[Soạn Bài]: Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)

[ad_1]

Ibaitap: Qua bài soạn bài Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt) để hiểu và nắm rõ từ ngữ địa phương. Tìm hiểu và sử dụng mặt tích cực tiếng địa phương để tăng khả năng giao tiếp và thể hiện màu sắc địa phương và làm giàu ngôn ngữ toàn dân.

Câu 1: Tìm những từ ngữ địa phương trong phương ngữ mà em đang sử dụng hoặc trong các phương ngữ khác mà em biết. (SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 175)

Lời giải tham khảo:

a) Chỉ các sự vật, hiện tượng,… mà không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ của toàn dân.

Ví dụ:

  • Nhút (chỉ món ăn được làm bằng xơ mít muối trộn với một vài thứ khác, được sử dụng phổ biến ở một số vùng Nghệ An – Hà Tĩnh).
  • Bồn bồn (chỉ một loại cây thân mềm, sống dưới nước, có thể làm dưa hoặc xào nấu, được sử dụng phổ biến ở một số vùng Tây Nam Bộ).

b) Các từ ngữ giống về nghĩa nhưng khác về âm trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân.

Ví dụ: 

  • Mệ (phương ngữ Trung Bộ, có ý nghĩa là bà).
  • Mạ (phương ngữ Trung Bộ, có ý nghĩa là mẹ).
  • Tía (phương ngữ Nam Bộ, có ý nghĩa là bố, cha).
  • Giả đò (phương ngữ Trung Bộ và Nam Bộ, có ý nghĩa là giả vờ).
  • Ghiền (phương ngữ Nam Bộ, có ý nghĩa là ghiện).

c) Các từ ngữ giống về âm nhưng khác về nghĩa trong các phương ngữ khác hoặc ngôn ngữ toàn dân:

Ví dụ: 

  • Hòm trong phương ngữ Bắc Bộ dùng chỉ một thứ đồ đựng, hình hộp, thường được làm bằng gỗ hay kim loại mỏng, có nắp đậy kín; còn trong phương ngữ Trung Bộ và Nam Bộ thì dùng chỉ áo quan (dùng để khâm liệm người chết).
  • Nón trong phương ngữ Trung Bộ và ngôn ngữ toàn dân được dùng chỉ thứ đồ dùng để đội đầu, che mưa che nắng, thường được làm bằng lá và có hình một vòm tròn nhỏ dần về phía đỉnh, còn trong phương ngữ Nam Bộ thì có nghĩa như nón mủ trong ngôn ngữ toàn dân,…

Câu 2: Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền ở đất nước ta như thế nào? (SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 175)

Lời giải tham khảo:

Những từ ngữ địa phương như trong phần 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân vì chỉ xuất hiện ở địa phương này, nhưng không xuất hiện ở phương khác.

Điều đó cho thấy đất nước Việt Nam ta là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền, khác biệt về cả điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán,.. Tuy nhiên, sự khác biệt đó không quá lớn, bằng chứng chính là những từ ngữ thuộc nhóm này không có nhiều.

Câu 3: Những từ ngữ nào và cách hiểu nào được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân. (SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 175)

Lời giải tham khảo:

Phương ngữ được sử dụng làm chuẩn của tiếng Việt là phương ngữ trong phương ngữ Bắc có tiếng Hà Nội. Phần lớn các ngôn ngữ trên thế giới đều sử dụng phương ngữ có tiếng thủ đô làm chuẩn cho ngôn toàn dân.

Ví dụ như các từ ngã, ốm,… thuộc về ngôn ngữ toàn dân.

Câu 4: Chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Việc sử dụng những từ ngữ địa phương trong đoạn thơ có tác dụng gì? (SGK Ngữ văn 9, tập 1 – trang 176)

Lời giải tham khảo:

– Trong đoạn trích bài thơ “Mẹ Suốt” của Tố Hữu đã sử dụng những từ địa phương là: chi, rứa, nờ, tui, cớ, răng, ưng, mụ.

– Những từ ngữ trên theo phương ngữ miền Trung, được sử dụng phổ biến ở các tỉnh Bắc Trung Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế.

– “Mẹ Suốt” là bài thơ mà Tố Hữu viết về một bà mẹ anh hùng ở Quảng Bình. Những từ ngữ địa phương trên góp phần thể hiện chân thực hơn hình ảnh của vùng quê với tình cảm, suy nghĩ và tính cách của người mẹ ở vùng quê ấy, làm tăng sự sống động, chân thật và gợi cảm của tác phẩm.

[ad_2]

Related Posts

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsCâu 1: Tìm những từ ngữ địa phương trong phương ngữ mà em đang sử dụng hoặc trong các phương ngữ…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply