[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] BỐ CỦA XI-MÔNG

[ad_1]

IBAITAP: Cùng ibaitap đến với bài học “Bố của Xi-Mông” hôm nay để tìm hiểu diễn biến tâm trạng của các nhân vật dưới ngòi bút của nhà văn và rút ra bài học về lòng thương yêu của con người.

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM BỐ CỦA XI-MÔNG

Được trích từ một phần của truyện ngắn Bố của Xi-mông lấy từ Tuyển tập truyện ngắn Pháp, thế kỉ XIX, bản dịch của Lê Hồng Sâm, NXB Đại học và chủ ngữ, Hà Nội, năm 1986.

II. TÓM TẮT TÁC PHẨM BỐ CỦA XI-MÔNG

Cậu bé Xi-mông không có bố, nên lần đầu tiên đi học em bị bạn bè trêu chọc và chế giễu. Em phản kháng đánh lại chúng và đau khổ tuyệt vọng đến mức cuối muốn chạy ra bờ sông để tự tử. Ở đây em đã gặp được bác Phi- líp, bác đã đưa em trở về nhà và nhận lời làm bố của em. Khi trở lại trường học em vẫn bị trêu chọc nhưng em rất tự tin vì đã có bố Phi-líp.

III. BỐ CỤC TÁC PHẨM BỐ CỦA XI-MÔNG

Tác phẩm có thể chia thành 4 phần như sau:

  • Phần 1 (Từ đầu cho đến em chỉ khóc hoài): Nỗi tuyệt vọng của cậu bé Xi-mông.
  • Phần 2 (Tiếp theo cho đến một ông bố): Xi-mông gặp được bác Phi-líp và được bác an ủi. 
  • Phần 3 (Tiếp theo cho đến bỏ đi rất nhanh): Bác Phi-líp đưa Xi-mông trở về nhà với mẹ và nhận làm bố của em.
  • Phần 4 (Đoạn còn lại): Xi- mông quay lại trường học và khoe với các bạn em đã có ông bố là Phi-líp. 

V. HƯỚNG DẪN SOẠN TÁC PHẨM BỐ CỦA XI-MÔNG

Câu 1: Hãy xác định từng phần nếu chia bài văn trên thành bốn phần căn cứ vào diễn biến của truyện: nỗi tuyệt vọng của Xi-mông; Phi-líp gặp Xi-mông và nói sẽ cho em một ông bố; Phi-líp đưa Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em; Xi-mông đến trường nói với các bạn là có bố và tên bố em là Phi-líp. (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 143)

Lời giải chi tiết:  

Văn bản có thể chia thành 4 phần như sau:

  • Phần 1 (Từ đầu cho đến em chỉ khóc hoài): Nỗi tuyệt vọng của cậu bé Xi-mông.
  • Phần 2 (Tiếp theo cho đến một ông bố): Xi-mông gặp được bác Phi-líp và được bác an ủi. 
  • Phần 3 (Tiếp theo cho đến bỏ đi rất nhanh): Bác Phi-líp đưa Xi-mông trở về nhà với mẹ và nhận làm bố của em.
  • Phần 4 (Đoạn còn lại): Xi- mông quay lại trường học và khoe với các bạn em đã có ông bố là Phi-líp.

Câu 2: Xi-mông đau đớn vì sao? Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc họa như thế nào qua những ý nghĩ, sự bộc lộ tâm trạng và cách nói năng của em trong bài văn. (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 143)

Lời giải chi tiết: 

– Xi-mông đau đớn vì bị bạn bè trêu chọc, chế giễu vì em không có bố.

– Nỗi đau đớn ấy được nhà văn khắc họa: Bị bạn bè trêu chọc đến mức muốn tự tử, cảnh vật bên bờ sông đã khiến em nguôi ngoai phần nào nhưng vẫn vô cùng đau khổ.

  • Em đã khóc rất nhiều.
  • Em nghĩ đến mẹ, nhớ nhà, em khổ tâm và khóc.
  • Nỗi khổ ấy thể hiện ở giọng nghẹn ngào cùng đôi mắt đẫm lệ khi em trả lời bác Phi-líp, giọng nói ngắt quãng xen lẫn với tiếng nấc buồn tủi.

Câu 3: Qua hình ảnh ngôi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối với khách và nỗi lòng của chị khi nghe con nói, chứng minh chị Blăng-sốt chẳng qua vì lầm lỡ mà sinh ra Xi-mông, chứ căn bản chị là người tốt. (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 143)

Lời giải chi tiết: 

– Blăng-sốt là cô gái một thời lầm lỡ nên đã khiến Xi-mông không có bố.

– Chị Blăng-sốt vẫn là người phụ nữ đức hạnh và đứng đắn đồng thời là “một trong những cô gái đẹp nhất vùng”.

– Bản chất của chị đã được thể hiện qua hình ảnh ngôi nhà “quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ” cùng thái độ sống đứng đắn và nghiêm túc.

– Chị một mình nuôi dạy Xi-mông trở thành một đứa trẻ ngoan ngoãn.

– Bản chất của Blăng-sốt đã được thể hiện qua cách chị đối xử với khách: “Đứng nghiêm nghị trước cửa nhà, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa của ngôi nhà”.

– Khi nghe Xi-mông nói rằng bị đánh và chế giễu vì không có bố “đôi má thiếu phụ đỏ bừng và, tê tái đến tận xương tủy… nước mắt lã chã tuôn rơi”.

⇒ Chị Blăng-sốt là một người phụ nữ đứng đắn, giàu đức hi sinh, lòng tự trọng và lòng thương con.

Câu 4: Nêu lên diễn biến tâm trạng của Phi-líp qua các giai đoạn: khi gặp Xi-mông; trên đường đưa Xi-mông về nhà; khi gặp chị Blăng-sốt; lúc đối đáp với Xi-mông. (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 143)

Lời giải chi tiết: 

– Khi gặp Xi-mông: thấy được sự đau khổ của em, bác Phi-líp thương và an ủi em.

– Trên đường đưa Xi-mông về nhà: bác Phi-líp nghĩ mẹ em bé có thể lầm lỡ thêm lần nữa. 

– Khi gặp chị Blăng-sốt: bác Phi-líp lúng túng, bối rối trước sự nghiêm nghị của chị, nhưng cũng cảm phục và thấu hiểu cho hoàn cảnh của Blăng-sốt.

– Lúc đối đáp với Xi- mông: bác Phi-líp thương và muốn nhận Xi-mông làm con, bác thương trước sự hồn nhiên, ngây thơ của Xi-mông

⇒  Diễn biến tâm trạng của bác Phi-líp đầy phức tạp và bất ngờ.

[ad_2]

Related Posts

✅ CÔNG THỨC MÔN SINH ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM BỐ CỦA XI-MÔNGII. TÓM TẮT TÁC PHẨM BỐ CỦA XI-MÔNGIII. BỐ CỤC TÁC PHẨM BỐ CỦA XI-MÔNGV. HƯỚNG DẪN…

✅ UỐNG BAO NHIÊU CHAI BIA THÌ BỊ PHẠT ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM BỐ CỦA XI-MÔNGII. TÓM TẮT TÁC PHẨM BỐ CỦA XI-MÔNGIII. BỐ CỤC TÁC PHẨM BỐ CỦA XI-MÔNGV. HƯỚNG DẪN…

✅ CÔNG THỨC TOÁN TIỂU HỌC ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] 4.4/5 – (32 bình chọn) ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM BỐ CỦA XI-MÔNGII. TÓM TẮT TÁC PHẨM BỐ CỦA XI-MÔNGIII. BỐ CỤC TÁC PHẨM…

✅ NHỮNG ĐỊA DANH NỔI TIẾNG Ở VIỆT NAM ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM BỐ CỦA XI-MÔNGII. TÓM TẮT TÁC PHẨM BỐ CỦA XI-MÔNGIII. BỐ CỤC TÁC PHẨM BỐ CỦA XI-MÔNGV. HƯỚNG DẪN…

✅ CÔNG THỨC TOÁN TIỂU HỌC ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] 4.3/5 – (26 bình chọn) ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM BỐ CỦA XI-MÔNGII. TÓM TẮT TÁC PHẨM BỐ CỦA XI-MÔNGIII. BỐ CỤC TÁC PHẨM…

✅ DẠY ONLINE LÀ GÌ ? ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM BỐ CỦA XI-MÔNGII. TÓM TẮT TÁC PHẨM BỐ CỦA XI-MÔNGIII. BỐ CỤC TÁC PHẨM…

Leave a Reply