[SOẠN BÀI] ÔN TẬP VỀ THƠ

[ad_1]

IBAITAP: Cùng ibaitap đến với bài học “Ôn tập về thơ” hôm nay để nhớ tên các bài thơ, tác giả và nắm chắc nội dung cùng đặc điểm nổi bật của các bài thơ đã học.

Câu 1: Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại đã học trong sách Ngữ văn 9 (cả hai tập) theo mẫu dưới đây: (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 89)

Lời giải chi tiết:

Câu 2: Các tác phẩm thơ thống kê ở trên đều là thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Em hãy ghi lại tên các bài thơ theo từng giai đoạn dưới đây: (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 89)

a. Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954).

b. Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 – 1964).

c. Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964 – 1975).

d. Giai đoạn từ sau 1975.

Các tác phẩm thơ đã thể hiện như thế nào về cuộc sống của đất nước và tư tưởng, tình cảm của con người?

Lời giải chi tiết: 

a.  Giai đoạn kháng chiến chống Pháp ( 1945- 1954) có tác phẩm: Đồng chí

b. Giai đoạn hòa bình ở miền Bắc sau cuộc kháng chiến chống Pháp (1954 – 1969) gồm các tác phẩm: Đoàn thuyền đánh cá, bếp lửa, con cò.

c. Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1964 – 1975) gồm các tác phẩm: bài thơ về tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

d. Giai đoạn từ năm sau 1975 gồm các tác phẩm: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu.

– Các tác phẩm thơ đã thể hiện tâm tư, tình cảm và tâm hồn của con người trong thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao cùng nhiều những thay đổi sâu sắc.

  • Tình yêu quê hương và yêu đất nước.
  • Tình đồng chí, đồng đội cùng tinh thần cách mạng và lòng yêu kính Bác Hồ.
  • Những tình cảm gần gũi và bền chặt của con người như: tình mẹ con, tình bà cháu trong sự thống nhất với tình cảm chung rộng lớn.

Câu 3: Nhận xét về những điểm chung và nét riêng trong nội dung và cách biểu hiện của tình cảm mẹ con trong các bài thơ: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò, Mây và sóng. (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 90)

Lời giải chi tiết: 

– Giống nhau: Đều ca ngợi tình mẹ con thắm thiết rất đỗi thiêng liêng, và đều vận dụng lời ru cùng điệu ru con của người mẹ.

– Khác nhau:

  • “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng gắn liền với tình yêu đất nước và dân tộc.
  • “Con cò” khai thác, phát triển hình tượng của con cò trong ca dao thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp cùng sự che chở của người mẹ đối với con.
  • “Mây và sóng” là cuộc trò chuyện cùng mây và sóng để thể hiện được sự ngây thơ, hồn nhiên cùng tình yêu thương mẹ thắm thiết.

Câu 4: Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Ánh trăng. (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 90)

Lời giải chi tiết: 

– Giống nhau: Đều viết về người lính cách mạng với nét đẹp trong tâm hồn.

– Khác nhau:

  • Đồng chí viết về người lính thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, họ có chung nguồn gốc xuất thân và cảnh ngộ, từ đó gắn kết và tạo nên sức mạnh tình đồng chí.
  • Bài thơ tiểu đội xe không kính là hình ảnh những người lái xe tiêu biểu cho thế hệ trẻ lạc quan, dũng cảm và đầy ý chí chiến đấu kiên cường.
  • Ánh trăng là suy ngẫm của người lính khi đi qua chiến tranh và sống giữa sự hiện đại tiện nghi thời bình và rồi dần lãng quên quá khứ, nó còn nhắc nhở đạo lí sống nghĩa tình và thủy chung.

Câu 5: Nhận xét về bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài: Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Con cò (Chế Lan Viên). (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 90)

Lời giải chi tiết: 

Bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài như sau:

  • Đoàn thuyền đánh cá chủ yếu sử dụng bút pháp tượng trưng phóng đại.
  • Ánh trăng chủ yếu sử dụng bút pháp gợi tả, không đi vào chi tiết mà nó hướng tới ý nghĩa khái quát và ý nghĩa biểu tượng.
  • Mùa xuân nho nhỏ chỉ sử dụng hình tượng thơ đẹp và giàu hình ảnh, nhạc điệu để bộc lộ cái “tôi”.
  • Con cò chủ yếu sử dụng bút pháp tượng trưng, vận dụng những lời ru và hình ảnh của con cò ca dao.

Câu 6: Phân tích một khổ thơ mà em thích trong các bài thơ đã học. (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 90)

Lời giải chi tiết:

Khổ thơ cuối của bài thơ Sang thu là hình ảnh về mùa thu đậm nét hơn, tác giả đã cảm nhận bằng những kinh nghiệm cùng những suy tư sâu lắng chứ không phải bằng cảm nhận trực tiếp. Nắng, mưa, sấm chớp đã giảm dần và nhạt dần. Hình ảnh sấm trong hai câu thơ cuối là một hình ảnh đẹp, sấm là âm thanh của những cơn mưa giông nó cũng như ẩn dụ cho những bất thường của cuộc đời cùng những khó khăn trắc trở mà chúng ta sẽ gặp phải trong cuộc đời. Hình ảnh hàng cây đứng tuổi là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người đã từng trải, những người ấy sẽ vững vàng hơn trước những khó khăn và giông bão của cuộc đời.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsCâu 1: Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại đã học trong sách Ngữ văn 9 (cả hai tập) theo mẫu dưới đây:…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsCâu 1: Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại đã học trong sách Ngữ văn 9 (cả hai…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply