[SOẠN BÀI] THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP

[ad_1]

IBAITAP: Để nắm được một số phép tu từ cú pháp thường dùng trong văn bản và có kĩ năng phân tích, sử dụng chúng hãy cùng ibaitap đến với bài học “Thực hành một số phép tu từ cú pháp” ngày hôm nay nhé.

I. PHÉP LẶP CÚ PHÁP

1. Trong những đoạn văn, thơ sau, có những câu không những lặp lại một số từ ngữ mà còn lặp lại kết cấu ngữ pháp. Hãy xác định những câu có lặp lại kết cấu cú pháp và phân tích kết cấu cú pháp đó. Cho biết phép lặp đó có tác dụng như thế nào?

Lời giải chi tiết: 

a. Những câu lặp lại cú pháp trong đoạn a là câu 1-3 và câu 4-5.

Cấu trúc lặp lại là: 

  • Sự thật là …. , Chủ ngữ (dân ta) – Vị ngữ (thành thuộc địa …): bổ ngữ.
  • Dân ta (đã/lại) – Vị ngữ 

⇒ Biện pháp nghệ thuật có tác dụng nhấn mạnh và tô đậm tính khẳng định, giúp lời văn hài hòa, nhịp nhàng và bổ sung ý nghĩa cho nhau. 

b. Những câu lặp lại cú pháp trong đoạn b là: 

  • Câu 1-2: Chủ ngữ (đây) – Vị ngữ (là của chúng ta).
  • Câu 3- 4- 5: Những danh từ- Định tố.

⇒ Chúng có tác dụng nhấn mạnh và khẳng định niềm tự hào cùng tình yêu đất nước tha thiết của nhà thơ.

c. Câu lặp lại cú pháp trong đoạn c là: “Nhớ sao…”

⇒ Nó có tác dụng khiến nỗi nhớ của người xuôi đối với quê hương cách mạng Việt Bắc thêm sâu nặng, thiết tha.

2. So sánh bài tập 1 và bài tập 2 để chỉ ra điểm giống và khác nhau về hiện tượng lặp cú pháp.

Lời giải chi tiết: 

– Điểm giống nhau là: đều sử dụng phép lặp có kết cấu cú pháp. 

– Điểm khác nhau là:

  • Về số lượng tiếng: Câu đối, thơ Đường luật, văn biền ngẫu và trong những câu (vế câu) lặp lại kết cấu cú pháp với nhau và chúng cần tương ứng về mặt từ loại.
  • Văn xuôi, thơ tự do những kết cấu cú pháp cần sự đối xứng về từ loại và cấu tạo từ không nhất thiết ở mức độ nghiêm ngặt tuyệt đối.
  • Về nhịp điệu: trong câu đối, thơ Đường luật, văn biền ngẫu những vế câu lặp lại kết cú pháp thì kết cấu nhịp điệu cũng phải lặp lại như: kết cấu nhịp 2/5 hoặc 2/2/3 của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua hai câu thơ Nhàn.

3. Hãy tìm trong các văn bản ở Ngữ văn 12 (tập một) ba câu văn (hoặc thơ) có dùng phép lặp cú pháp và phân tích tác dụng của phép lặp đó.

Lời giải chi tiết: 

1. 

Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng

Con cởi áo liệm thân cho bố.

(Dọn về làng, Nông Quốc Chấn)

⇒ Phép lặp cú pháp kết hợp với phép liệt kê có tác dụng thể hiện sâu sắc nỗi đau cùng nỗi bất hạnh của gia đình dưới sự xâm lăng và giày xéo của bọn giặc Pháp.

2. 

Con nhớ anh con, người anh du kích…

Con nhớ em con, thằng em liên lạc

(Chế Lan Viên)

⇒ Phép lặp cú pháp có tác dụng thể hiện nỗi nhớ da diết và tràn ra như bất tận của tác giả khi nhớ về Tây Bắc.

II. PHÉP LIỆT KÊ

Câu hỏi: Phân tích hiệu quả của phép lặp cú pháp phối hợp với phép liệt kê trong hai đoạn trích sau.

Lời giải chi tiết:

– Đoạn văn trích trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn kết hợp phép liệt kê là: thì ta/ thì cùng nhau. Nhằm bày tỏ nỗi lòng của tác giả và làm nổi bật lên sự quan tâm, đối đãi chu đáo của Trần Quốc Tuấn đối với các tướng sĩ.

– Đoạn văn trích trong Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh sử dụng phép liệt kê để kể ra các tội ác của thực dân Pháp và sử dụng phép lặp cú pháp.

⇒ Những biện pháp ấy có tác dụng lên án và tố cáo tội ác về chính trị của giặc Pháp đối với nhân dân ta bằng lời lẽ hùng biện và giọng văn đanh thép.

III. PHÉP CHÊM XEN

1. Phân tích các bộ phận in đậm trong ba ngữ liệu SGK, và nhận xét về:

– Vị trí và vai trò ngữ pháp trong câu.

– Dấu câu tách biệt bộ phận đó.

– Tác dụng đối với việc bổ sung thông tin, tình cảm.

Lời giải chi tiết: 

a. 

Trạng ngữ (thị suy nghĩ đến giờ mới xong) thay cho vị ngữ “thị hỏi hắn”. Dấu tách biệt các bộ phận câu là dấu ngoặc đơn, nó có tác dụng bổ sung thông tin. 

b. Cụm “Cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau” bổ sung cho từ “cô độc” đứng trước nó. Dấu dùng để tách các bộ phận là dấu phẩy, nó có tác dụng giải thích và làm rõ cho từ “cô độc” trong suy nghĩ của Chí Phèo.

c. Cụm “Có ai ngờ và thương, thương quá đi thôi” được tách bằng dấu ngoặc đơn ở cuối câu nó có tác dụng thông tin thêm về thái độ ngạc nhiên và tình cảm mến tương của tác giả đối với đối tượng.

d. Thành phần chêm xen là “Lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam” nó bổ sung cho từ “chúng tôi” nằm ở giữa câu và được tách bằng dấu phẩy. 

2. Hãy viết đoạn văn (từ 3 đến 5 câu) về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc trong đó sử dụng phép chêm xen. Phân tích tác dụng của phép chêm xen trong trường hợp đó.

Lời giải chi tiết: 

Vào tháng 10 khi chiến thắng thực dân Pháp và trở về thủ đô Tố Hữu- nhà thơ trữ tình chính trị lớn, ông gắn bó sâu sắc với quê hương cách mạng trong 15 năm tình nghĩa thiết tha mặn nồng – đã viết lên bài thơ Việt Bắc, nó là bản anh hùng ca và là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.

⇒ Phép chêm xen là phần giữa dấu gạch ngang nó có tác dụng cung cấp thêm thông tin về nhà thơ Tố Hữu.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. PHÉP LẶP CÚ PHÁP1. Trong những đoạn văn, thơ sau, có những câu không những lặp lại một số từ ngữ mà còn lặp lại…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. PHÉP LẶP CÚ PHÁP1. Trong những đoạn văn, thơ sau, có những câu không những lặp lại một số từ…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply