[SOẠN BÀI] ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC

[ad_1]

Câu 1: Tóm tắt quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX. Những giai đoạn và thành tựu chủ yếu của từng giai đoạn. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 214)

Lời giải chi tiết:

Câu 2: Nêu những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 – 1975? (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 215)

Lời giải chi tiết: 

a. Nền văn học chủ yếu vận động theo khuynh hướng cách mạng hóa và chúng gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.

Văn học trong giai đoạn này gắn bó sâu sắc với vận mệnh của dân tộc, nên quá trình vận động và phát triển của nó cũng ăn nhập với từng chặng lịch sử của dân tộc và theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước.

b. Nền văn học hướng về đại chúng. 

Đại chúng không chỉ là đối tượng phản ánh mà còn là đối tượng phục vụ, nguồn cung cấp và cả bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học. Văn học hướng về đại chúng nên văn học sẽ tìm đến những nội dung ngắn gọn và dễ hiểu cung những hình thức quen thuộc trong kho tàng văn hóa dân gian.

c. Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi cùng cảm hứng lãng mạn.

Văn học vào giai đoạn này mang đậm tính sử thi cùng chất lãng mạn thấm đượm chất anh hùng và tạo nên vẻ đẹp riêng mang tính thời đại. Khuynh hướng sử thi cùng cảm hứng lãng mạn đã đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển của văn học giai đoạn này.

Câu 3: Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh? Chứng minh mối quan hệ nhất quán giữa quan điểm sáng tác với sự nghiệp văn học của Hồ Chủ tịch. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 215)

Lời giải chi tiết: 

– Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh: luôn coi văn học là một thứ vũ khí chiến đấu phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, các nhà văn cũng là các chiến sĩ.

– Người chú trọng vào tính chân thật và tính dân tộc của văn học:

  • Miêu tả một cách chân thật, hùng hồn và hiện thực phong phú.
  • Người có ý thức đề cao tình thân và cốt cách trong dân tộc.
  • Người tìm tòi và sáng tạo.

– Người cầm bút bao giờ cũng là xuất phát từ mục đích và đối tượng giao tiếp: xác định rõ ràng mục đích, đối tượng, nội cung và cách thức trước khi đặt bút.

– Ý nghĩa: Người luôn coi văn học là thứ vũ khí chiến đấu lợi hại trong cách mạng vì vậy quan điểm đó đã chi phối đặc điểm sự nghiệp văn học của Người, nó có tư tưởng sâu sắc, biểu hiện sinh động và đa dạng.

Câu 4: Mục đích và đối tượng của văn bản Tuyên ngôn độc lập (căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể khi Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn)? Phân tích nội dung và hình thức của tác phẩm để làm rõ Tuyên ngôn độc lập vừa là một áng văn chính luận mẫu mực, vừa là một áng văn chan chứa tình cảm lớn. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 215)

Lời giải chi tiết: 

Mục đích và đối tượng của văn bản Tuyên ngôn Độc lập là:

– Mục đích của văn bản:

  • Khẳng định chủ quyền của dân tộc của nước ta.
  • Bác bỏ những luận điệu xảo trá mà thực dân Pháp rêu rao trên trường quốc tế.
  • Tranh thủ vào sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. 

– Đối tượng của văn bản là:

  • Toàn thể đồng bào cả nước. 
  • Nhân dân trên thế giới và các thế lực thù địch.

Tuyên ngôn độc lập chính là áng văn chính luận và chứa chan tình cảm lớn.

– Nội dung của văn bản:

  • Văn bản xứng đáng trở thành áng thiên cổ hùng văn thứ hai của dân tộc.
  • Văn bản thể hiện được tư tưởng của một người đứng đầu đất nước để đề cao quyền con người và dân tộc.
  • Văn bản thể hiện tầm nhìn văn hóa của Bác cùng sự am hiểu về tri thức nhân loại.

– Nghệ thuật của văn bản: là áng văn chính luận bất hủ có lập lập chặt chẽ cùng lý lẽ sắc bén và ngôn ngữ hùng hồn.

Câu 5: Vì sao nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị? Phân tích khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ Tố Hữu. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 215)

Lời giải chi tiết: 

Nói Tố Hữu là nhà thơ trữ tình – chính trị vì:

  • Thơ của ông đều nhằm phục vụ cho cách mạng và những nhiệm vụ chính trị cơ bản về mỗi giai đoạn cách mạng.
  • Những nội dung mang tính chính trị ấy được cất lên bằng những tiếng nói trữ tình với những cảm xúc và tình cảm mang tính cụ thể, trực tiếp của cái “tôi” cá thể. Nó bừng sáng và thức tỉnh sâu sắc về lý tưởng cách mạng. Một cái “tôi” tuy riêng tư nhưng vẫn gắn bó và hòa hợp với cái chung- một con người ở giữa mọi người trong cuộc chiến đấu.

– Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trong thơ chủ yếu được khai thác từ đời sống chính trị của đất nước và tình cảm chính trị của bản thân Tố Hữu. Ông là một nhà thơ có lẽ sống lớn, tình cảm lớn và niềm vui lớn của con người cách mạng trong cuộc sống cách mạng. Các tác phẩm nổi bật của ông đều kết hợp cả ba chủ đề là: lẽ sống cách mạng, niềm vui lớn và ân tình cách mạng. Thơ của ông chủ yếu thể cái “tôi” dân tộc và cách mạng đó chính là cảm hứng của sử thi. Nhưng thơ của ông cũng rất tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạn đó, nó tập trung thể hiện vẻ đẹp lý tưởng của con người về cuộc sống mới và thể hiện niềm tin vững chắc vào một tương lai tươi sáng của cách mạng, của đất nước dẫu hiện tại vẫn còn nhiều khó khăn và hy sinh gian khổ.

Câu 6: Phân tích những biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu? (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 215)

Lời giải chi tiết: 

Những biểu hiện trong tính dân tộc của bài thơ được thể hiện ở những điểm sau:

  • Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống.
  • Hình thức của ca dao với hai nhân vật trữ tình “ta” và “mình”, người ra đi và người ở lại hát đối đáp nhau.
  • Sử dụng các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ và có cả tiểu đối của ca dao, chúng có tác dụng nhấn mạnh ý thơ tạo ra nhịp điệu uyển chuyển cân xứng và hài hòa làm cho lời thơ trở nên dễ nhớ thâm sâu vào tâm tư.

Câu 7: Vấn đề đặt ra và hệ thống luận điểm, cách triển khai lý lẽ và dẫn chứng trong các bài viết: Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng), Mấy ý nghĩ về thơ (Nguyễn Đình Thi), Đô-xtôi-ép-xki (X. Xvai-gơ). (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 215)

Lời giải chi tiết: 

a. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng):

– Những luận điểm của bài viết: 

– Mở bài là luận điểm trung tâm: “Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc phải được tìm hiểu và đề cao hơn nữa”

– Phần thân bài trình bày những nét đặc sắc của cuộc đời và thơ văn của  Nguyễn Đình Chiểu:

  • Luận điểm 1: Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước.
  • Luận điểm 2: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
  • Luận điểm 3: Giá trị nghệ thuật trong tác phẩm Lục Vân Tiên.

– Kết bài: khẳng định cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng 

– Phần kết bài: Tác giả khẳng định cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng

– Luận điểm trong bài rất phù hợp với nội dung của bài viết, cách sắp xếp chúng khác với cách xếp thông thường vì tác giả đã nói tới con người và tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu trước, rồi mới trình bày những nét đặc sắc trong thơ văn của ông. 

b. Mấy ý nghĩa về thơ (Nguyễn Đình Thi):

Các luận điểm được triển khai trong bài là:

  • Thơ là tiếng nói của tâm hồn con người.
  • Hình ảnh, tư tưởng và tính chân thực trong thơ.
  • Ngôn ngữ thơ khác với các loại hình ngôn ngữ của kịch và truyện kí. 

c. Đô-xtôi-ép-xki (X. Xvai-gơ)

Các luận điểm được triển khai trong bài là:

  • Nỗi khổ về vật chất, tinh thần và sự vươn lên của nhà văn.
  • Vinh quang cùng cay đắng trong cuộc đời của ông.
  • Cái chết của ông cùng sự yêu mến và khâm phục mà nhân dân dành cho ông.

Câu 8: Phân tích vẻ đẹp của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng (So sánh với hình tượng người lính trong bài thơ Đồng Chí của Chính Hữu). (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 215)

Lời giải chi tiết: 

– Vẻ đẹp hào hoa và lãng mạn của người lính:

  • Có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và say mê trước vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ cùng cuộc sống nơi Miền Tây mới lạ.
  • Tâm hồn hào hoa, lãng mạn và yêu đời: yêu điệu múa, khúc nhạc, say mê bóng dáng yêu kiều của người con gái xứ lạ,…

Vẻ đẹp bi tráng và hào hùng của người lính:

  • Ngoại hình tuy tiều tụy nhưng vẫn toát lên được tinh thần dũng mãnh và kiêu hùng.
  • Lý tưởng xả thân vì nước và ý chí quyết tâm đánh giặc sắt đá, kiên cường.
  • Cái chết bi tráng, hào hùng và cao cả.

– So sánh hình tượng người lính với bài  thơ Đồng chí:

  • Giống nhau: đều là những hình tượng đẹp về người lính trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, họ đều phải đối diện và vượt lên đời sống chiến đấu vô cùng gian khổ, thiếu thốn nhưng trong họ đều chứa chan tình yêu nước và tinh thần chiến đấu quyết tử cho tổ quốc quyết sinh.
  • Khác nhau: Người lính trong bài thơ Tây Tiến xuất thân là những thanh niên tri thức trẻ mang đậm vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn và có cái nhìn hóm hỉnh, ngang tàn đồng thời họ cũng mang vẻ đẹp bị tráng mà hào hùng. Chúng đã được thể hiện qua bút pháp lãng mạn bay bổng của Quang Dũng. Người lính trong bài thơ Đồng Chí khác với bài thơ Tây Tiến vì họ xuất thân từ những người nông dân đến từ các làng quê, họ mang đậm vẻ đẹp đôn hậu, chất phác và khiêm nhường. Chúng được thể hiện qua bút pháp hiện thực của Tố Hữu.

Câu 9: Những khám phá riêng của mỗi bài thơ về đất nước, quê hương qua bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi) với đoạn trích Đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm). (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 215)

Lời giải chi tiết: 

Những khám phá riêng của bài thơ Đất nước (Nguyễn Đình Thi) với đoạn trích Đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điềm) là:

– Về mặt nội dung:

  • Nguyễn Đình Thi đã khắc họa hình tượng đất nước đặt trong mối quan hệ với quá khứ và tương lai.
  • Nguyễn Khoa Điềm đưa ra quan niệm mới về đất nước đó là: đất nước của dân.

– Về mặt nghệ thuật:

  • Nguyễn Đình Thi thể hiện phong cách hiện đại có cảm hứng sử thi với một giọng trầm hùng mà sâu lắng cùng các hình ảnh đẹp.
  • Nguyễn Khoa Điềm lại mang phong cách đậm màu dân gian với nhiều góc cạnh văn hóa: lịch sử, địa lý, phong tục, mang tính triết lý, suy tư.

Câu 10: Phân tích hình tượng sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh. Anh chị cảm nhận được gì về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu của bài thơ này. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 215)

Lời giải chi tiết: 

– Hình tượng sóng là hình tượng của người phụ nữ đang yêu, nó là hình tượng trung tâm và nổi bật của bài thơ.

  • Mượn hình tượng sóng để diễn tả nỗi lòng cùng tình yêu và trái tim phức tạp đầy tha thiết.
  • Sóng có những phẩm chất và tính cách giống “em”.

– Sóng cùng những suy nghĩ và trăn trở khi nghĩ về tình yêu.

  • Tìm cội nguồn của sóng cùng khát vọng muốn được hiểu mình, hiểu người mình yêu và hiểu cả tình yêu.
  • Trái tim của tuổi trẻ khao khát được yêu thương, đó là quy luật tự nhiên.

– Nỗi nhớ cùng sự chung thủy của người phụ nữ khi yêu.

  • Bày tỏ trực tiếp nỗi thương nhớ về người yêu.
  • Sự tin tưởng và chờ đợi thủy chung trong tình yêu.

– Khát vọng về một tình yêu vĩnh cửu.

  •  Sự lo âu và trăn trở của người phụ nữ trước một cuộc đời dài rộng cùng tình yêu lớn lao.
  • Sóng chính là biểu tượng cho một tình yêu trường tồn và mãnh liệt.

Câu 11: Những điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ: Dọn về làng (Nông Quốc Chân), Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên), Đò Lèn (Nguyễn Duy), Bác ơi (tố Hữu). (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 215)

Lời giải chi tiết:

Câu 12: So sánh Chữ người tử tù (Ngữ văn 11) với Người lái đò sông Đà (Ngữ văn 12). Nhận xét những điểm thống nhất và khác biệt của phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 215)

Lời giải chi tiết: 

– Điểm thống nhất trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là: khám phá và phát hiện vẻ đẹp ở sự độc đáo, tài hoa.

  • Tác phẩm Chữ người tử tù nhìn nhận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ.
  • Tác phẩm Người lái đò sông Đà được nhìn trên phương diện chiến sĩ ở trên mặt trận sông Đà.

Những nét riêng của tác giả:

– Trước cách mạng:

  • Đề tài: mang tâm sự của người đi tìm vẻ đẹp xưa cũ nay chỉ còn vang bóng.
  • Nhân vật: chủ yếu là các tài tử, nhà nho và người có khí phách.
  • Giọng điệu: bất bình trước xã hội đã mục rỗng.

– Sau cách mạng:

  • Đề tài: Cuộc sống cùng sự chiến đấu của nhân dân và hiện thực của đất nước.
  • Nhân vật: những người lao động và những con người đời thường.
  • Giọng điệu: thủ thỉ và tâm tình.

Câu 13: Cảm hứng thẩm mỹ và văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 215)

Lời giải chi tiết: 

Cảm hứng thẩm mỹ trong văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông là:

  • Vẻ đẹp của sông Hương hiện lên phong phú, đa dạng, nó có sự chuyển biến như tâm trạng của con người.
  • Ngòi bút đặc sắc đầy cảm hứng và tài hoa của tác giả trong thể loại bút ký.

– So sánh liên tưởng độc đáo cùng các hiểu biết sâu rộng về lịch sử văn hóa và nghệ thuật.

– Ngôn ngữ giàu chất tạo hình và sử dụng linh hoạt các biện pháp nghệ thuật như so sánh và nhân hóa.

[ad_2]

Related Posts

✅ CÔNG THỨC MÔN SINH ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsCâu 1: Tóm tắt quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX. Những giai đoạn và thành tựu…

✅ UỐNG BAO NHIÊU CHAI BIA THÌ BỊ PHẠT ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsCâu 1: Tóm tắt quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX. Những giai đoạn và thành tựu…

✅ CÔNG THỨC TOÁN TIỂU HỌC ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] 4.4/5 – (32 bình chọn) ContentsCâu 1: Tóm tắt quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX. Những…

✅ NHỮNG ĐỊA DANH NỔI TIẾNG Ở VIỆT NAM ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsCâu 1: Tóm tắt quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX. Những giai đoạn và thành tựu…

✅ CÔNG THỨC TOÁN TIỂU HỌC ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] 4.3/5 – (26 bình chọn) ContentsCâu 1: Tóm tắt quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX. Những…

✅ DẠY ONLINE LÀ GÌ ? ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsCâu 1: Tóm tắt quá trình phát triển của văn học Việt Nam từ 1945 đến hết thế kỷ XX. Những…

Leave a Reply