Skip to content
Công lý & Pháp Luật
Menu
  • Công lý
  • Pháp luật
  • Điều luật
    • Luật an ninh mạng
    • Luật bảo hiểm xã hội
    • Luật bảo vệ môi trường
    • Luật dân sự
    • Luật doanh nghiệp
    • Luật đất đai
    • Luật đấu thầu
    • Luật giáo dục
    • Luật hình sự
    • Luật lao động
    • Luật quy hoạch
    • Luật sở hữu trí tuệ
  • Mẫu công văn
    • Mẫu công văn đề nghị
    • Mẫu công văn quyết định
  • Mẫu giấy tờ
    • Mẫu giấy cam kết
    • Mẫu giấy chứng nhận
    • Mẫu giấy đề nghị thanh toán
    • Mẫu giấy đi đường
    • Mấu giấy giới thiệu
    • Mẫu giấy khen
    • Mẫu giấy mời
    • Mẫu giấy mua bán
    • Mẫu giấy ủy quyền
    • Mẫu giấy vay tiền
    • Mẫu giấy xác nhận
Menu

7 hằng đẳng thức đáng nhớ và hệ quả

Posted on 23 Tháng Mười Hai, 2021

[ad_1]

Ibaitap: Qua bài 7 hằng đẳng thức đáng nhớ cùng tổng hợp lại các kiến thức về các hằng đẳng thức đáng nhớ cùng với hệ quả của nó và hướng dẫn lời giải chi tiết bài tập áp dụng.

Contents

  1. I. BÌNH PHƯƠNG CỦA MỘT TỔNG
  2. II. BÌNH PHƯƠNG CỦA MỘT HIỆU
  3. III. HIỆU HAI BÌNH PHƯƠNG
  4. IV. LẬP PHƯƠNG CỦA MỘT TỔNG
  5. V. LẬP PHƯƠNG CỦA MỘT HIỆU 
  6. VI. TỔNG HAI LẬP PHƯƠNG 
  7. VII. HIỆU HAI LẬP PHƯƠNG
  8. VIII. HỆ QUẢ VỚI HẰNG ĐẲNG THỨC BẬC 2
  9. IX. HỆ QUẢ VỚI HẰNG ĐẲNG THỨC BẬC 3
  10. X. HỆ QUẢ TỔNG QUÁT
  11. XI. MỘT SỐ HỆ QUẢ KHÁC CỦA HẰNG ĐẲNG THỨC
  12. XII. BÀI TẬP THAM KHẢO VỀ 7 HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ VÀ HỆ QUẢ
    1. Ví dụ 1: Tính giá trị nhỏ nhất của biểu thức: A = x² – 2x + 5
    2. Ví dụ 2: Với a, b, c là các số thực thỏa mãn: (3a + 3b + 3c)³ = 24 + (3a + b – c)³ + (3b + c – a)³ + (3c + a – b)³ CMR: (a + 2b)(b + 2c)(c + 2a) = 1
    3. Related posts:

I. BÌNH PHƯƠNG CỦA MỘT TỔNG

Với A và B là hai biểu thức tùy ý, ta có bình phương của một tổng hai số bằng bình phương của số thứ nhất, cộng với hai lần tích của số thứ nhất nhân với số thứ hai, cộng với bình phương của số thứ hai.

(A + B)² = A² + 2AB + B²

II. BÌNH PHƯƠNG CỦA MỘT HIỆU

Với A và B là hai biểu thức tùy ý, ta có bình phương của một hiệu hai số bằng bình phương của số thứ nhất, trừ đi hai lần tích của số thứ nhất nhân với số thứ hai, cộng với bình phương của số thứ hai.

(A – B)² = A² – 2AB + B²

III. HIỆU HAI BÌNH PHƯƠNG

Với A và B là hai biểu thức tùy ý, ta có hiệu hai bình phương hai số bằng tổng hai số đó, nhân với hiệu hai số đó.

A² – B² = (A + B)(A – B)

IV. LẬP PHƯƠNG CỦA MỘT TỔNG

Với A và B là hai biểu thức tùy ý, ta có lập phương của một tổng hai số bằng lập phương của số thứ nhất, cộng với ba lần tích bình phương số thứ nhất nhân số thứ hai, cộng với ba lần tích số thứ nhất nhân với bình phương số thứ hai, rồi cộng với lập phương của số thứ hai.

(A + B)³ = A³ + 3A²B + 3AB² + B³

V. LẬP PHƯƠNG CỦA MỘT HIỆU 

Với A và B là hai biểu thức tùy ý, ta có lập phương của một hiệu hai số bằng lập phương của số thứ nhất, trừ đi ba lần tích bình phương của số thứ nhất nhân với số thứ hai, cộng với ba lần tích số thứ nhất nhân với bình phương số thứ hai, sau đó trừ đi lập phương của số thứ hai.

(A – B)³ = A³ – 3A²B + 3AB² – B³

VI. TỔNG HAI LẬP PHƯƠNG 

Với A và B là hai biểu thức tùy ý, ta có tổng của hai lập phương hai số bằng tổng của hai số đó, nhân với bình phương thiếu của hiệu hai số đó.

A³ + B³ = (A + B)(A² − AB + B²)

VII. HIỆU HAI LẬP PHƯƠNG

Với A và B là hai biểu thức tùy ý, ta có hiệu của hai lập phương của hai số bằng hiệu hai số đó, nhân với bình phương thiếu của tổng của hai số đó.

A³ – B³ = (A – B)(A² + AB + B²)

VIII. HỆ QUẢ VỚI HẰNG ĐẲNG THỨC BẬC 2

Với A, B, C là ba biểu thức tùy ý, ta có các hệ quả với hằng đẳng thức bậc 2 là:

(A + B)² = (A – B)² + 4AB
(A – B)² = (A + B)² – 4AB
A² + B² = (A + B)² – 2AB
(A + B + C)² =  A² + B² + C² + 2AB + 2AC + 2BC
(A + B – C)² =  A² + B² + C² + 2AB – 2AC – 2BC
(A – B – C)² =  A² + B² + C² – 2AB – 2AC – 2BC

IX. HỆ QUẢ VỚI HẰNG ĐẲNG THỨC BẬC 3

Với A, B, C là ba biểu thức tùy ý, ta có các hệ quả với hằng đẳng thức bậc 3 là:

A³ + B³ = (A + B)³ – 3A²B – 3AB² = (A + B)³ – 3AB(A + B)
A³ – B³ = (A – B)³ + 3A²B – 3AB² = (A + B)³ + 3AB(A – B)
A³ + B³ + C³ – 3ABC = (A + B + C)(A² + B² + C² – AB – BC – CA)
(A – B)³ + (B – C)³ + (C – A)³ = 3(A – B)(B – C)(C – A)
(A + B + C)³ = A³ +  B³ + C³ + 3(A +B)(A + C)(B +C)

X. HỆ QUẢ TỔNG QUÁT

Với A và B là hai biểu thức tùy ý, ta có các công thức hệ quả tổng quát là:

Xem thêm :  [SOẠN BÀI] TRONG LÒNG MẸ

XI. MỘT SỐ HỆ QUẢ KHÁC CỦA HẰNG ĐẲNG THỨC

Với A, B, C là ba biểu thức tùy ý, chúng ta còn có một số hệ quả khác của hằng đẳng thức là:

(A + B)(B +C)(A + C) – 8ABC = A(B -C)² + B(C – A)² + C(A – B)²
(A + B)(B +C)(A + C) = (A + B +C)(AB + BC + CA) – ABC

XII. BÀI TẬP THAM KHẢO VỀ 7 HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ VÀ HỆ QUẢ

Ví dụ 1: Tính giá trị nhỏ nhất của biểu thức: A = x² – 2x + 5

Lời giải tham khảo:

Ta có : A = x² – 2x + 5 = (x² – 2x + 1) + 4 = (x – 1)² + 4

Vì (x – 1)² ≥ 0 với mọi x.

⇒ (x – 1)² + 4 ≥ 4 ⇔ A ≥ 4

⇒ Giá trị nhỏ nhất của A = 4

Khi đó dấu “=” xảy ra ⇔ x – 1 = 0 ⇔ x = 1

Vậy GTNN của A là: Amin = 4 ⇔ x = 1.

Ví dụ 2: Với a, b, c là các số thực thỏa mãn: (3a + 3b + 3c)³ = 24 + (3a + b – c)³ + (3b + c – a)³ + (3c + a – b)³ CMR: (a + 2b)(b + 2c)(c + 2a) = 1

Lời giải tham khảo:

Đặt:

  • 3a + b – c = x
  • 3b + c – a = y
  • 3c + a – b = z

Ta có: (3a + 3b + 3c)³ = 24 + (3a + b – c)³ + (3b + c – a)³ + (3c + a – b)³

⇔ (x + y +z)³ = 24 + x³ + y³ + z³ 

⇔ (x + y +z)³ = 24 + (x + y +z)³ – 3(x + y)(y + z)(z + x)

⇔ 24  – 3(x + y)(y + z)(z + x) = 0

⇔ 24 – 3(2a + 4b)(2b + 4c)(2c + 4a)

⇔ 24 – 24(a + 2b)(b + 2c)(c + 2a) = 0

⇔ (a + 2b)(b + 2c)(c + 2a) = 1 (đpcm)

[ad_2]

Related posts:

  1. Giải Bài 43: TRỌNG LƯỢNG, LỰC HẤP DẪN – Chương VIII
  2. Vinyl Axetilen là gì ? Công thức cấu tạo ? Phản ứng hóa học của Vinyl Axetilen ?
  3. Công thức tính chu vi hình chữ nhật lớp 3 lớp 4 kèm vi dụ minh họa
  4. Câu ghép là gì ? Cho ví dụ ? Cách nối câu ghép ? Tác dụng ? Lớp 5, 6, 7, 8, 9
Xem thêm :  ✅ Công nghệ web ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐

Trả lời Hủy

Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.

Chuyên mục

  • Câu nói – Stt hay
  • Công lý
  • Công thức
  • Game
  • Góc truyện tranh
  • Hỏi đáp
  • Hướng dẫn
  • Luật an ninh mạng
  • Luật bảo hiểm xã hội
  • Luật bảo vệ môi trường
  • Luật dân sự
  • Luật doanh nghiệp
  • Luật giáo dục
  • Luật hình sự
  • Luật lao động
  • Luật quy hoạch
  • Luật sở hữu trí tuệ
  • Luật đất đai
  • Luật đấu thầu
  • Mẫu công văn
  • Mẫu công văn đề nghị
  • Mẫu giấy cam kết
  • Mẫu giấy chứng nhận
  • Mấu giấy giới thiệu
  • Mẫu giấy khen
  • Mẫu giấy mời
  • Mẫu giấy mua bán
  • Mẫu giấy tờ
  • Mẫu giấy ủy quyền
  • Mẫu giấy vay tiền
  • Mẫu giấy xác nhận
  • Mẫu giấy đề nghị thanh toán
  • Mẫu giấy đi đường
  • Mẫu hợp đồng
  • Pháp luật
  • Phong thủy – Tử vi
  • Tin tức
  • Wikipedia (DE)
  • Wikipedia (Eng)
  • Wikipedia (FL)
  • Wikipedia (RS)
  • Wikipedia (Thai)
  • Wikipedia (VI)
  • Điều luật mới

Bài viết mới

  • видиш сад 10+ анатомия страсти 1 сезон већина погледа
  • видиш сад 9+ 5/3/1 већина погледа
  • видиш сад 10+ 2 timothy 1 већина погледа
  • видиш сад 10+ тор 1 већина погледа
  • видиш сад 10+ судная ночь 1 већина погледа

Tham khảo thêm :

Pallet nhựa Duy Thái , mái che Sitemap-mexico

©2022 Công lý & Pháp Luật | Design: Newspaperly WordPress Theme