Sự phát triển và vai trò của luật hình sự quốc tế

Sự phát triển của luật hình sự quốc tế.

Trong động thái nhằm chống lại tội phạm quốc tế, vào năm 1988 nhiều quốc gia đã cùng ký Quy chế Rome 1988. Sau khi được nhiều quốc gia thành viên phê chuẩn, Bản Quy chế Rome chính thức có hiệu lực vào 2002, khai sinh Tòa án Hình sự quốc tế, viết tắt là ICC.

Coalitionfortheicc cho hay ICC ra đời để buộc các cá nhân phải chịu trách nhiệm trước tội ác tàn bạo của mình với nhân loại, từ đó giúp ngăn chặn tội phạm loại này được thực hiện trong tương lai. Hiện số quốc gia thành viên của Quy chế Rome là 123, không có Trung Quốc, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Singapore và Việt Nam…

Sự phát triển và vai trò của luật hình sự quốc tế
Sự phát triển và vai trò của luật hình sự quốc tế

Vai trò của luật hình sự quốc tế

Luật hình sự quốc tế có 5 vai trò, cụ thể:

1, Luật hình sự quốc tế quy định các nguyên tắc, nhiệm vụ và các điều ước quốc tế để các quốc gia tham gia ký kết và thực hiện nhằm bảo vệ quyền dân tộc tự quyết, an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và quyền con người.

Hệ thống Luật hình sự quốc tế bao gồm tổng thể các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật xác định tính chất tội phạm và tính phải chịu hình phạt của các hành vi đặc biệt nguy hiểm xâm hại đến các lợi ích chung của cộng đồng quốc tế, đó là hòa bình, an ninh quốc tế của nhân loại và các giá trị xã hội cao quý của loài người, cũng như các quan hệ hợp tác của các quốc gia trong các lĩnh vực khác nhau của trật tự pháp luật quốc tế.

Các nguyên tắc được dùng để bảo vệ các giá trị cao quý của nhân loại mà cộng đồng thế giới xem trọng và kết quả là sự ràng buộc tất cả các quốc gia và cá nhân. Các nguyên tắc này đã được thể hiện bằng nhiều công cụ khác nhau.

Ví dụ: Các nguyên tắc được thừa nhận chung của Luật hình sự quốc tế được thể hiện ở các mức độ khác nhau bằng các quy phạm trong Quy chế Rome năm 1998 về Tòa án hình sự quốc tế (Phần 3), cụ thể là: 1) Nguyên tắc pháp chế (Điều 22 và Điều 23);

2) Nguyên tắc nhân đạo (Điều 22 và Điều 24);

3) Nguyên tắc trách nhiệm hình sự cá nhân (Điều 25);

4) Nguyên tắc loại trừ quyền tài phán đối với người dưới 18 tuổi (Điều 26);

5) Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật (Điều 27);

6) Nguyên tắc trách nhiệm của người chỉ huy và cấp trên (Điều 28);

7) Nguyên tắc không áp dụng thời hiệu (Điều 29);

8) Nguyên tắc trách nhiệm trên cơ sở có lỗi (Điều 30) và; 9) Nguyên tắc không xét xử hai lần (Điều 20).

2, Luật hình sự quốc tế quy định các tội phạm quốc tế, tội phạm có tính chất quốc tế để truy cứu trách nhiệm hình sự, bảo vệ an ninh nhân loại.

Tội phạm quốc tế là những hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội đư­ợc quy định trong Luật hình sự quốc tế do Nhà nước, pháp nhân hoặc thể nhân thực hiện một cách cố ý xâm phạm sự tồn tại của hòa bình và an ninh của nhân loại, xâm phạm đến quyền và tự do của con người. Theo các văn bản pháp lý quốc tế, tội phạm quốc tế bao gồm các nhóm tội phạm chính có mức độ nguy hiểm cho xã hội và cộng đồng quốc tế như sau:

1) Tội phạm chiến tranh;

2) Tội diệt chủng (Genocid);

3) Tội phạm chống loài người và;

4) Tội xâm phạm hòa bình.

Tất cả các tội phạm quốc tế này đã được cộng đồng quốc tế liệt kê các hành vi phạm tội cụ thể, đồng thời chúng đều đối lập các chuẩn mực chung của pháp luật, quy tắc chung của đời sống pháp lý quốc tế, cũng như nguyên tắc nhân đạo trong luật quốc tế, thậm chí đi ngược và làm xấu các chuẩn mực hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, dân tộc và Nhà nước.

Đặc biệt các tội phạm này đã xâm phạm nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, quyền dân tộc và quyền con người.

Hiện nay, nhiều loại tội phạm có tính chất quốc tế đang là mối nguy hiểm cho các quốc gia trên thế giới, vì sự mở rộng tính quốc tế của tội phạm, như: tội phạm cướp biển, tội buôn bán nô lệ, phụ nữ và trẻ em, tội phạm khủng bố quốc tế, tội bắt cóc con tin, tội đe dọa an ninh hàng không – hàng hải quốc tế, tội buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy, đặc biệt là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đang là mối lo ngại của nhiều quốc gia; v.v…

3. Luật hình sự quốc tế quy định thẩm quyền xét xử (tài phán) để góp phần xét xử nghiêm minh, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Tội phạm khi thực hiện gây nguy hại cho xã hội, cho hòa bình và an ninh của nhân loại và xâm phạm quyền con người thì thường được xét xử theo các cấp độ khác nhau. Đối với tội phạm quốc tế, việc xét xử được tiến hành tại Tòa án quốc tế như (Tòa án quốc tế Nurrumbe, Tôkyô, Tòa án hình sự quốc tế về Ruanđa và Nam Tư cũ, Tòa án hình sự quốc tế theo Quy chế Rome năm 1998) vì tính nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng của tội phạm quốc tế gây ra cho cộng đồng quốc tế.

4. Luật hình sự quốc tế quy định hoạt động tương trợ tư pháp, dẫn độ tội phạm để xử lý.

Hoạt động tương trợ tư pháp và dẫn độ tội phạm nguy hiểm là một trong những yêu cầu quan trọng của việc hợp tác quốc tế trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm xử lý và truy cứu các hành vi phạm tội gây nguy hại cho xã hội và cộng đồng quốc tế, cũng như xâm phạm đến các quyền và tự do của con người.

Sở dĩ có hoạt động tương trợ tư pháp và dẫn độ tội phạm chính vì đây là khả năng duy nhất và quan trọng để thực hiện đầy đủ các hành vi tố tụng hình sự cần thiết ở nước ngoài. Mặc dù vậy, hoạt động tương trợ tư pháp, đặc biệt là dẫn độ tội phạm có liên quan trực tiếp đến chủ quyền quốc gia, do đó, đòi hỏi các quốc gia cần phải có quy định chặt chẽ và đầy đủ các điều ước,

hiệp ước tư pháp liên quan đến hoạt động tương trợ tư pháp và dẫn độ tội phạm, để tránh xảy ra tranh chấp khi có công dân của một nước vi phạm pháp luật quốc tế.

Dẫn độ tội phạm là một hình thức trợ giúp pháp lý quan trọng trong việc thực hiện thẩm quyền tài phán của quốc gia trong lĩnh vực hình sự. Các hoạt động liên quan đến dẫn độ thuộc và chỉ thuộc quốc gia có quyền ký kết các điều ước quốc tế. Do đó, dẫn độ là quyền chứ không phải là nghĩa vụ của quốc gia.

Nói chung, thực tiễn quốc tế đều khẳng định, cơ sở pháp lý của dẫn độ thông thường được dựa trên pháp luật quốc gia hay các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương giữa các quốc gia về tương trợ tư pháp, về phòng chống các loại tội phạm có tính chất quốc tế. Vì vậy, hiện nay các quốc gia đã thống nhất danh mục các loại tội phạm cần phải dẫn độ, tiêu chuẩn và chế tài áp dụng, cũng như trình tự, thủ tục, nguyên tắc và điều kiện dẫn độ tội phạm.

Ví dụ: Điểm a, Điều 4 – Hiệp định dẫn độ mẫu của Liên Hiệp Quốc quy định: “việc dẫn độ có thể bị từ chối:

a) Nếu người bị yêu cầu dẫn độ là người người của nước được yêu cầu. Khi việc dẫn độ bị từ chối thì nước được yêu cầu sẽ phải trình vụ việc lên các nhà chức trách có thẩm quyền nhằm đưa ra biện pháp xử lý thích hợp theo đúng với tội phạm mà nước yêu cầu đưa ra”. Tương tự như vậy, Điều 6 (1) – Công ước Châu Âu về dẫn độ năm 1957 quy định rằng, mỗi bên có quyền từ chối dẫn độ công dân của mình;

Điều 6 (2) – Công ước Châu Âu về dẫn độ quy định rằng, nếu bên được yêu cầu dẫn độ không dẫn độ công dân của mình thì theo đề nghị của bên yêu cầu, bên được yêu cầu phải giao người phạm tội cho các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện những thủ tục mà họ cho là phù hợp.

5. Luật hình sự quốc tế quy định việc thành lập các tổ chức thành viên để thực hiện chức năng và nhiệm vụ giữ gìn an ninh thế giới.

Lời nói đầu Hiến chương Liên Hợp quốc năm 1945 đã tuyên bố khẳng định quyết tâm của các quốc gia thành viên: “Phòng ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm họa chiến tranh đã xảy ra hai lần trong đời chúng ta, gây cho nhân loại đau thương không kể xiết”.

Do đó, mục đích của Liên Hợp quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, và để đạt được mục đích đó, thi hành những biện pháp tập thể có hiệu quả để phòng ngừa và loại trừ các mối đe dọa hòa bình, cấm mọi hành vi xâm lược và phá hoại hòa bình khác, phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và tự quyết của các dân tộc

Áp dụng những biện pháp phù hợp khác để củng cố hoà bình thế giới, qua đó cần thúc đẩy, khuyến khích việc tôn trọng các quyền con người và tự do cơ bản cho tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo và trở thành trung tâm hòa hợp mọi hành động của các dân tộc, nhằm đạt được những mục đích chung nói trên.

Kể từ khi thành lập năm 1948 đến nay, Liên Hợp quốc đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báu và đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Liên Hợp quốc còn có hàng loạt các tổ chức quốc tế khác thực hiện chức năng của mình mà đáng chú ý nhất là Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol). Hiện nay, đã có trên 180 nước tham gia tổ chức này. Việt Nam đã gia nhập năm 1992.

Nguyên tắc hoạt động của Interpol là tất cả các cơ quan có chức năng phòng ngừa, khám phá, điều tra, truy nã tội phạm ở các nước đều có thể hợp tác trong khuôn khổ Interpol. Các nước thành viên chỉ hợp tác đấu tranh chống các tội phạm hình sự thường, không tham gia điều tra các vụ án mang tính chất chính trị, tôn giáo, quân sự hoặc phân biệt chủng tộc (Điều 3 Hiến chương Interpol).

Các nguyên tắc này để bảo đảm và phát triển sự hợp tác rộng rãi của tất cả các cơ quan cảnh sát hình sự trong phạm vi khuôn khổ pháp luật hiện hành của các nước và theo tinh thần của các Công ước quốc tế về quyền con người. Ngoài ra, việc thành lập Interpol còn để thành lập và phát triển các cơ quan có khả năng phòng ngừa và đấu tranh với các tội phạm một cách có hiệu quả trong đời sống xã hội.

Bài viết cùng chủ đề với vai trò của luật hình sự quốc tế:

Khái niệm luật hình sự quốc tế có thể được tiếp cận ở các góc độ nào ?

Phân tích cấu thành tội phạm của Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản

Trên đây là tư vấn của luatthanhmai về chủ đề Sự phát triển và 5 vai trò của luật hình sự quốc tế. Nếu có thắc mắc hay vấn đề cần được tư vấn vui lòng liên hệ email: luathanhmai@globalizethis.org để được luật sư tư vấn hỗ trợ miễn phí.

Related Posts

Mức hình phạt tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015

Tóm tắt câu hỏi: Chào luật sư! Luật sư cho tôi hỏi mức hình phạt tại Khoản 2 Điều 104 Bộ luật hình sự được quy định…

Bộ luật Hình sự năm 1999

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 15/1999/QH10 Hà Nội , ngày 21 tháng 12…

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại K 1 điều 46 Bộ luật hình sự

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại K 1 điều 46 Bộ luật hình sự Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại K…

Ví dụ về các loại tội phạm trong Bộ luật Hình sự

ContentsSự phát triển của luật hình sự quốc tế.Vai trò của luật hình sự quốc tế1, Luật hình sự quốc tế quy định các nguyên tắc, nhiệm…

Tội cố ý gây thương tích Bộ luật Hình sự quy định hình phạt như thế nào?

Tội cố ý gây thương tích theo Bộ Luật Hình sự là hành vi cố ý của một hay nhiều chủ thể xâm phạm đến sức khỏe…

Bài giảng Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Bài giảng Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 được biên soạn dưới dạng powerpoint, có hình ảnh minh họa phù hợp cho các…

Leave a Reply