Bài 2: Tính chất cơ bản của phân thức | Đại số chương II | Sgk toán 8 tập 1 | Soạn Giải Toán 8

[ad_1]

Ibaitap.com đưa ra lời giải hay và chi tiết cho các bài 4, 5, 6 trang 38 SGK toán 8 tập 1 thuộc [ §2: Tính chất cơ bản của phân thức trong CHƯƠNG II – PHÂN THỨC ĐẠI SỐ] cho các bạn tham khảo. Nội dung chi tiết bài giải mời các bạn xem dưới đây:

1. BÀI TẬP 4 TRANG 38 SGK TOÁN 8 TẬP 1:

Cô giáo yêu cầu mỗi bạn cho một ví dụ về hai phân thức bằng nhau. Dưới đây là những ví dụ mà các bạn Lan, Hùng, Giang, Huy đã cho:

(frac{x+3}{2x-5} = frac{x^2+3x}{2x^2-5x}) (Lan)

(frac{(x+1)^2}{x^2+x} = frac{x+1}{1})  ( Hùng)

(frac{4-x}{-3x} = frac{x-4}{3x})       (Giang)

(frac{(x-9)^3}{2(9-x)} = frac{(9-x)^2}{2})   (Huy)

Em hãy dùng tính chất cơ bản của phân thức và qui tắc đổi dấu để giải thích ai viết đúng, ai viết sai. Nếu có chỗ nào sai em hãy sửa lại cho đúng.

Gợi ý:

Áp dụng tính chất cơ bản của phân thức và quy tắc đổi dấu phân thức:

– Nếu nhân (hoặc chia) cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức không thì được một phân thức bằng phân thức đã cho:

(frac{A}{B}=frac{A.M}{B.M}) (M là một đa thức khác đa thức 0).

(frac{A}{B}=frac{A:N}{B:N}) (N là một nhân tử chung).

– Nếu đổi dấu cả tử và mẫu của một phân thức thì được một phân thức mới bằng phân thức đã cho:

(frac{A}{B}=frac{-A}{-B})

Giải:

  • (frac{x+3}{2x-5} = frac{x^2+3x}{2x^2-5x}) (Lan)

Nhân cả tử và mẫu của phân thức (frac{x+3}{2x-5}) với x, ta có:

 (frac{x+3}{2x-5}=frac{x(x+3)}{x(2x-5)})

( =frac{x^2+3x}{2x^2-5x}) ⇒ Lan đúng.

  • (frac{(x+1)^2}{x^2+x} = frac{x+1}{1})

Xét = (frac{(x+1)^2}{x^2+x} )

(= frac{(x+1)^2}{x(x+1)} )

(= frac{(x+1)^2:(x+1)}{x(x+1):(x+1)})

(= frac{x+1}{x} ne frac{x+1}{1})  ⇒ Hùng sai.

Sửa thành: (frac{(x+1)^2}{x^2+x}= frac{x+1}{x})

Hoặc: (frac{(x+1)^2}{x+1}= frac{x+1}{1})

  • (frac{4-x}{-3x} = frac{x-4}{3x})      

Xét: (frac{4-x}{-3x}= frac{-(x-4)}{-3x})

(=frac{-(x-4):(-1)}{-3x:(-1)} =  frac{x-4}{3x}) ⇒ Giang đúng.

  • (frac{(x-9)^3}{2(9-x)} = frac{(9-x)^2}{2}) 

Xét: (frac{(x-9)^3}{2(9-x)} =  frac{(x-9)^3}{-2(x-9)})

(=frac{(x-9)^3:(x-9)}{-2(x-9):(x-9)})

(= frac{(x-9)^2}{-2} )

(= frac{(9-x)^2}{-2}nefrac{(9-x)^2}{2}) ⇒ Huy sai.

Sửa lại: (frac{(x-9)^3}{2(9-x)} = frac{(9-x)^2}{-2})

Hoặc:  (frac{(9-x)^3}{2(9-x)} = frac{(9-x)^2}{-2})

2. BÀI TẬP 5 TRANG 38 SGK TOÁN 8 TẬP 1:

Điền đa thức thích hợp vào mỗi chỗ trống trong các đẳng thức sau:

a) (frac{x^3+x^2}{(x-1)(x+1)} = frac{…}{x-1})

b) (frac{5(x+y)}{2} = frac{5x^2-5y^2}{…})

Gợi ý:

Áp dụng tính chất cơ bản của phân thức: Nếu nhân (hoặc chia) cả tử và mẫu của một phân thức với cùng một đa thức khác đa thức không thì được một phân thức bằng phân thức đã cho.

Giải:

a) 

(frac{x^3+x^2}{(x-1)(x+1)} = frac{…}{x-1})

(frac{x^3+x^2}{(x-1)(x+1)} = frac{x^2(x+1)}{(x-1)(x+1)})

Để có phân thức trong đó mẫu thức là (x-1), ta chia cả tử và mẫu 

của (frac{x^3+x^2}{(x-1)(x+1)})cho (x+1):

(frac{x^2(x+1):(x+1)}{(x-1)(x+1):(x+1)})

(= frac{x^2}{x-1})

Vậy chỗ trống cần điền là: (x^2)

b) (frac{5(x+y)}{2} = frac{5x^2-5y^2}{…})

Ta thấy: (5x^2-5y^2 = 5(x^2-y^2))

(=5(x-y)(x+y)).

Để có phân thức trong đó tử = (5(x-y)(x+y)), ta nhân cả tử và mẫu của 

 (frac{5(x+y)}{2}) với (x-y):

(frac{5(x+y)(x-y)}{2(x-y)}= frac{5x^2-5y^2}{2x-2y})

Vậy chỗ trống cần điền là: (2x-2y)

3. BÀI TẬP 6 TRANG 38 SGK TOÁN 8 TẬP 1:

Đố. Hãy dùng tính chất cơ bản của phân thức để điền một đa thức thích hợp vào chỗ trống:

(frac{x^5-1}{x^2-1}=frac{…}{x+1})

Giải:

Thực hiện phép chia:

Đánh giá sao

Dễ thấy: ((x^5-1):(x-1) = x^4+x^3+x^2+x+1)

Nên: (frac{x^5-1}{x^2-1})

(=frac{(x^4+x^3+x^2+x+1)(x-1)}{(x+1)(x-1)})

(=frac{(x^4+x^3+x^2+x+1)(x-1):(x-1)}{(x+1)(x-1):(x-1)})

(=frac{x^4+x^3+x^2+x+1}{x+1})

⇒ (frac{x^5-1}{x^2-1}=frac{x^4+x^3+x^2+x+1}{x+1})

Vậy chỗ trống cần điền là: (x^4+x^3+x^2+x+1).

[ad_2]

Related Posts

✅ VĂN HÓA HÀN QUỐC ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post Văn hóa Hàn Quốc cũng như văn hóa Việt Nam và các nước phương Đông khác, rất đa dạng. Không thể…

✅ CÁC NGÔN NGỮ PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Bạn có biết ngôn ngữ nào phổ biến nhất thế giới? Đa số mọi người đều nghĩ là tiếng Anh. Nhưng cùng xem có đúng là như vậy…

✅ TRIẾT LÝ VỀ TIỀN BẠC ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post Contents1. BÀI TẬP 4 TRANG 38 SGK TOÁN 8 TẬP 1:Cô giáo yêu cầu mỗi bạn cho một ví dụ về…

✅ KỸ NĂNG HỌC TẬP HIỆU QUẢ ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Contents1. BÀI TẬP 4 TRANG 38 SGK TOÁN 8 TẬP 1:Cô giáo yêu cầu mỗi bạn cho một ví dụ về hai phân thức bằng nhau….

✅ GIA SƯ DẠY TRANG ĐIỂM TẠI NHÀ ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post Contents1. BÀI TẬP 4 TRANG 38 SGK TOÁN 8 TẬP 1:Cô giáo yêu cầu mỗi bạn cho một ví dụ về…

✅ CÔNG THỨC MÔN SINH ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Contents1. BÀI TẬP 4 TRANG 38 SGK TOÁN 8 TẬP 1:Cô giáo yêu cầu mỗi bạn cho một ví dụ về hai phân thức bằng nhau….

Leave a Reply