[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] VIỆT BẮC PHẦN 1: TÁC GIẢ TỐ HỮU

[ad_1]

IBAITAP: Để có thể nắm được những nét chính trong đường đời, đường cách mạng và đường thơ của Tố Hữu. Hiểu rõ những nét nổi bật trong phong cách thơ của Tố Hữu là sự hòa quyện giữa nội dung trữ tình chính trị và nghệ thuật biểu hiện đậm đà tình dân tộc. Cùng ibaitap tìm hiểu bài học “Việt Bắc – Phần I: Tác giả Tố Hữu” hôm nay nhé.

Câu 1: Nêu những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 99)

Lời giải chi tiết:

– Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành , quê ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống Nho học và yêu văn chương, chính quê hương và gia đình đã có ảnh hưởng rất lớn đối với hồn thơ của ông.

– Tố Hữu giác ngộ cách mạng từ rất sớm, năm 18 tuổi đã kết nạp vào đảng và hoạt động cách mạng qua nhiều thời kỳ lịch sử đồng thời từng đảm đương nhiều chức vụ quan trọng.

– Vào năm 1938 khi mới 18 tuổi Tố Hữu đã trở thành lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên dân chủ ở Huế và được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương.

– Từ tháng 4/1939 đến tháng 3/1942 Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt giam tại nhiều nhà tù khác nhau ở miền Trung và Tây Nguyên.

– Tháng 3/1942 Tố Hữu vượt ngục ra Thanh hóa và tiếp tục con đường hoạt động cách mạng. 

– Trong cách mạng tháng Tám năm 1945 Tố Hữu là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa ở Huế.

– Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cho đến năm 1986 Tố Hữu liên tục giữ các cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Năm 1966 ông được  Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

Câu 2: Những chặng lớn trong thơ Tố Hữu gắn bó như thế nào với những chặng đường cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 99)

Lời giải chi tiết:

1. Tập thơ Từ ấy (1937 – 1946): đây là chặng đường đầu tiên của đời thơ Tố Hữu đánh dấu bước trưởng thành khi ông quyết tâm đi theo ngọn cờ của Đảng. Tập thơ được chia thành 3 phần:

  • “Máu lửa” gồm các bài được sáng tác trong thời kỳ Mặt trận Dân chủ, nó là tâm sự của những người thanh niên đang “băn khoăn đi kiếm lẽ đời” tác giả đã cảm thông sâu sắc với cuộc sống cơ cực của những người nghèo khổ trong xã hội đồng thời khơi dậy ngọn lửa đấu tranh và niềm tin vào tương lai.
  • “Xiềng xích” gồm những sáng tác trong nhà lao, đó là tâm tư của một người trẻ tuổi tha thiết yêu đời và khao khát tự do. Đó là ý chí kiên cường, quyết tâm chiến đấu của người chiến sĩ ngay trong nhà tù.
  • “ Giải phóng” gồm những sáng tác từ khi Tố Hữu vượt ngục cho đến những ngày đầu giải phóng vĩ đại của toàn dân tộc. 

2. Tập thơ Việt Bắc (1946 – 1954) trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp gian khó và anh dũng.

  • Nó là tiếng ca hùng tráng thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và những con người kháng chiến.
  • Rất nhiều tình cảm lớn đã được thể hiện sâu đậm như: tình quân dân, tiền phương- hậu phương hay miền xuôi- miền ngược…

3. Tập thơ “Gió lộng” ( 1955 – 1961) khi miền Bắc bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất đất nước.

  • Ghi sâu ân tình của cách mạng.
  • Ca ngợi cuộc sống ở miền Bắc.
  • Tình cảm thiết tha, sâu nặng đối với miền Nam ruột thịt.

4. Hai tập thơ Ra trận ( 1962 – 1971), Máu và hoa (1972 – 1977)

– Ra trận là bản anh hùng ca về “Miền Nam trong lửa đạn sáng ngời” với bao hình ảnh tiêu biểu cho dũng khí kiên cường của dân tộc.

– Máu và hoa ghi lại một chặng đường cách mạng đầy gian khổ hy sinh, khẳng định niềm tin sâu sắc về vào sức mạnh tiềm tàng của dân tộc cũng như niềm tự hào, vẻ vang khi “toàn thắng về ta”

5. Một tiếng đờn ( 1992) và “Ta với ta” (1999) là hai tập thơ được sáng tác khi đất nước đổi mới:

  • Phản ánh lên suy tư và chiêm nghiệm về con người cũng như cuộc đời.
  • Kiên định niềm tin vào lý tưởng chiến đấu và con đường cách mạng.

Câu 3: Tại sao nói thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 100)

Lời giải chi tiết:

Nói thơ của Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị vì:

  • Tố Hữu khai thác cảm hứng sáng tác từ đời sống chính trị và từ các hoạt động cách mạng cũng như tình cảm chính trị của bản thân.
  • Thơ của ông là tiếng nói của con người  trung thành với lý tưởng cách mạng và đây cũng chính là cảm hứng sáng tác của ông.
  • Tố Hữu là nhà thơ cách mạng và nhà thơ của lý tưởng cộng sản vì thơ của ông đều bắt nguồn từ sự giác ngộ ánh sáng cách mạng.

Câu 4: Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ Tố Hữu biểu hiện ở những điểm cơ bản nào? (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 100)

Lời giải chi tiết:

Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật thơ của Tố Hữu được biểu hiện:

  • Về mặt nội dung: mang đậm nét hình ảnh của con người Việt Nam và tình cảm Việt Nam trong thời đại mới, nối tiếp với truyền thống tinh thần và tình cảm đạo lý sâu sắc của dân tộc.
  • Về mặt nghệ thuật: Tố Hữu đã thành công trong việc sử dụng các thể thơ lục bát hay thơ bảy chữ với ngôn ngữ thơ cùng lời nói quen thuộc của dân tộc, thơ giàu nhạc điệu.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Chọn một bài thơ của Tố Hữu mà anh chị yêu thích nhất. Phân tích một đoạn trong bài thơ đó. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 100)

Lời giải chi tiết:

– Em chọn phần mở đầu của bài “Khi con tu hú”

Bài thơ “Khi con tu hú” được Tố Hữu sáng tác khi đang bị bắt giam tại nhà tù Thừa Thiên, bài thơ đã nói lên nỗi lòng cùng tâm trạng đang hăm hở, sôi sục chiến đấu thì bị bắt giam trong bốn bức tường của người chiến sĩ cách mạng. Tâm trạng đó càng trở nên bức xúc và uất ức hơn khi bên ngoài là một thế giới rộng lớn, muôn màu. Tiếng tu hú như đánh thức tất cả mọi sự sôi động về cuộc sống bên ngoài nhà giam, giữa cái không gian mênh mông bên ngoài kia là sự sống vậy gọi, xóa tan hết những ngột ngạt của người tù cộng sản yêu nước. Tiếng chim cùng những hình ảnh về sự sống bên ngoài đã xóa tan những buồn tủi, bí bức trong hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ. Bức tranh về mùa hè rực rỡ với đủ màu sắc, âm thanh và hương vị là những cảm nhận tinh tế của nhà thơ, lòng ông luôn hướng tới sự tự do và hướng về sự sống tươi đẹp. Tố Hữu đã trực tiếp bộc lộ cảm xúc trong sáng, nhiệt thành của mình từ việc miêu tả ngoại cảnh qua những câu thơ giàu sức sáng tạo và tưởng tượng.

Câu 2: Xuân Diệu viết: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là thơ rất đỗi trữ tình”. Cần hiểu nhận xét đó như thế nào? (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 100)

Lời giải chi tiết:

Tố Hữu làm thơ để phục vụ cho cách mạng và cho lý tưởng của Đảng:

  • Ông luôn lấy cảm hứng sáng tác từ lý tưởng chiến đấu nên từ nội dung cho đến đề tài thơ của ông đều hướng tới lý tưởng cách mạng.
  • Ông xác định nội dung, đề tài và cảm hứng nghệ thuật xuất phát từ những vấn đề liên quan tới đời sống cách mạng cùng lý tưởng chính trị.
  • Ông là sự kế thừa dòng thơ cách mạng của Phan Bội Châu hay Phan Châu Trinh.
  • Ông tìm tới và gắn liền với khuynh hướng sử thi cùng cảm hứng lãng mạn.
  • Giọng thơ của ông tha thiết, ngọt ngào, đó là giọng của tình thương mến trữ tình của người dân Huế.

[ad_2]

Related Posts

✅ DẠY KHIÊU VŨ TẠI NHÀ

[ad_1] Đánh giá bài viết post 💃 Trung tâm gia sư Tâm Tài Đức chuyên cung cấp dịch vụ gia sư dạy khiêu vũ tại nhà các…

✅ PHỤ NỮ XƯA VÀ NAY

[ad_1] ContentsCâu 1: Nêu những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 99)Câu 2: Những chặng lớn trong thơ Tố…

✅ HỌC SINH NGÀY XƯA VÀ NGÀY NAY

[ad_1] ContentsCâu 1: Nêu những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 99)Câu 2: Những chặng lớn trong thơ Tố…

✅ CÁC VẤN ĐỀ TRONG TRƯỜNG HỌC HIỆN NAY

[ad_1] Đánh giá bài viết post 🏘️ Cùng với sự phát triển của kinh tế, những vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng nhiều. Trong đó,…

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsCâu 1: Nêu những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 99)Câu 2: Những chặng lớn trong thơ Tố…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsCâu 1: Nêu những nét lớn trong cuộc đời Tố Hữu. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 99)Câu 2: Những…

Leave a Reply