Thời Hiệu Khởi Kiện Tranh Chấp Đất Đai Là Gì?

Khi nói đến tranh chấp đất đai, hầu hết các chủ thể trong quan hệ tranh chấp hoặc những cá nhân, tổ chức liên quan đều lo lắng trước thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai. Bởi lẽ pháp luật Việt Nam quy định tùy thuộc vào từng loại tranh chấp đất đai mà thời hiệu khởi kiện sẽ khác nhau. Nếu không nắm chắc quy định của pháp luật về thời hiệu của từng loại tranh chấp thì rất khó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vậy, thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là gì? Có phải trường hợp nào cũng áp dụng thời hiệu tranh chấp đất đai? Để trả lời cho vấn đề này, hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé.

Quy định chung về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai
Quy định chung về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai

Thời hiệu khởi kiện là gì?

Tại Điều 184 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự.

Theo Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 định nghĩa về thời hiệu như sau:

  • Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác.
  • Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015.

Tranh chấp đất đai là gì?

Theo Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Có nhiều dạng tranh chấp đất đai khác nhau nhưng điển hình là tranh chấp về quyền sử dụng đất và tranh chấp về ranh giới của các thửa đất liền kề.

Không áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai trong trường hợp nào?

Trường hợp nào không áp dụng thời hiệu khởi kiện
Trường hợp nào không áp dụng thời hiệu khởi kiện

Đối với trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai (Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai là tranh chấp ai có quyền sử dụng đất đó theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012) thì thời hiệu khởi kiện không được áp dụng theo (Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015).

Điều này đồng nghĩa với những tranh chấp về quyền sử dụng đất, khi một trong các bên chủ thể nhận thấy quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm vào bất kỳ thời điểm nào thì đều có quyền nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật bởi thời hiệu khởi kiện trong trường hợp này không được xét đến và áp dụng.

Thời hiệu khởi kiện đối với các tranh chấp liên quan đến đất đai khác

Cũng căn cứ Điều 23 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 quy định: Đối với tranh chấp dân sự mà văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thời hiệu khởi kiện thì áp dụng thời hiệu khởi kiện được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật đó.

Từ quy định trên và các văn bản pháp luật có liên quan, cho thấy:

  • Đối với tranh chấp dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự (hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, hợp đồng thuê lại quyền sử dụng đất) thì thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. (Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015).
  • Đối với tranh chấp đất đai là di sản thừa kế thì thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. (Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015).

Thời hiệu khởi kiện bắt đầu như thế nào?

Quy định về bắt đầu thời hiệu khởi kiện
Quy định về bắt đầu thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (cụ thể là tranh chấp đất đai) được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phát sinh quyền yêu cầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:

Thứ nhất, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

  • Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
  • Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

Thứ hai, chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện, người có quyền yêu cầu là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

Thứ ba, người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chưa có người đại diện khác thay thế trong trường hợp sau đây:

  • Người đại diện chết nếu là cá nhân, chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân;
  • Người đại diện vì lý do chính đáng mà không thể tiếp tục đại diện được.
Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện
Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện

Bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại trong trường hợp sau đây:

  • Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
  • Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện;
  • Các bên đã tự hòa giải với nhau.

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự bắt đầu lại kể từ ngày tiếp theo sau ngày xảy ra các trường hợp trên.

Trên đây là những nội dung về vấn đề thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai. Trường hợp Quý khách hàng có thắc mắc hay có vấn đề cần giải đáp, vui lòng liên hệ ngay với Công ty Luật TNHH MTV Long Phan PMT qua hotline bên dưới để được tư vấn miễn phí.

Có thể bạn quan tâm:

  • Thủ Tục Khởi Kiện Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai
  • Khởi Kiện Hủy Hợp Đồng Mua Bán Đất Đã Lập Vi Bằng Thì Thủ Tục Như Thế
  • Thủ Tục Khởi Kiện Hủy Hợp Đồng Đặt Cọc Mua Nhà Đất

Scores: 4.08 (12 votes)

Related Posts

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013 1. Luật sư tư vấn về hợp đồng, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất…

Luật đất đai

Luật đất đai là bộ luật do Quốc hội ban hành, đưa ra các quy định về việc sử dụng và quản lý đất đai. Các nội…

Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ sang cho con

Cơ sở pháp lý – Bộ luật dân sự 2015 – Luật đất đai 2013 – Nghị định 43/2014/NĐ-CP Tặng cho quyền sử dụng đất từ bố…

Luật sư giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất

Cơ sở pháp lý – Bộ luật tố tụng dân sự 2015 – Luật đất đai 2013 – Nghị định 43/2014/NĐ-CP – Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP Tranh chấp…

Luật Sư Tư Vấn Luật Đất Đai Miễn Phí Qua Tổng Đài

Đất đai là tài sản có giá trị lớn, cho nên các rủi ro và tranh chấp xoay quanh lĩnh vực này tương đối nhiều. Bên cạnh…

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột với nhau

Tranh chấp đất đai giữa anh em là một vấn không mấy xa lạ hiện nay, theo phong tục tập quán của người Việt Nam thường giải…

Leave a Reply