[SOẠN BÀI] TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN (TIẾP THEO)

[ad_1]

IBAITAP: Ngôn ngữ là tài sản chung của cả xã hội còn lời nói là sản phẩm riêng của cá nhân, qua bài soạn bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân cùng Ibaitap tìm hiểu và luyện tập các kiến thức cơ bản của bài học.

Câu 1: Từ nách là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người nói tiếng Việt với nghĩa “mặt dưới chỗ cánh tay nối với ngực” (Từ điển tiếng Việt – Hoàng Phê chủ biên). Nhưng trong câu thơ dưới đây, Nguyễn Du đã có sự sáng tạo riêng khi dùng từ nách như thế nào? (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 34)

Lời giải chi tiết:

– Trong câu thơ trên của Nguyễn Du từ “nách” dùng để chỉ góc tường.

– Trong câu thơ, tác giả đã chuyển nghĩa từ “nách” từ mang nghĩa chỉ vị trí trên cơ thể của con người sang nghĩa chỉ vị trí giữa hai bức tường giao nhau tạo nên một góc. Vì vậy từ “nách” trong câu thơ trên của Nguyễn Du đã được dùng theo nghĩa chuyển- chuyển theo phương thức ẩn dụ. Nếu ta thay từ “nách tường” bằng từ “góc tường” thì giá trị câu thơ sẽ bị giảm đi rất nhiều.

Câu 2: Trong mỗi câu thơ sau, từ xuân được dùng theo sự sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ như thế nào? Hãy phân tích nghĩa của từ xuân trong lời thơ của mỗi người? (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 34)

Lời giải chi tiết:

– Trong câu thơ: “Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại”. Từ xuân thứ nhất ý chỉ tuổi xuân của con người, còn từ xuân thứ hai ý chỉ mùa xuân. Sự ra đi của tuổi xuân khiên cho Hồ Xuân Hương càng thêm buồn tủi và chán chường.

– Trong câu thơ: “Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay”  từ xuân ý chỉ vẻ đẹp cùng tuổi thanh xuân của người con gái.

– Trong câu thơ: “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”, từ xuân ý chỉ men say nồng của rượu ngon và đồng thời chỉ sức sống dạt dào của tuổi trẻ và tình cảm bạn bè thắm thiết.

– Trong câu thơ: “Mùa xuân là tết trồng cây,/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân” từ xuân thứ nhất có nghĩa gốc là chỉ mùa xuân mùa đầu tiên trong năm, còn từ xuân thứ hai ý chỉ sức sống mới và sự tươi đẹp.

Câu 3: Cùng là từ mặt trời trong ngôn ngữ chung, nhưng mỗi tác giả trong những câu thơ sau đã có sáng tạo như thế nào khi sử dụng. (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 34)

Lời giải chi tiết:

a. Từ “mặt trời” được tác giả sử dụng với nghĩa gốc.

b. Từ “mặt trời” được tác giả sử dụng ý chỉ chân lí và lí tưởng của cách mạng. 

c. Từ “mặt trời” được tác giả sử dụng lần thứ nhất là nghĩa gốc, còn lần thứ hai được dùng với nghĩa ẩn dụ ý chỉ đứa con của người mẹ, đối với người mẹ đứa con là niềm hạnh phúc, niềm tin và là nơi mang lại ánh sáng cho cuộc đời mẹ.

Câu 4: Theo anh (chị), trong những câu sau, từ nào là từ mới được tạo ra trong thời gian gần đây? Chúng được tạo ra dựa vào những tiếng nào có sẵn và theo phương thức cấu tạo từ như thế nào? (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 34)

Lời giải chi tiết:

a.  Từ “mọn mằn” là từ được cá nhân tạo ra dựa vào:

– Tiếng “mọn” có nghĩa là “nhỏ đến mức không đáng kể”.

– Dựa vào những quy tắc cấu tạo chung như:

  • Quy tắc tạo từ láy hai tiếng và lặp lại phụ âm đầu.
  • Trong hai tiếng, tiếng gốc đặt trước và tiếng láy được đặt sau.
  • Tiếng láy lặp lại phụ âm đầu, nhưng thay đổi vần thành vần ăn.

b. Từ “giỏi giắn” cũng đã được tạo ra theo các quy tắc như ý a. Từ “giỏi giắn” cũng có nghĩa là : rất giỏi đây là sắc thái biểu cảm thể hiện sự mến mộ và thiện cảm.

c. Từ “nội soi” được tạo ra từ hai tiếng có sẵn trong ngôn ngữ, đồng thời dựa vào phương thức cấu tạo từ ghép chính phụ có tiếng chính chỉ hoạt động và tiếng phụ bổ sung ý nghĩa.

[ad_2]

Related Posts

✅ TRIẾT LÝ VỀ TIỀN BẠC ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsCâu 1: Từ nách là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người nói tiếng Việt với nghĩa “mặt dưới…

✅ KỸ NĂNG HỌC TẬP HIỆU QUẢ ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsCâu 1: Từ nách là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người nói tiếng Việt với nghĩa “mặt dưới chỗ cánh tay nối với…

✅ GIA SƯ DẠY TRANG ĐIỂM TẠI NHÀ ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsCâu 1: Từ nách là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người nói tiếng Việt với nghĩa “mặt dưới…

✅ CÔNG THỨC MÔN SINH ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsCâu 1: Từ nách là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người nói tiếng Việt với nghĩa “mặt dưới chỗ cánh tay nối với…

✅ UỐNG BAO NHIÊU CHAI BIA THÌ BỊ PHẠT ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsCâu 1: Từ nách là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người nói tiếng Việt với nghĩa “mặt dưới chỗ cánh tay nối với…

✅ CÔNG THỨC TOÁN TIỂU HỌC ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] 4.4/5 – (32 bình chọn) ContentsCâu 1: Từ nách là một từ phổ biến, quen thuộc với mọi người nói tiếng Việt với nghĩa “mặt dưới…

Leave a Reply