[Soạn bài]: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

[ad_1]

Ibaitap: Ngôn ngữ là tài sản chung của cả xã hội còn lời nói là sản phẩm riêng của cá nhân, qua bài soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân cùng Ibaitap tìm hiểu và luyện tập các kiến thức cơ bản của bài học.

Câu 1: Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi in đậm đã được tác giả sử dụng với nghĩa thế nào? (SGK Ngữ văn 11, tập 1 –  trang 13)

Lời giải tham khảo:

Trong bài “Khóc Dương Khuê” nhà thơ Nguyễn Khuyến viết:

Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta. (Nguyễn Khuyến, Khóc dương Khuê)

– Chữ “thôi” theo nghĩa gốc: chấm dứt hay kết thúc một hoạt động nào đó (thôi học, thôi việc, thôi làm, …).

– Trong câu thơ của nhà thơ Nguyễn Khuyến, từ thôi thứ hai được sử dụng với ý nghĩa là chấm dứt, kết thúc cuộc đời, cuộc sống. Cách dùng này là sự sáng tạo nghĩa mới cho từ “thôi”, nó thể hiện rõ dấu ấn lời nói cá nhân của riêng tác giả Nguyễn Khuyến.

⇒  Có ý nghĩa làm giảm bớt đi sự xót xa, đau lòng khi người bạn tri kỷ đã mất.

Câu 2: Nhận xét về cách sắp xếp từ ngữ trong hai câu thơ sau. Cách sắp đặt như thế tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào? (SGK Ngữ văn 11, tập 1 –  trang 13)

Lời giải tham khảo:

Về cách sắp xếp từ ngữ trong hai câu thơ:

Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. (Hồ Xuân Hương -Tự tình)

– Các cụm danh từ “rêu từng đám” và “đá mấy hòn” đều được đảo danh từ trung tâm lên trước tổ hợp định từ + danh từ chỉ loại.

– Cả hai câu đều có hình thức đảo trật tự cú pháp: bộ phận vị ngữ (động từ + bổ ngữ: xiên ngang – mặt đất, đâm toạc – chân mây) được sắp xếp lên trước bộ phận chủ ngữ (rêu từng đám, đá mấy hòn).

– Hai câu thơ đều sử dụng các động từ mạnh: xiên, đâm toạc,..

⇒ Sự sắp xếp của nhà thơ Hồ Xuân Hương khiến cho bức tranh thiên nhiên được miêu tả qua hai câu thơ hiện lên đầy sắc sảo, cá tính. Vừa tạo nên âm hưởng, vừa tô đậm các hình tượng thơ đồng thời cũng làm nổi bật tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

Câu 3: Tìm thêm những ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân. (SGK Ngữ văn 11, tập 1 –  trang 13)

Lời giải tham khảo:

Ví dụ: 

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về (Sang thu – Hữu Thỉnh)

⇒ Từ láy tượng hình “chùng chình” được tác giả Hữu Thỉnh sử dụng tinh tế, giúp gợi tả trạng thái ung dung, chậm rãi của sương và cũng là trạng thái chuyển giao của mùa hạ sang mùa thu.

⇒ Các nhà thơ, nhà văn qua kho tàng ngôn ngữ chung của cộng đồng, bằng những cách  kết hợp các từ ngữ khác nhau cùng những sự liên tưởng độc đáo đã tạo nên những lời nói, câu văn câu thơ mang dấu ấn riêng của phong cách cá nhân.

[ad_2]

Related Posts

✅ SO SÁNH GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

[ad_1] ContentsCâu 1: Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi in đậm đã được tác giả sử dụng với nghĩa thế nào? (SGK Ngữ văn 11,…

✅ GIỚI TRẺ VÀ MẠNG XÃ HỘI

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsCâu 1: Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi in đậm đã được tác giả sử dụng với nghĩa thế…

✅ DẠY KHIÊU VŨ TẠI NHÀ

[ad_1] Đánh giá bài viết post 💃 Trung tâm gia sư Tâm Tài Đức chuyên cung cấp dịch vụ gia sư dạy khiêu vũ tại nhà các…

✅ PHỤ NỮ XƯA VÀ NAY

[ad_1] ContentsCâu 1: Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi in đậm đã được tác giả sử dụng với nghĩa thế nào? (SGK Ngữ văn 11,…

✅ HỌC SINH NGÀY XƯA VÀ NGÀY NAY

[ad_1] ContentsCâu 1: Trong hai câu thơ dưới đây, từ thôi in đậm đã được tác giả sử dụng với nghĩa thế nào? (SGK Ngữ văn 11,…

✅ CÁC VẤN ĐỀ TRONG TRƯỜNG HỌC HIỆN NAY

[ad_1] Đánh giá bài viết post 🏘️ Cùng với sự phát triển của kinh tế, những vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng nhiều. Trong đó,…

Leave a Reply