trèo lên cây phá tổ chim, làm chấn động cả vương quốc loài chim” những kỉ niệm của bọn trẻ trước kì nghỉ hè.
  • Đoạn thứ hai “thế giới đẹp đẽ vô ngần của không gian bao la và ánh sáng” những điều mới mẻ, những chân trời mà chúng chưa từng biết. Chính những điều mới lạ đó đã làm bọn trẻ bị thu hút.

– Có thể nói người kể chuyện đã miêu tả hai cây phong và quang cảnh nơi đây bằng ngòi bút đậm chất hội họa là bởi:

  • Hình ảnh hai cây phong qua nét vẽ phác tài hoa của tác giả: “khổng lồ”, “cao ngang tầm chim bay”, “nghiêng ngả như muốn chào mời” và còn cả “hàng đàn chim chao đi chao lại”.
  • Quang cảnh làng quê Ku-ku-rêu hiện ra: “chân trời xa thẳm”, “thảo nguyên hoang vu”, “dòng sông lấp lánh”, “làn sương mờ đục” màu sắc quyến rũ “nơi xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên”, “chân trời xa thẳm biêng biếc”, “làn sương mờ đục”,  “những dòng sông lấp lánh… như những sợi chỉ bạc”.

Câu 3: Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng “tôi”, nguyên nhân nào khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện? Tại sao có thể nói trong mạch kể xen lẫn tả này, hai cây phong được miêu tả hết sức sống động, như hai con người và không chỉ thông qua sự quan sát của người họa sĩ. (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 101)

Lời giải chi tiết:

– Trong mạch kể chuyện của người kể chuyện xưng “tôi”, nguyên nhân khiến hai cây phong chiếm vị trí trung tâm và gây xúc động sâu sắc cho người kể chuyện là:

  • Hình ảnh hai cây phong gắn liền với những kỉ niệm học trò “tuổi trẻ của tôi đã để lại nơi ấy… như mảnh vỡ của chiếc gương thần xanh…”
  • Đặc biệt nó còn là nhân chứng cảm động về tình thần trò giữa cô bé An-tư-nai và thầy Đuy-sen.

– Sự kết hợp tài tình giữa ngòi bút họa sĩ và thi sĩ đã tạo ra nét đẹp, sức cuốn hút diệu kỳ đối với hình ảnh hai cây phong.

  • Phác họa hình ảnh hai cây phong: sinh động khác thường, nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá…

– Hai cây phong như thể hai con người, có tiếng nói riêng và có tâm hồn riêng.

  • Trí tưởng tượng phong phú đã giúp người kể nghe được tiếng nói các cung bậc cảm xúc khác nhau cũng như các sắc thái khác nhau của hai cây phong.
  • Tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa để làm sống động thế giới của hai cây phong.

⟹ Hai cây phong đã được tác giả miêu tả sống động, có hồn gây xúc động và tạo dư vị cho người đọc.

Câu 4: Tùy chọn trong bài một đoạn khoảng mười dòng liên quan đến hai cây phong để học thuộc lòng. (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 101)

Lời giải chi tiết:

Tùy chọn. Có thể tham khảo một trong hai đoạn sau đây:

  • Trong lòng tôi… ngọn lửa bốc cháy rừng rực.
  • Vào năm học cuối cùng… không gian bao la và ánh sáng.

[ad_2]

Related Posts

✅ VĂN HÓA HÀN QUỐC ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post Văn hóa Hàn Quốc cũng như văn hóa Việt Nam và các nước phương Đông khác, rất đa dạng. Không thể…

✅ CÁC NGÔN NGỮ PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Bạn có biết ngôn ngữ nào phổ biến nhất thế giới? Đa số mọi người đều nghĩ là tiếng Anh. Nhưng cùng xem có đúng là như vậy…

✅ TRIẾT LÝ VỀ TIỀN BẠC ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM “HAI CÂY PHONG”II. TÓM TẮT TÁC PHẨM “HAI CÂY PHONG”III. BỐ CỤC TÁC PHẨM…

✅ KỸ NĂNG HỌC TẬP HIỆU QUẢ ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM “HAI CÂY PHONG”II. TÓM TẮT TÁC PHẨM “HAI CÂY PHONG”III. BỐ CỤC TÁC PHẨM “HAI CÂY PHONG”IV. HƯỚNG DẪN…

✅ GIA SƯ DẠY TRANG ĐIỂM TẠI NHÀ ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM “HAI CÂY PHONG”II. TÓM TẮT TÁC PHẨM “HAI CÂY PHONG”III. BỐ CỤC TÁC PHẨM…

✅ CÔNG THỨC MÔN SINH ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM “HAI CÂY PHONG”II. TÓM TẮT TÁC PHẨM “HAI CÂY PHONG”III. BỐ CỤC TÁC PHẨM “HAI CÂY PHONG”IV. HƯỚNG DẪN…

Leave a Reply