[SOẠN BÀI] VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 3: NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

[ad_1]

IBAITAP: Vận dụng các kiến thức đã học viết bài làm văn số 3. Chú ý các lỗi chính tả thường gặp, cách sử dụng từ và bố cục bài văn.

Đề 1: So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích sau: (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 92)

Lời giải chi tiết:

a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và dẫn dắt vấn đề.

b. Thân bài:

– Giới thiệu hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều (đều đẹp).

– Phân tích 4 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân (đoan trang, phúc hậu, vẻ đẹp hài hòa với xung quanh). 

– Phân tích 12 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều:

  • Kiều được tả sắc sảo mặn mà hơn hẳn Vân → đây là nghệ thuật đòn bẩy. 
  • Vẻ đẹp của Kiểu lộng lẫy sắc nước hương trời đến hoa phải ghen và liễu phải hờn.
  • Nàng không những đẹp mà còn thông minh và có tài.
  • Dự cảm về sự “bạc mệnh” của Kiều.

– Nghệ thuật: ước lệ, tượng trưng, điển cổ đã được dùng để miêu tả và làm nổi bật lên vẻ đẹp của Kiều và Vân.

c. Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp của hai chị em, trân trọng và đề cao vẻ đẹp của con người, vẻ đẹp hoàn thiện , hoàn mỹ của hai chị em Kiều → đây là cảm hứng nhân đạo.

Đề 2: Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình. (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 93)

Lời giải chi tiết:

a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả và dẫn dắt vấn đề.

b. Thân bài:

– Nỗi niềm tâm sự của cả hai tác giả:

– Cả hai tác giả đều sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến, đầy rẫy những sự bất công, họ đã chứng kiến biết bao cảnh nhiễu nhương và  cuộc sống khổ cực của người lao động.

– Cả hai tác giả đều có những nỗi niềm tâm sự giống nhau đó là:

  • Tâm sự yêu nước và tâm sự thời thế.
  • Tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè.
  • Đau xót trước cảnh lầm than của người dân và những điều nhố nhăng của xã hội đương thời.
  • Tố cáo và đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội.

– Sự khác nhau giữa giọng thơ của nhà thơ Nguyễn Khuyến và nhà thơ Tú Xương là:

– Nhà thơ Nguyễn Khuyến: 

  • Thơ trào phúng: tiếng cười hóm hỉnh, nhẹ nhàng  và thâm trầm nhưng đầy ngụ  ý.
  • Thơ trữ tình: giọng thơ lúc thì đằm thắm lúc lại đau xót.

– Nhà thơ Tú Xương:

  • Tiếng cười trào phúng: tiếng cười suồng sã, chua cay.
  • Thơ trữ tình: ông viết bằng tất cả lòng yêu thương, trân trọng và cảm phục, bài thơ “thương vợ” đã khắc hoạ thành công hình ảnh người vợ, người mẹ giàu đức hi sinh.

– Sự khác nhau ấy là do:

  • Nguyễn Khuyến tài cao học rộng nên thuận lợi trong con đường thi cử, ông đỗ đạt cao. Ông còn là người tài năng, có cốt cách thanh cao và có lòng yêu nước, thương dân.
  • Tú Xương tuy học giỏi nhưng lại lận đận trong con đường thi cử, ông đi thi nhiều lần nhưng cũng chỉ đỗ đến tú tài. Cuộc sống gia đình ông khó khăn, mọi gánh nặng đều đè lên vai bài Tú, ông lại chẳng thể giúp gì được cho vơ con. Chính vì vậy nên giọng thơ của Tú Xương vừa chua chát, vừa mạnh mẽ lại vừa phẫn uất.

c. Kết bài: Cả hai nhà thơ đều đã để lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm có giá trị về cả nội dung cũng như nghệ thuật. Họ đều căm ghét xã hội thực dân nửa phong kiến nhố nhăng và đầy rẫy sự bất công. 

– Tổng kết lại vấn đề.

Đề 3: Vẻ đẹp hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 93)

Lời giải chi tiết:

a. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và dẫn dắt vấn đề.

b. Thân bài:

– Hoàn cảnh xuất thân của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc: đều là những người lao động giản dị, chất phác, sống một cuộc đời lam lũ, cơ cực, họ chỉ quen với việc đồng áng và hoàn toàn xa lạ với binh đao. 

– Những chuyển biến của họ khi giặc Pháp tới xâm lược là:

  • Về tình cảm: có lòng yêu nước và lòng căm thù giặc sâu sắc.
  • Về nhận thức: có ý thức trách nhiệm với Tổ quốc khi Tổ quốc lâm nguy.
  • Về hành động: tự nguyện và có ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc.

– Vẻ đẹp hào hùng của người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc: mộc mạc, giản dị và rất mực nghĩa khí với tinh thần xả thân cứu nước.

c. Kết bài: Tổng kết lại vấn đề.

Đề 4: Những cảm nhận sâu sắc của anh (chị) qua tìm hiểu cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu. (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 93)

Lời giải chi tiết:

Dàn ý:

1. Khái quát cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu (tấm lòng thủy chung, son sắt với đất nước và với dân).

2. Nội dung thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu gồm những gì? Giá trị nhân đạo mà ông muốn mang tới.

3. Qua những bài thơ, văn đó ông muốn khích lệ chúng ta những gì? Phong cách viết của ông có gì đặc biệt. 

Có thể tham khảo lại bài tìm hiểu về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

[ad_2]

Related Posts

✅ CÔNG THỨC MÔN SINH ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsĐề 1: So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích sau: (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang…

✅ UỐNG BAO NHIÊU CHAI BIA THÌ BỊ PHẠT ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsĐề 1: So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích sau: (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang…

✅ CÔNG THỨC TOÁN TIỂU HỌC ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] 4.4/5 – (32 bình chọn) ContentsĐề 1: So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích sau: (SGK Ngữ…

✅ NHỮNG ĐỊA DANH NỔI TIẾNG Ở VIỆT NAM ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsĐề 1: So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích sau: (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang…

✅ CÔNG THỨC TOÁN TIỂU HỌC ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] 4.3/5 – (26 bình chọn) ContentsĐề 1: So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích sau: (SGK Ngữ…

✅ DẠY ONLINE LÀ GÌ ? ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsĐề 1: So sánh tài sắc của Thúy Vân và Thúy Kiều được thể hiện trong đoạn trích sau: (SGK Ngữ…

Leave a Reply