Giải Bài 10: CÁC THỂ CỦA CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ – CHƯƠNG II

[ad_1]

Ibaitap.com sẽ hướng dẫn trả lời chi tiết cho các câu hỏi trang 30, 31, 32, 33, 34, 35 Sgk Khoa học tự nhiên lớp 6 của bộ sách Kết nối tri thức thuộc [ Bài 10: CÁC THỂ CỦA CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ trong CHƯƠNG II- CHẤT QUANH TA]. Nội dung chi tiết bài giải mời bạn đọc tham khảo dưới đây:

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Giữa các thể của nước có sự chuyển đổi qua lại lẫn nhau ở những điều kiện nhất định. Sự chuyển thể của nước gây ra những hiện tượng tự nhiên nào trên Trái Đất? (trang 30 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

Lời giải tham khảo:

Sự chuyển thể của nước gây ra những hiện tượng gây ra bởi sự chuyển thể của nước là: mây, mưa, tuyết, đóng băng, tan băng, …

I. CÁC THỂ CỦA CHẤT

CÂU HỎI

Câu hỏi 1: Hãy nêu một số ví dụ về chất ở thể rắn, lỏng và khí mà em biết (trang 30 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

Lời giải tham khảo:

Một số ví dụ về các chất ở các thể là:

  • Chất ở thể rắn: muối, bột mì, sắt, chì, …
  • Chất ở thể lỏng: dầu ăn, nước, thủy ngân, …
  • Chất ở thể khí: không khí, khí oxi, khí gas, hơi nước, …

Câu hỏi 2: Em có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên vật có hình dạng cố định không?(trang 30 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

Lời giải tham khảo:

Ta có thể dùng chất ở thể lỏng để tạo nên các vật có hình dạng cố định. 

Ví dụ như: làm đông lạnh nước ta sẽ được nước đá có hình dạng cụ thể.

HOẠT ĐỘNG: Tìm hiểu một số tính chất của chất ở thể rắn, lỏng và khí 

Câu hỏi: Hãy rút ra nhận xét về hình dạng, khả năng chịu nén của chất ở thể rắn, lỏng và khí. (trang 30 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

https://tech12h.com/sites/default/files/styles/inbody400/public/screenshot_1040.png?itok=5OrQHCCc

Gợi ý: Khả năng chịu nén của 1 chất dựa vào sự ổn định về liên kết và cấu tạo của chất đó.

  • Nếu chất có độ liên kết càng cao (độ cứng cao) thì khả  năng chịu nén kém.
  • Nếu chất có độ liên kết thấp (độ cứng thấp) thì khả  năng chịu nén cao.

Lời giải tham khảo:

Dựa vào các hình 2.1, 2.2, 2.3 ta thấy: 

  • Miếng gỗ là chất rắn, có độ cứng cao, vì vậy khả  năng chịu nén kém.
  • Nước là chất lỏng, liên kết yếu, vì vậy khả  năng chịu nén cao.
  • Không khí là chất khí, liên kết cực yếu, vì vậy khả  năng chịu nén cao hơn của nước.

Câu hỏi 1: Khi mở lọ nước hoa, một lát sau có thể ngửi thấy mùi nước hoa. Điều này thể hiện tích chất gì của chất ở thể khí? (trang 31 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

Lời giải tham khảo:

Khi mở lọ nước hoa, một lát sau có thể ngửi thấy mùi nước hoa, điều này thể hiện tính chất vật lí của chất ở thể khí, là các phân tử của chất khí sẽ chuyển động hỗn độn không ngừng.

Câu hỏi 2: Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống. Điều này thể hiện tính chất gì của chất ở thể lỏng? (trang 31 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

Lời giải tham khảo:

Nước từ nhà máy nước được dẫn đến các hộ dân qua các đường ống, điều này thể hiện tính chất vật lí của chất ở thể lỏng, đó là chất lỏng có hình dạng nhất định, chảy từ cao xuống thấp, lan ra khắp mọi phía.

Câu hỏi 3: Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng. Điều này thể hiện tính chất gì ở thể rắn (trang 31 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

Lời giải tham khảo:

Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng, điều này thể hiện tính chất vật lí của chất ở thể rắn, đó là chất rắn có hình dạng nhất định.

II. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT

1. Sự nóng chảy và sự đông đặc

CÂU HỎI

Câu hỏi 1: Nhiệt độ nóng chảy của sắt, thiếc và thủy ngân lần lượt là 1538∘C, 232∘C, -39∘C. Hãy dự đoán chất nào là chất lỏng ở nhiệt độ thường. (trang 32 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

Lời giải tham khảo:

Chất lỏng ở nhiệt độ thường đó là thủy ngân.

Câu hỏi 2: Khi để cục nước đá ở nhiệt độ phòng em thấy có hiện tượng gì? Tại sao? (trang 32 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

Lời giải tham khảo:

Khi để cục nước đá ở nhiệt độ phòng, cục nước đá sẽ tan chảy dần dần thành nước.

Câu hỏi 3: Quan sát hình 2.4 và trình bày sự chuyển thể đã diễn ra ở thác nước khi chuyển sang mùa hè (hình a) và khi chuyển sang mùa đông (hình b).(trang 32 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

https://tech12h.com/sites/default/files/styles/inbody400/public/screenshot_1044.png?itok=n6tREVSX

Lời giải tham khảo:

Thác nước khi chuyển sang mùa hè (hình a): nước chảy rất mạnh.

Thác nước khi chuyển sang mùa đông (hình b): nước bị đóng băng.

HOẠT ĐỘNG: Theo dõi nhiệt độ của nước đá trong quá trình nóng chảy

Câu hỏi 1: Ghi lại nhiệt độ và thể của nước trong ống nghiệm theo mẫu bảng 

Lời giải tham khảo:

Thời gian (phút)Nhiệt độThể
Ban đầu0Rắn
1 đến 80Rắn + lỏng
95Lỏng
108Lỏng

Câu hỏi 2: Nhận xét về nhiệt độ của nước đá trong quá trình nóng chảy

Lời giải tham khảo:

Nhiệt độ của nước đá không thay đổi trong suốt quá trình nóng chảy.

2. Sự hóa hơi và sự ngưng tụ

CÂU HỎI

Câu hỏi 1: Nêu điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ. (trang 34 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

Lời giải tham khảo:

Giống nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ: đều đề cập tới sự thay đổi giữa trạng thái hơi và trạng thái lỏng.

Khác nhau giữa sự bay hơi và sự ngưng tụ:

  • Sự bay hơi: là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí.
  • Sự ngưng tụ: là quá trình chuyển từ thể khí sang thể lỏng.

Câu hỏi 2: So sánh điểm giống và khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi.(trang 34 SGK KHTN 6 [KẾT NỐI TRI THỨC])

Lời giải tham khảo:

Điểm giống nhau giữa sự bay hơi và sự sôi: đều là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.

Điểm khác nhau giữa sự bay hơi và sự sôi:

  • Sự bay hơi: chất lỏng chỉ bay hơi trên mặt thoáng và sự bay hơi thì có thể xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào, xảy ra chậm, khó quan sát.
  • Sự sôi : chất lỏng vừa bay hơi trong lòng chất lỏng tạo ra các bọt khí vừa bay hơi trên mặt thoáng và sự sôi chỉ xảy ra ở một nhiệt độ nhất định tùy theo chất lỏng, xảy ra nhanh, dễ quan sát.

HOẠT ĐỘNG: Theo dõi nhiệt độ của nước trong quá trình nước sôi

Chuẩn bị: nước cắt, cốc thủy tinh chịu nhiệt, nhiệt kế, đèn còn

Tiến hành: Đun nóng nước cất trong cốc chịu nhiệt. Khi nước sôi, ta sẽ thấy các bọt khí nổi lên rất nhanh và vỡ tung trên bề mặt nước

Câu hỏi 1: Ghi lại nhiệt độ trên nhiệt kế trong quá trình đun nước đến sôi ( 1 phút ghi 1 lần, ghi khoảng 4-5 lần)

Lời giải tham khảo:

Câu hỏi 2: Nhận xét nhiệt độ của nước trong quá trình nước sôi.

Lời giải tham khảo:

Trong quá trình nước sôi, nhiệt độ của nước tăng dần.

[ad_2]

Related Posts

✅ CÁCH HỌC ĐÀN ORGAN ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsMỞ ĐẦUCâu hỏi: Giữa các thể của nước có sự chuyển đổi qua lại lẫn nhau ở những điều kiện nhất…

✅ CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsMỞ ĐẦUCâu hỏi: Giữa các thể của nước có sự chuyển đổi qua lại lẫn nhau ở những điều kiện nhất định. Sự chuyển thể của…

✅ NGỮ PHÁP TIẾNG NHẬT ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️‎

[ad_1] Đánh giá bài viết post 60 cấu trúc Ngữ pháp tiếng Nhật N5 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGỮ PHÁP TIẾNG NHẬT 1. Đặc tính cơ bản…

✅ CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsMỞ ĐẦUCâu hỏi: Giữa các thể của nước có sự chuyển đổi qua lại lẫn nhau ở những điều kiện nhất…

✅ CÔNG THỨC LƯỢNG GIÁC⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsMỞ ĐẦUCâu hỏi: Giữa các thể của nước có sự chuyển đổi qua lại lẫn nhau ở những điều kiện nhất định. Sự chuyển thể của…

✅ CÔNG THỨC HÓA HỌC LỚP 8 ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] 4.2/5 – (72 bình chọn) ContentsMỞ ĐẦUCâu hỏi: Giữa các thể của nước có sự chuyển đổi qua lại lẫn nhau ở những điều kiện nhất…

Leave a Reply