[SOẠN BÀI] KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

[ad_1]

IBAITAP: Khái quát những tác phẩm văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8-1945. Dựa vào các kiến thức đã học trả lời các câu hỏi trong bài.

Câu 1: (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 91)

a. Anh (chị) hiểu thế nào về khái niệm “hiện đại hóa” được dùng trong bài học? Những nhân tố nào đã tạo điều kiện cho nền văn học từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945 đổi mới theo hướng hiện đại hóa? Quá trình hiện đại hóa đó diễn ra như thế nào?

b. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám có sự phân hóa phức tạp như thế nào? Những điểm khác nhau giữa hai bộ phận văn học công khai và không công khai?

c. Văn học Việt Nam  từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám phát triển với nhịp độ hết sức nhanh chóng. Hãy giải thích nguyên nhân của nhịp độ phát triển ấy?

Lời giải chi tiết:

a. Hiện đại hóa là quá trình làm cho văn học thoát khỏi hệ thống thi pháp văn học trung đại và đổi mới theo hình thức văn học của phương Tây.

– Các nhân tố tạo điều kiện cho hiện đại hóa văn học là:

  • Xã hội thực dân nửa phong kiến và cơ cấu xã hội có những biến đổi sâu sắc đã làm xuất hiện những giai cấp và tầng lớp mới.
  • Ảnh hưởng từ văn hóa của phương Tây.
  • Báo chí và ngành sản xuất phát triển dần thay thế chữ Hán, Nôm đã điều kiện nền văn học Việt Nam hình thành và phát triển.

– Quá trình hiện đại hóa của văn học thời kì này diễn ra như sau:

  • Giai đoạn 1 ( từ đầu TK XX đến năm 1920)
  • Giai đoạn 2 ( 1920 – 1930)
  • Giai đoạn 3 (1930- 1945)

⇒ Văn học giai đoạn đầu còn chịu nhiều ràng buộc của cái cũ, tạo nên tính chất giao thời trong văn học.

b. Sự phân hóa phức tạp của văn học Việt Nam:

  • Văn học từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945 chia thành hai bộ phận: công khai và không công khai.
  • Do đặc điểm của nước thuộc địa và chịu sự ảnh hưởng cùng chi phối của quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Văn học công khai chia nhỏ thành văn học lãng mạn và văn học hiện thực. 
  • Văn học không công khai thì có văn thơ cách mạng của chiến sĩ và những người tù yêu nước.

c, Nguyên nhân của tốc độ phát triển ấy là:

  • Do sự thúc bách của yêu cầu thời đại.
  • Sự chủ quan của nền văn học (nguyên nhân chính).
  • Cái tôi thức tỉnh và trỗi dậy mạnh mẽ.
  • Nhu cầu thưởng thức văn chương đã trở thành hàng hóa.

Câu 2: (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 91)

a. Những truyền thống tư tưởng lớn nhất, sâu sắc nhất của văn học Việt Nam là gì? Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám có đóng góp gì cho truyền thống ấy?

b. Những thể loại văn học nào mới xuất hiện trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám? Sự cách tân, hiện đại hóa các thể loại tiểu thuyết và thơ diễn ra như thế nào?

Lời giải chi tiết:

a. Truyền thống tư tưởng lớn nhất và sâu sắc nhất của văn học Việt Nam là: chủ nghĩa yêu nước và nhân đạo.

– Văn học giai đoạn đầu thế kỷ XX tới Cách mạng tháng Tám có đóng góp cho truyền thống ấy là:

  • Quan tâm và phản ánh mọi giai cấp, tầng lớp kể cả người dân lầm than.
  • Tố cáo và thể hiện khát vọng mãnh liệt của cá nhân về vẻ đẹp hình thức cũng như vẻ đẹp phẩm giá.

b. Các thể loại văn học mới xuất hiện từ đầu thế kỷ XX tới Cách mạng tháng Tám là: phóng sự và lý luận phê bình văn học.

  • Tiểu thuyết cách tân xóa bỏ đi sự vay mượn về đề tài cũng như cốt truyện của văn học Trung Quốc, kết cấu chương hồi, cốt truyện li kì. 
  • Tiểu thuyết hiện đại trọng tính cách nhân vật và di sâu hơn vào thế giới nội tâm.
  • Lối kể linh hoạt cùng kết thúc có hậu và gần với đời sống con người.

– Thơ đã xóa bỏ đi tính quy phạm và ước lệ trong thơ cũ:

  • Cái tôi của thơ mới được giải phóng và giàu cảm xúc.
  • Nhìn được thế giới bằng đôi mắt háo hức và tích cực hơn.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Vì sao có thể gọi văn học Việt Nam từ năm 1900 đến năm 1930 được gọi là giai đoạn văn học giao thời? (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 91)

Lời giải chi tiết:

Văn học từ năm 1900 đến năm 1930 được gọi là văn học giao thời vì:

  • Có sự tồn tại song song của hai nền văn học và hai lực lượng sáng tác.
  • Sự đổi mới còn gặp nhiều rào cản và sự níu kéo của những cái cũ.
  • Ở giai đoạn này văn học cũ suy tàn nhưng nó vẫn chiếm vị trí đáng kể trong nền văn học của dân tộc.
  • Có sự giao thời giữa giá trị văn học của văn học truyền thống và hiện đại.

[ad_2]

Related Posts

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsCâu 1: (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 91)Câu 2: (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 91)LUYỆN TẬPCâu hỏi:…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply