[SOẠN BÀI] VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6

[ad_1]

IBAITAP: Vận dụng các kiến thức đã học để làm bài tập làm văn số 6, chú ý cách diễn đạt và các lỗi chính tả thường gặp.

Đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nên suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.  (SGK Ngữ văn 8 tập 2- trang 85)

Dàn ý tham khảo:

Mở bài: Khẳng định vai trò lãnh đạo anh minh của Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn. 

Thân bài:

– Hai nhà Đinh, Lê “không noi theo dấu cũ Thương Chu” giữ nguyên vị trí kinh đô tại đất Hoa Lư mà đất Hoa Lư vốn chỉ là một nơi núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Chính điều đó đã khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở, chính lịch sử cũng đã chứng minh điều đó: hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân thì gặp nhiều khó khăn. Việc phê phán hai triều Đinh, Lê là một phần lớn thể hiện lên tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng đó là đất nước đang bước vào thời bình, đất Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!

– Trần Quốc Tuấn cũng vậy, từ thực tế việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một cùng thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Quân Nguyên Mông sang nước ta “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc. Rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía được bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô bùng nổ cuộc chiến tranh lần hai.

– Giặc như vậy còn lực lượng quân ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc đã thêm một lần đau xót khi chứng kiến cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. 

 – Từ việc nhìn thấu tình hình đất nước, hai nhà lãnh đạo anh minh đều đã xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ đã có những quyết định đúng đắn và những hành động táo bạo để đưa đất nước đến được bến bờ của sự bình yên, phát triển.

 –  Lí Thái Tổ xác định được nhiệm vụ duy nhất hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư còn Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyến khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ.

Kết bài: Suy nghĩ của bản thân. 

Đề 2: Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hay nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.  (SGK Ngữ văn 8 tập 2- trang 85)

Dàn ý tham khảo:

Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm Bàn về đọc sách đồng thời chỉ ra luận điểm quan trọng nhất là mối quan hệ giữa học với hành.

Thân bài:

– Học là hoạt động của trí óc để tiếp thu những kiến thức mới hoặc những điều chưa biết và mục đích của việc học phải chân chính.

– Hành là vận dụng những điều đã được học vào thực tế để kiến thức trở nên hữu ích hơn. 

– Học và hành phải đi được đôi với nhau vì:

  • Nếu học chỉ để chất chứa kiến thức sách vở vào đầu không biết đem những điều đã học ra áp dụng thì không có ích gì. 
  • Học mà không hành thì rất vô ích, phải đem cái học được ra áp dụng vào thực tế để kiến thức đó trở nên có giá trị hơn. 

– Học và hành có mối quan hệ mật thiết với nhau. 

– Liên hệ bản thân. 

Kết bài: Khẳng định tác phẩm “Bàn về đọc sách” đến nay vẫn là chân lý giúp chúng ta học tập đúng đắn đồng thời chỉ rõ mối quan hệ giữa việc học và hành.

Đề 3: Câu nói của M. Go- rơ-ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống” gợi cho em suy nghĩ gì? (SGK Ngữ văn 8 tập 2- trang 85)

Dàn ý tham khảo:

Mở bài: Trích câu nói của M. Go- rơ-ki. 

Thân bài:

– Giải thích câu nói của M. Go- rơ-ki: “Sách là nguồn kiến thức”.

  • Sách chính là nơi lưu giữ nguồn tri thức của nhân loại từ ngàn đời nay.
  • Sách cung cấp cho ta đầy đủ kiến thức cùng kinh nghiệm của nhân loại vượt qua không gian và cả thời đại.
  • Sách là kho tàng tri thức, những cuốn sách còn có giá trị như là cột mốc phát triển trên con đường học thuật của nhân loại.

   – Tầm quan trọng của sách đối với con người.

  • Đọc sách chính là con đường quan trọng của học vấn nó tích lũy, nâng cao nhận thức và trình độ cá nhân.
  • Đọc sách có thể chuẩn bị cho một cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường đời hay con đường học vấn, để phát hiện ra thế giới mới.
  • Đọc sách là tìm con đường sống.
  • Cuộc sống luôn cần kiến thức và kinh nghiệm để có thể mở mang hiểu biết và tìm ra nghề chân chính để tồn tại.
  • Cuộc sống – xã hội ngày càng phát triển, con người cần phải trau dồi kiến thức nhiều hơn.

– Nếu không có sách: 

  • Coi thường việc đọc sách chính là xóa bỏ kinh nghiệm của quá khứ, khiến xã hội thụt lùi, chậm tiến.
  • Thiếu sách cuộc sống của con người sẽ trở nên rất nhàm chán và tăm tối.
  • Không có sách sự hiểu biết của con người sẽ thụt lùi so với thời đại.
  • Thiếu sách sẽ không có kinh nghiệm và những kiến thức lưu lại cho thế hệ mai sau.

Kết bài: Khẳng định vai trò to lớn của sách đối với con người.

[ad_2]

Related Posts

✅ CÁCH THỔI SÁO ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Hướng dẫn thổi sáo 6 lỗ ContentsĐề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nên suy nghĩ của em…

✅ CÁCH HỌC ĐÀN ORGAN ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsĐề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nên suy nghĩ của em về…

✅ CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsĐề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nên suy nghĩ của em về vai trò của những người…

✅ NGỮ PHÁP TIẾNG NHẬT ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️‎

[ad_1] Đánh giá bài viết post 60 cấu trúc Ngữ pháp tiếng Nhật N5 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGỮ PHÁP TIẾNG NHẬT 1. Đặc tính cơ bản…

✅ CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsĐề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nên suy nghĩ của em về…

✅ CÔNG THỨC LƯỢNG GIÁC⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsĐề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nên suy nghĩ của em về vai trò của những người…

Leave a Reply