[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] ĐẤT NƯỚC (NGUYỄN KHOA ĐIỀM)

[ad_1]

IBAITAP: Bài thơ sẽ cho ta có thêm một cách nhìn mới mẻ về đất nước. Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc được tác giả sử dụng trong bài là gì? Cùng ibaitap đến với bài học “Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm” hôm nay để cùng tìm hiểu nhé.

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ ĐẤT NƯỚC

Được trích từ chương V của trường ca Mặt đường khát vọng, đoạn trích là một trong những đoạn thơ hay về đề tài đất nước trong thơ Việt Nam hiện đại.

II. TÓM TẮT BÀI THƠ ĐẤT NƯỚC

Đoạn trích nói lên cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều phương diện như: lịch sử, văn hóa và địa lý.

III. BỐ CỤC BÀI THƠ ĐẤT NƯỚC

Bài thơ có bố cục 3 phần như sau:

  • Phần 1 (Từ đầu cho đến “Đất Nước có từ ngày đó”): Đất nước có từ khi nào?
  • Phần 2 (Tiếp theo cho đến “Làm nên Đất Nước muôn đời”): Thế nào là đất nước
  • Phần 3 (Còn lại): Đất nước là của ai và đất nước do ai làm nên?

IV. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI THƠ ĐẤT NƯỚC

Câu 1: Đoạn thơ trình bày sự cảm nhận và lý giải của tác giả về đất nước. Hãy chia bố cục, gọi tên nội dung trữ tình của từng phần, tìm hiểu trình tự triển khai mạch suy nghĩ và cảm xúc của tác giả trong đoạn văn trên. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 122)

Lời giải chi tiết:

Bài thơ có bố cục 3 phần như sau:

  • Phần 1 (Từ đầu cho đến “Đất Nước có từ ngày đó”): Đất nước có từ khi nào?
  • Phần 2 (Tiếp theo cho đến “Làm nên Đất Nước muôn đời”): Thế nào là đất nước
  • Phần 3 (Còn lại): Đất nước là của ai và đất nước do ai làm nên?

=> Các phần được liên kết chặt chẽ với nhau trên cơ sở lần lượt bày tỏ những nhận thức và chiêm nghiệm trên nhiều bình diện để lý giải về đất nước. 

Câu 2: Cảm nhận của nhà thơ về đất nước trong phần đầu đoạn trích dựa trên những phương diện nào? Cảm nhận đó có gì khác so với các bài thơ cùng viết về đề tài này? (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 122)

Lời giải chi tiết:

Tác giả cảm nhận về đất nước trong phần đầu của đoạn trích dựa trên những phương diện sau:

– Chiều dài của lịch sử (quá khứ, hiện tại và tương lai):

  • Từ truyền thuyết Lạc Long Quân, Âu Cơ.
  • Tác giả đã nhấn mạnh những kiếp người giản dị và bình tâm nhưng lại làm nên đất nước.
  • Họ đều là những người bảo vệ cho đất nước.
  • Họ góp phần to lớn vào thế giới tinh thần và thế giới vật chất của đất nước.

– Chiều rộng của không gian cùng địa lý:

  • Đất nước không chỉ bó hẹp gia đình mà nó trải dài theo chiều dài của đất nước. 
  • Đất nước là nguồn cội là không gian gần gũi và gắn bó với đời sống của mỗi con người.
  • Nhập hai từ “đất” – “nước” phù hợp với diễn tả tình ý trong mỗi câu thơ.
  • Đất nước là nơi sinh tồn của biết bao thế hệ.

– Bề dày truyền thống cùng phong tục, văn hóa, tâm hồn. 

  • Vẫn giữ phong tục ăn trầu đây là nét đẹp trong đời sống tinh thần và tình cảm son sắc của người Việt Nam.
  • Truyền thống đấu tranh kiên cường chống giặc ngoại xâm.
  • Đất nước gắn liền với những truyền thống đạo lý.

⇒ Các phương diện đều thống nhất và bổ sung cho nhau.

Câu 3: Trong phần sau của đoạn trích (từ “Những người vợ nhớ chồng” đến hết) tác giả đã làm nổi bật tư tưởng “Đất nước của nhân dân”. Tư tưởng ấy đã đưa đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lý, lịch sử, văn hoá của đất nước ta như thế nào? Tư tưởng ấy nổi bật trong đoạn thơ này và trong nhiều bài thơ thời chống Mỹ. Vì sao? (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 122)

Lời giải chi tiết:

Tác giả đã có những nhìn nhận mới mẻ về đất nước và những danh lam thắng cảnh như sau:

  • Dẫn dắt cảm xúc về đất nước, lặp lại nhiều từ “góp” để diễn tả những cảm nhận độc đáo với thiên nhiên.
  • Từ hình dáng cho đến tâm hồn và lối sống của nhân dân đều đã hòa vào hình bóng của đất nước.
  • Biểu hiện của đất nước là khai thác từ chiều sâu văn hóa của dân tộc và từ những điều bình dị của nhân dân.
  • Tất cả chúng là những cảm nhận, chiêm nghiệm và là sự quan sát tinh tế của tác giả.
  • Tác giả đã nâng tầm những suy ngẫm ấy trở thành tư tưởng của “đất nước”.

– Những tư tưởng ấy mới mẻ và nổi bật trong thơ chống Mỹ vì:

  • Tác giả đã khai thác sâu về lịch sử cũng như văn hóa, truyền thống và địa lý. 
  • Những phát hiện mới về quan niệm Đất Nước đều rất thu hút tình cảm của người nghe.

Câu 4: Hãy nêu những ví dụ cụ thể và nhận xét về cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả (tục ngữ, ca dao, truyền thuyết, phong tục…). Từ đó tìm hiểu những đóng góp riêng của tác giả về nghệ thuật diễn đạt. Vì sao nói, chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn thơ này gây ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ? (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 122)

Lời giải chi tiết:

– Tác giả đã sử dụng rất sáng tạo cái yếu tố dân gian:

  • Lấy lại từng phần của câu ca dao như: con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
  • Dạy anh biết rằng “yêu em từ thuở trong nôi”.

⇒ Việc sử dụng các ý, hình ảnh, ca dao, truyền thuyết đã tạo nên hình tượng mới, vừa gần gũi lại vừa mới mẻ.

[ad_2]

Related Posts

✅ CÁC VẤN ĐỀ TRONG TRƯỜNG HỌC HIỆN NAY

[ad_1] Đánh giá bài viết post 🏘️ Cùng với sự phát triển của kinh tế, những vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng nhiều. Trong đó,…

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ ĐẤT NƯỚCII. TÓM TẮT BÀI THƠ ĐẤT NƯỚCIII. BỐ CỤC BÀI THƠ ĐẤT NƯỚCIV. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI THƠ…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI THƠ ĐẤT NƯỚCII. TÓM TẮT BÀI THƠ ĐẤT NƯỚCIII. BỐ CỤC BÀI THƠ ĐẤT NƯỚCIV….

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply