[TÓM TẮT] & [SOẠN BÀI] MÙA XUÂN CỦA TÔI

[ad_1]

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI “MÙA XUÂN CỦA TÔI”

Được viết khi tác giả sống ở vùng bị Mỹ ngụy kiểm soát, xa cách quê hương trước năm 1975.

II. TÓM TẮT BÀI “MÙA XUÂN CỦA TÔI”

Qua nỗi lòng sầu xứ và tâm sự day dứt của Vũ Bằng cảnh sắc thiên nhiên cùng không không khí mùa xuân ở Hà Nội và cả miền Bắc được hiện ra. Từ đó thể hiện chân thực và cụ thể về tình yêu quê hương, đất nước cùng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của tác giả.

III. BỐ CỤC BÀI “MÙA XUÂN CỦA TÔI”

Bài văn có thể chia thành 3 đoạn như sau:

  • Phần 1 (từ đầu đến… mê luyến mùa xuân): Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người đối với mùa xuân ở ngoài Bắc.
  • Phần 2 (tiếp theo đến… mở hội liên hoan): Những rung động cùng cảm nhận tinh tế về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội, miền Bắc.
  • Phần 3 (còn lại): Cảnh sắc cùng không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

IV. HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI “MÙA XUÂN CỦA TÔI”

Câu 1: Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này? (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 177)

Lời giải chi tiết:

– Bài tùy bút viết về cảnh sắc cùng không khí mùa xuân ở Hà Nội.

– Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này là:

  • Được viết khi tác giả sống ở vùng bị Mỹ ngụy kiểm soát, xa cách quê hương trước năm 1975.
  • Tâm trạng nhớ thương da diết của người con sống ở phương Nam nhớ về quê hương nơi phương Bắc.

Câu 2: Bài văn có thế chia thành mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn. (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 177)

Lời giải chi tiết:

Bài văn có thể chia thành 3 đoạn như sau:

  • Phần 1 (từ đầu đến… mê luyến mùa xuân): Cảm nhận về quy luật tình cảm của con người đối với mùa xuân ở ngoài Bắc.
  • Phần 2 (tiếp theo đến… mở hội liên hoan): Những rung động cùng cảm nhận tinh tế về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở Hà Nội, miền Bắc.
  • Phần 3 (còn lại): Cảnh sắc cùng không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

Mạch cảm xúc của mỗi đoạn: đi từ quy luật tình cảm chung của con người tới những cảm nhận riêng về mùa xuân và cuối cùng là cảm nhận về tháng giêng, mạch cảm xúc được phát rất triển tự nhiên và logic.

Câu 3: Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết: (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 177)

a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và miền Bắc đã được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào?

b. Mùa xuân đã khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào? Những tình cảm gì trỗi dậy mạnh mẽ trong lòng tác giả khi mùa xuân đến.

c. Em có nhận xét gì về giọng điệu và ngôn ngữ của đoạn văn này.

Lời giải chi tiết:

a. Cảnh sắc mùa xuân Hà Nội được gợi tả như sau:

– Cảnh sắc đất trời:

  • Màu sắc: Màu sông xanh và núi tím đắm say mộng ước.
  • Đường nét: Mưa riêu riêu, gió lành lạnh và đường sá không lầy lội, cái rét ngọt ngào.
  • Âm thanh: Tiếng nhạn kêu trong đêm, tiếng trống chèo và ấn tượng nhất chính là tiếng hát huê tình của cô gái đẹp như mộng.

– Cảnh xuân của con người:

  • Nghi lễ đón xuân: Nhang trầm, đèn nến trên bàn thờ Phật, và trên bàn thờ của tổ tiên.
  • Không khí gia đình: Sum họp, đoàn tụ êm đềm trên kính dưới nhường.
  • Lòng người ngày xuân: Ấm áp lạ lùng, vui như mở hội liên hoan.

⟹ Đó là những nét đẹp đặc trưng trong cuộc sống nghĩa tình của con người và là nét văn hóa truyền thống của thủ đô Hà Nội, của người Việt Nam.

b. Tác giả đã nêu bật lên sức sống của con người trong mùa xuân bằng những hình ảnh gợi cảm và những hình ảnh so sánh cụ thể như: “ Ngồi yên không chịu được… nhựa sống của con người căng lên như máu, những cặp uyên ương đứng cạnh”

  • Cảm nhận về cái rét cũng là “cái rét ngọt ngào, không tê buốt căm căm nữa”.

c. Ngôn ngữ của bài được chắt lọc tinh tế, những hình ảnh so sánh cũng vừa cụ thể lại vừa mới lạ, tất cả đã được kết hợp trong một thứ giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha khiến bài văn để lại nhiều ấn tượng.

Câu 4: Đọc từ đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu: (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 177)

a. Không khí và cảnh sắc  thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả?

b. Qua việc tái hiện những cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm trước thiên nhiên như thế nào?

Lời giải chi tiết:

a. Trong đoạn văn tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên cùng không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

– Cảnh sắc thiên nhiên được miêu tả qua:

  • Đào: tuy hơi phai nhưng nhụy hãy con phong.
  • Cỏ: tuy không mướt xanh nhưng tỏa một mùi hương man mác.
  • Mưa xuân: thay cho mưa phùn.
  • Bầu trời: hiện lên những làn sáng màu hồng hồng.

– Không khí sinh hoạt được miêu tả:

  • Bữa cơm: trở về giản dị, thịt mỡ cùng dưa hành đã hết.
  • Cánh màn điều: treo trên bàn thờ ông vải đã được hạ xuống.
  • Các trò vui: tạm kết thúc nhường chỗ lại cho cuộc sống thường ngày

⟹ Không khí sinh hoạt tuy đã trở về với nhịp sống êm đềm thường nhật nhưng cảnh vật thiên nhiên vẫn rất đẹp, vẫn làm say đắm lòng người bởi cái mới mẻ của nó.

b. Việc tái hiện ấy khẳng định tình yêu cùng nỗi nhớ da diết đã làm thức dậy biết bao nỗi niềm trong tâm hồn tác giả, khiến cho ngòi bút của nhà văn trở nên tinh tế, nhạy cảm hơn.

Câu 5: Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả. (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 178)

Lời giải chi tiết:

Bằng ngòi bút tài hoa và tinh tế, tác giả đã mang lại cho người đọc một bức tranh thiên nhiên với những cảnh sắc đặc trưng của mùa xuân miền Bắc. Nơi đó có vẻ đẹp của thiên nhiên tràn đầy sức sống cùng hương sắc mùa xuân tràn ngập đất trời. Có niềm vui của những con người khi được sống trong bầu không khí đoàn tụ ấm áp của gia đình vào những giờ phút khép lại một năm cũ và đón chào một năm mới.

V. Luyện tập

Câu 2: Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân. (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 178)

Lời giải chi tiết: 

Câu thơ về mùa xuân:                 

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi! Con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc

(Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải)

Ôi tiếng hót say mê con chim chiền chiện.

Trên đồng lúa chiêm xuân nó chao mình bay liệng

Xuân ơi xuân vui tới mênh mông 

Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh

(Bài ca xuân 61 – Tố Hữu)

Xuân về rực thắm cánh đào

Đung đưa trong nắng đón chào tết sang.

Họa mi vui hót rộn ràng,

Hương hoa toả ngát mênh mang đất trời…

Lao xao tiếng gió chơi vơi,

Nắng xuân tỏa nhẹ, đất trời reo ca.

Dịu dàng trìu mến thiết tha

Anh trao em cả chan hòa niềm yêu.

Xuân sang nói hộ bao điều,

Khát khao nồng cháy những chiều giá đông.

Thẹn thùng đôi má ửng hồng,

Ánh mắt say đắm, hôn nồng trao anh!

Xuân về thắm cả trời xanh,

Ngọt ngào giọng nói yến oanh dịu dàng.

Nụ cười rạng rỡ hân hoan,

Xuân ơi! Xuân đến chứa chan ân tình…!

(Xuân sang – Liên Phạm)

Câu 3: Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống. (SGK Ngữ Văn 7 Tập 1- trang 178)

Lời giải chi tiết: 

Trong bốn mùa xuân hạ thu đông mỗi mùa đều có một nét riêng biệt và mang đến cho thiên nhiên sức sống riêng nhưng với em mùa mà em yêu thích nhất đó là mùa thu. Không sôi động nóng nực như mùa hè cũng không trầm lặng lạnh lẽo như mùa đông, mùa thu chính là sự giao thoa tuyệt vời của thiên nhiên của đất trời và lòng người. Vào thu bầu trời bỗng trở nên sáng sủa trong trẻo hơn. Hương thơm của hoa sữa nồng đậm trên những con phố chẳng ai lại có thể làm ngơ được trước nó. Nói đến mùa thu chắc chắn không thể không nói đến ngày tết trung thu rộn ràng với biết bao niềm vui của tuổi thơ. Tất cả những dư vị như dâng lên trong lòng người vào mỗi độ thu sang, cái cảm giác đó không thể bị phai nhạt đi.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI “MÙA XUÂN CỦA TÔI”II. TÓM TẮT BÀI “MÙA XUÂN CỦA TÔI”III. BỐ CỤC BÀI “MÙA XUÂN CỦA TÔI”IV. HƯỚNG DẪN…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC BÀI “MÙA XUÂN CỦA TÔI”II. TÓM TẮT BÀI “MÙA XUÂN CỦA TÔI”III. BỐ CỤC BÀI “MÙA…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply