Travip Là Ai – Vlog #1: Tại Sao Tôi Có Tên Nước Ngoài

[ad_1]

HHT – Chỉ là đi máy bay thôi, sao anh Travip (Trần Việt Phương) có thể làm cả một kênh Youtube riêng về nó?

Hồ sơ nhân vật

Anh Trần Việt Phương, bút danh Travip.

Bạn đang xem: Travip là ai

Từng là phóng viên thường trú tại Bangkok.

Vlogger, blogger du lịch, lập trang blog Travip.me, lập kênh YouTube Yêu máy bay với hơn 83 nghìn lượt theo dõi.

Tác giả sách Chạm ngõ thiên đường.

Năm 2018 vừa qua anh đã có 80 chuyến bay, 32 chuyến công tác, 45 hành trình, đến 9 quốc gia và có 145 ngày trên đường.

Anh Travip cũng là một trong những tác giả chính của quyển sách hướng dẫn du lịch tự túc cho giới trẻ “Oppa ơi, đưa em tới Hàn Quốc”. Bạn hãy đón đọc những bài hướng dẫn vi vu của anh trong sách nhé!

“Up in the air”

Bạn đã từng xem bộ phim về người đàn ông dành thời gian trên máy bay còn nhiều hơn dưới mặt đất do nam diễn viên George Clooney thủ vai chính chưa? Khi tôi còn đang viết báo tại Thái Lan, áp lực công việc khi ấy là khá lớn và nặng nề. Mỗi lúc tinh thần tồi tệ vì stress, tôi lại chọn phương án… đi bay! Tôi bay điên cuồng, trong một năm đã vi vu tận 50 – 60 chuyến. Càng nhiều thời gian “trên trời”, tôi càng nhận ra được nhiều điều đặc biệt của các chuyến bay và từ đó lại thôi thúc tôi đi nhiều hơn nữa.

*

Tôi đã tìm đến blog để viết bài chia sẻ các trải nghiệm bay và những những chuyến du lịch. Nguồn cảm hứng ban đầu đơn thuần chỉ là khi có cơ hội được trải nghiệm những điều hay ho, tôi muốn được chia sẻ đến người thân và bạn bè mình. Đến một lúc tự dưng cảm thấy “kho tàng” bài viết trên website đã được kha khá và công việc cũ không còn mảnh đất cho mình phát triển thêm nữa, tôi nghĩ đến “nghỉ việc” và dấn thân vào ngành “blogger du lịch toàn thời gian”.

Xem thêm: Paul Walker Là Ai – Paul Walker: Cảm Ơn, Tạm Biệt Và Hẹn Gặp Lại!

Mọi thứ từ viết blog du lịch hay phát triển kênh YouTube đều đến một cách hết sức tình cờ, không hề được tính toán hay lên kế hoạch trước và đơn thuần chỉ vì mục đích phục vụ cho cộng đồng. Vậy nên điều tôi bất ngờ nhất chính là… sự đón nhận và quan tâm rộng rãi từ người xem. Khán giả dần có thói quen chờ đợi những video/ bài viết review về máy bay, tàu, xe, phà… trên kênh Yêu Máy Bay. Như gần đây nhất là review về sân bay mới mở Vân Đồn hay hãng bay mới Bamboo Airways.

*

Chuyến du lịch văn hóa ngắn hạn

Chỉ là đi máy bay thôi sao có thể làm cả một kênh riêng về nó ta? Bạn biết không, chúng ta có thể kể đến cách đặt suất ăn đặc biệt theo tôn giáo hay bệnh lý trên máy bay. Rồi những cơ hội được “vút bay” miễn phí với các chương trình ưu đãi của các hãng hàng không. Mọi dịch vụ đều luôn cố gắng thiết kế để phù hợp với các đối tượng khách hàng, chủ yếu là bạn có biết đến những quyền lợi ấy của mình hay chưa. Như việc bạn có thể yêu cầu suất ăn chay, ít béo, suất ăn cho người tiểu đường… hoặc yêu cầu các dịch vụ miễn phí như xe lăn hay đẩy nôi em bé chẳng hạn.

Hay liệu bạn có biết dịch vụ của hạng thương gia khác gì so với hạng phổ thông, và có đáng để bạn bỏ thêm tiền vào đó hay không? Những chuyến du lịch trên máy bay và các video trên Yêu Máy Bay luôn mang theo những “bài học” như vậy.

*

Vi vu trên các chuyến bay, bạn sẽ nhận ra được sự thú vị đến từ những chi tiết tinh thế rất nhỏ bên trong “khoang thép” bạn đang ngồi, thậm chí phản ánh về nghệ thuật của dịch vụ hàng không. Những chi tiết nhỏ thường có sức thu hút rất lớn đối với tôi, như từng nếp gấp khăn, cách trình bày món ăn, và đặc biệt nhất chính là sự đặc trưng văn hóa của từng đường bay. Điều ấy được thể hiện qua cách trình bày và mùi vị của từng món ăn trong thực đơn, những dịch vụ giải trí trong chuyến bay, cả trang phục của tiếp viên nữa. Thay vì chỉ lên máy bay và ngủ, tôi chọn cách quan sát những chi tiết thật nhỏ, học hỏi những văn hóa mới và kể lại cho các bạn về những “sắc màu” riêng biệt trong từng chuyến bay ấy.

*

Dự đoán cùng Travip: Năm tới bạn muốn du lịch ở đâu?

Trong năm vừa qua, nhu cầu thông tin du lịch từ giới trẻ đã có nhiều thay đổi. Các bạn muốn xem nhiều hơn là đọc, các bạn muốn nhìn thấy những thước phim thực tế và trực quan. Chính vì vậy nên tôi tin rằng xu hướng sắp tới sẽ tập trung vào nội dung định dạng video, những nội dung về trải nghiệm thực tế, chân thật nhất cuộc sống sẽ được quan tâm nhiều hơn là những “công thức” chia sẻ kinh nghiệm truyền thống.

Xem thêm: Theo Bạn: Con Bề Bề Tiếng Anh Là Gì ? Theo Bạn: Con Bề Bề Trong Tiếng Anh Là Gì

Một vài địa phương tại Việt Nam cũng đã tập trung liên hệ với những blogger/ vlogger để quảng bá du lịch bên cạch các hình thức truyền thông báo chí, vậy nên xu hướng tiếp theo về du lịch năm nay khả năng nghiêng về “sân nhà”, nhiều nội dung về du lịch trong nước hơn.

[ad_2]

Related Posts

Game phòng thủ xuyên thế kỷ: Day Tower Rush

[ad_1] ContentsRelated posts:Giới thiệu game phòng thủ xuyên thế kỷ Phòng thủ xuyên thế kỷ thuộc dòng game 1 người chơi, game 4399 là một trong những…

Trò chơi xây lâu đài công chúa

[ad_1]  ContentsRelated posts:Giới thiệu game xây lâu đài công chúa Xây lâu đài công chúa thuộc dòng game sóc nhí, game sóc vui với những công…

Game Onion giải cứu cô công chúa: Super Onion Boy

[ad_1] ContentsRelated posts:Giới thiệu game Onion giải cứu cô công chúa Onion giải cứu cô công chúa thuộc dòng game hành động, Vui 24h Online là cuộc…

Game cao bồi thiện xạ: Gunblood Remastered

[ad_1] ContentsRelated posts:Giới thiệu game cao bồi thiện xạ Cao bồi thiện xạ thuộc dòng game bắn súng, game Kizi một trong những tựa game mang đến…

Game đua xe siêu tốc độ: Drag Racing Club

[ad_1]  ContentsRelated posts:Giới thiệu game đua xe siêu tốc độ Đua xe siêu tốc độ thuộc dòng game đua xe, 24Vui Online là một trong những…

Game Pacman nhặt bóng: Pacman Dash 3D

[ad_1]  ContentsRelated posts:Giới thiệu game Pacman nhặt bóng Pacman nhặt bóng thuộc dòng game kỹ năng, game 4399 một tựa game mà nó đòi hỏi người…

Leave a Reply