[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP PHẦN 1: TÁC GIẢ HỒ CHÍ MINH

[ad_1]

IBAITAP: Để hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh hãy cùng ibaitap đến với bài học “Tuyên ngôn độc lập- Phần I: Tác giả Hồ Chí Minh” để cùng tìm hiểu nhé.

Câu 1: Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học, nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã giúp anh chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người như thế nào? (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 29)

Lời giải chi tiết:

– Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh là:

  • Người coi văn nghệ là một thứ vũ khí để chiến đấu phục vụ sự nghiệp cách mạng vì vậy nên nhà văn cũng là một người chiến sĩ.
  • Hồ Chí Minh chú trọng vào tính chân thật và tính dân tộc của văn chương. 
  • Người luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận đẻ có thể lựa chọn nội dung cùng hình thức thể hiện phù hợp tạo nên tính đa dạng, phong phú và mang lại hiệu quả cao. Hồ Chí Minh luôn đặt ra những câu hỏi như: “Viết cho ai?”, “Viết để làm gì?”, “Viết cái gì?” và “Viết như thế nào?”

⇒ Qua đó ta thấy văn thơ của Hồ Chí Minh là một di sản văn hóa gắn với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Người, quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh cho ta hiểu biết sâu sắc hơn về các tác phẩm của Người đó là những sáng tác nhằm mục đích phục vụ sự nghiệp cách mạng.

Câu 2: Nêu những nét khái quát về sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 29)

Lời giải chi tiết:

– Văn chính luận: 

  • Văn chính luận được viết nhằm đấu tranh và tấn công kẻ thù trực diện song cũng để thức tỉnh và giác ngộ quần chúng.
  • Được viết với ngòi bút sắc bén, lập luận chặt chẽ, trí tuệ sắc sảo, lời văn ngắn gọn, súc tích và giàu tình cảm.
  • Các tác phẩm tiêu biểu gồm: Bản án chế độ thực dân Pháp ( 1925), Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946).

– Truyện và kí:

  • Truyện và kí dùng để tố cáo tội ác dã man cùng bản chất xảo trá, tàn bạo của bọn thực dân phong kiến, qua đó đề cao tinh thần yêu nước.
  • Được viết với bút pháp hiện đại cùng giọng trần thuật linh hoạt, trí tưởng tượng phong phú đa dạng.
  • Các tác phẩm tiêu biểu gồm:  Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925).

– Thơ ca:

  • Thơ ca thể hiện lên chất nghệ sĩ tài hoa cùng nghị lực phi thường cùng nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng.
  • Hồ Chí Minh đã để lại cho nền văn học 250 bài thơ và được in trong 3 tập là: Nhật kí trong tù, Thơ Hồ Chí Minh, Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh.

Câu 3: Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh? (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 29)

Lời giải chi tiết:

Những nét chính về phong cách nghệ thuật độc đáo mà đa dạng của Hồ Chí Minh là:

  • Văn chính luận: ngắn gọn, súc tích, lý lẽ đanh thép cùng những bằng chứng đầy tính thuyết phục, giàu hình ảnh và giọng văn linh hoạt. 
  • Truyện và kí: có tính chiến đấu mạnh mẽ bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén tuy nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng lại rất sâu cay, thâm thúy và mang đậm nét Á Đông.
  • Thơ ca: với những bài có mục đích tuyên truyền thì lời lẽ sẽ giản dị, dễ hiểu và dễ nhớ. Còn những bài được viết theo cảm hứng thẩm mĩ thì hàm súc kết hợp với chất tình, chất thép giản dị mà sâu xa. Nét bao trùm của thơ ca đó là cổ điển và hiện đại.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) trong tập Nhật ký trong tù để làm rõ sự hòa hợp giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại trong thơ Hồ Chí Minh. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 29)

Lời giải chi tiết: 

– Bút pháp cổ điển của bài thơ Chiều tối:

  • Đề tài thơ là bức tranh thiên nhiên cùng con người trong một buổi chiều.
  • Sử dụng thể thơ Đường luật.
  • Sử dụng những hình ảnh trong thơ cổ như: cánh chim và chòm mây.
  • Sử dụng nghệ thuật tả cảnh gợi tình, lấy động để tả tĩnh.

– Bút pháp hiện đại của bài thơ Chiều tối:

  • Lấy con người làm trung tâm của mọi vật.
  • Bộc lộ trực tiếp cảm xúc cùng sự đồng cảm.

– Tập Nhật kí trong tù:

  • Chất cổ điển được thể hiện qua thể thơ, hình ảnh cùng bút pháp tả cảnh ngụ tình.
  • Chất hiện đại được thể hiện trực tiếp qua tinh thần chiến đấu cùng ý chí kiên cường.

⇒ Thơ của Hồ Chí Minh luôn giàu cảm xúc và sự chân thành, Người đã sử dụng thi liệu cổ điển cùng nhiều hình ảnh tự nhiên làm nổi bật lên tinh thần hiện đại.

Câu 2: Những bài học thấm thía và sâu sắc khi học và đọc Nhật kí trong tù. (SGK Ngữ văn 12 tập 1- trang 29)

Lời giải chi tiết: 

Những bài học thấm thía và sâu sắc khi đọc và học Nhật kí trong tù là:

  • Vượt lên trên hoàn cảnh, khẳng định được giá trị và phẩm chất tốt đẹp.
  • Tình thần lạc quan và tình yêu cuộc sống, ung dung tự tại.
  • Lòng yêu nước sâu sắc của Hồ Chí Minh.

[ad_2]

Related Posts

✅ GIỚI TRẺ VÀ MẠNG XÃ HỘI

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsCâu 1: Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học, nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điểm…

✅ DẠY KHIÊU VŨ TẠI NHÀ

[ad_1] Đánh giá bài viết post 💃 Trung tâm gia sư Tâm Tài Đức chuyên cung cấp dịch vụ gia sư dạy khiêu vũ tại nhà các…

✅ PHỤ NỮ XƯA VÀ NAY

[ad_1] ContentsCâu 1: Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học, nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã giúp anh chị…

✅ HỌC SINH NGÀY XƯA VÀ NGÀY NAY

[ad_1] ContentsCâu 1: Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học, nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã giúp anh chị…

✅ CÁC VẤN ĐỀ TRONG TRƯỜNG HỌC HIỆN NAY

[ad_1] Đánh giá bài viết post 🏘️ Cùng với sự phát triển của kinh tế, những vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng nhiều. Trong đó,…

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsCâu 1: Nêu những nét chính về quan điểm sáng tác văn học, nghệ thuật của Hồ Chí Minh. Quan điểm đó đã giúp anh chị…

Leave a Reply