[SOẠN BÀI] THỰC HÀNH PHÉP TU TỪ ẨN DỤ VÀ HOÁN DỤ

[ad_1]

I. ẨN DỤ

Câu 1. Đọc những câu ca dao sau và trả lời câu hỏi: (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 135)

a. Anh (chị) có nhận thấy trong câu câu dao trên những từ thuyền, bến, cây đa, con đò,.. không chỉ là thuyền, bến ,… mà con mang nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác không? Nội dung ý nghĩa ấy là gì?

b. Thuyền bến (câu 1) và cây đã, bến cũ, con đò (câu 2) có gì khác nhau? Làm thế nào để hiểu được nội dung hàm ẩn trong hai câu đó?

Lời giải chi tiết: 

a. Những hình ảnh thuyền, bến.. không chỉ là thuyền, bến.. mà nó còn tượng trưng cho hình ảnh người ra đi và người ở lại vì vậy:

  • Câu 1 đã trở thành lời thề ước, lời hứa hẹn và nhắn nhủ về sự thủy chung.
  • Câu 2 đã trở thành lời than tiếc vì thề xa lỗi hẹn.

b. Thuyền bến (câu 1) và cây đa, bến cũ, con đò (câu 2) có sự khác nhau về nội dung ý nghĩa hiện thực.

– Chúng đều mang những sự liên tưởng giống nhau đều để chỉ người đi- kẻ ở. Thực tế các sự vật thuyền – bến – cây đa, bến cũ – con đò đều là những sự vật được gắn liền với nhau, vì vậy mà chúng thường được dùng để chỉ tình cảm gắn bó keo sơn của con người. Hình ảnh bến – cây đa – bến cũ đều là những hình ảnh mang nghĩa thực chỉ sự ổn định nên nó giúp ta liên tưởng đến hình ảnh người phụ nữ, tới sự chờ đợi, nhung nhớ và thủy chung. Hình ảnh thuyền – con đò là những hình ảnh di chuyển không cố định nên thường được hiểu là người con trai và được hiểu cho sự ra đi. Nắm được quy luật này ta mới hiểu đúng được ý nghĩa của các câu ca dao trên.

– Để có thể hiểu được đúng nội dung hàm ẩn của hai câu ca dao trên ta cần phải hiểu so sánh ngầm để tìm ra những điểm tương đồng giữa con người và các sự vật.

Câu 2. Tìm và phân tích phép ẩn dụ trong những đoạn trích (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 135, 136)

Lời giải chi tiết: 

1. Hình ảnh ẩn dụ là hình ảnh lửu lựu. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ để miêu tả sự rực rỡ của cây lựu cũng như nói lên sức sống mãnh liệt của cảnh ngày hè.

2. Biện pháp ẩn dụ là: “thứ văn nghệ ngòn ngọt, sự phè phỡn thỏa thuê, cay đắng chất độc của bệnh tật, tình cảm gầy gò, cá nhân co rúm.” Ý nói rằng thứ văn nghệ mơ mộng, trốn tránh thực tế, không phản ánh đúng bản chất của hiện thực, đó là sự thể hiện tình cảm nghèo nàn, thiếu sáng tạo của những tác giả chỉ đi theo lỗi mòn mà không dám thay đổi.

3. Hình ảnh ẩn dụ là “giọt” đây là âm thanh của tiếng chim ý nói rằng về sức sống của màu xuân.

4. Hình ảnh ẩn dụ là “thác” và” chiếc thuyền ta” ý chỉ những cản trở, khó khăn trên con đường cách mạng. Ý cả câu muốn nói rằng dẫu con đường cách mạng có gian khổ khó khăn nhưng sự nghiệp cách mạng vẫn sẽ luôn vững tiến.

5. Hình ảnh ẩn dụ là “phù du” và “phù sa”. 

  • Phù du ý chỉ cuộc sống tạm bợ, trôi nổi và không có ích.
  • Phù sa diễn đạt chặng đường thơ sau cách mạng.

Câu 3. Quan sát một vật gần gũi quen thuộc, liên tưởng đến một vật khác có điểm giống với vật đó và dùng câu văn có phép ẩn dụ. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 136)

Lời giải chi tiết: 

– Cuộc đời của mỗi con người đều như những dòng sông cứ chảy mãi, chảy mãi, chảy vào hư vô.

–  Những giọt nắng nhẹ nhàng len lỏi xuống những phiến lá non sau trận bão hôm qua.

II. HOÁN DỤ

Câu 1. Đọc và trả lời các câu hỏi. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 136,137)

a. Dùng những cụm từ đầu xanh, má hồng, nhà thơ Nguyễn Du muốn nói điều gì và ám chỉ nhân vật nào trong Truyện Kiều? Cũng như vậy, dùng những cụm từ áo nâu, áo xanh, Tố Hữu muốn chỉ lớp người nào trong xã hội.

b. Làm thế nào để hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng đó?

Lời giải chi tiết: 

a. Những cụm từ như ”đầu xanh, má hồng” muốn ám chỉ đến những người trẻ tuổi, những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đó chính là cách nói thay thế cho nhân vật Kiều.

– Từ “áo nâu” là hình ảnh đại diện cho những người dân lao động còn “áo xanh” là hình ảnh những người công nhân ở thành thị. 

b. Để có thể hiểu được đúng đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi cần dựa vào quan hệ tương cận giữa sự vật và hiện tượng. Quan hệ tương cận trong hai trường hợp trên là:

  • Quan hệ giữa bộ phận với tổng thể.
  • Quan hệ giữa bên ngoài với bên trong.

Câu 2. Đọc câu thơ của Nguyễn Bính và trả lời các câu hỏi. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 137)

a. Câu thơ trên có cả hoán dụ và ẩn dụ. Anh (chị) hãy phân biệt hai phép tu từ đó.

b. Cùng bày tỏ nỗi nhớ người yêu, nhưng câu thơ Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông khác với câu Thuyền ơi có nhớ bến chăng ở điểm nào?

Lời giải chi tiết: 

a. Phép ẩn dụ và hoán dụ trong câu thơ trên là:

  • Phép ẩn dụ “cau” và “trầu không” ý chỉ tình cảm trai gái.
  • Phép hoán dụ “thôn Đoài”, “thôn Đông” dùng để chỉ người trong thôn Đoài và thôn Đông.

b. Khác nhau ở chỗ câu thơ “Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông” vừa có hình ảnh ẩn dụ, vừa có hình ảnh hóa dụ. Đồng thờ phép ẩn dụ trong câu thơ kín đáo hơn, phù hợp với việc diễn tả tình yêu chưa rõ ràng.

Câu 3. Quan sát sự vật, nhân vật quen thuộc, sử dụng phép tu từ ẩn dụ hoặc hoán dụ để viết một đoạn văn về sự vật, nhân vật đó. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 137)

Lời giải chi tiết: 

Mặc dù cơn bão đã đi qua, sóng đã yên biển cũng đã lặng. Những cơn bão trong cuộc sống thì vẫn tiếp diễn. Đó là cảnh con mất mẹ, vợ mất chồng  và gia đình tan nát. Những đôi mắt trẻ thơ ngơ ngác nhìn xung quanh.

Chú thích:

– Hình ảnh “sóng – biển” là hình ảnh hoán dụ chỉ cuộc sống đã trở lại bình yên sau cơn bão.

– Hình ảnh “con bão” là hình ảnh ẩn dụ chỉ sự mất mát và đau đớn hàng ngày.

– Hình ảnh “đôi mắt trẻ thơ” là hình ảnh hoán dụ chỉ những đứa trẻ chưa có đủ nhận thức để thấy được nỗi mất mát và đau thương.

[ad_2]

Related Posts

✅ Kinh nghiệm viết bài luận tiếng Anh ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. ẨN DỤCâu 1. Đọc những câu ca dao sau và trả lời câu hỏi: (SGK Ngữ văn 10 tập 1-…

✅ BIỂU TƯỢNG CỦA CAMPUCHIA ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. ẨN DỤCâu 1. Đọc những câu ca dao sau và trả lời câu hỏi: (SGK Ngữ văn 10 tập 1-…

✅ TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH GIÁO DỤC ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsI. ẨN DỤCâu 1. Đọc những câu ca dao sau và trả lời câu hỏi: (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 135)Câu 2. Tìm và…

✅ TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH GIÁO DỤC ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. ẨN DỤCâu 1. Đọc những câu ca dao sau và trả lời câu hỏi: (SGK Ngữ văn 10 tập 1-…

✅ CÁCH NHẬN BIẾT THÌ QUÁ KHỨ ĐƠN VÀ QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsI. ẨN DỤCâu 1. Đọc những câu ca dao sau và trả lời câu hỏi: (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 135)Câu 2. Tìm và…

✅ CÁCH GIẢI NHANH BÀI TẬP XÁC SUẤT ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] 4.2/5 – (11 bình chọn) Mục Lục CHUYÊN ĐỀ 1: TỔ HỢP – XÁC SUẤT CÁC DẠNG TOÁN THƯỜNG GẶP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI: Các dạng…

Leave a Reply