[SOẠN BÀI] ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC

[ad_1]

IBAITAP: Để có thể nắm vững và hệ thống hóa kiến thức cơ bản về văn học hiện đại Việt Nam và văn học nước ngoài đã học cùng ibaitap đến với bài học “Ôn tập phần văn học” để cùng tìm hiểu nhé.

Câu 1: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận, xu hướng như thế nào? Nêu những nét chính của mỗi bộ phận, xu hướng đó. (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 204)

Lời giải chi tiết:

a. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều bộ phận đó là: văn học công khai và văn học không công khai.

  • Văn học công khai được tồn tại dưới sự kiểm soát của chính quyền thực dân và được phân thành hai hướng chính đó là: văn học lãng mạn và văn học hiện thực. 
  • Văn học không công khai gồm các bài thơ văn cách mạng, thơ văn trong tù,…

b. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 với nhịp độ hết sức nhanh chóng cùng sự phát triển thể hiện rõ trong thơ trong phong trào “thơ mới” nguyên nhân là do nhu cầu cấp bách của thời đại:

  • Các vấn đề được đặt ra về đất nước, về cuộc sống, về con người và về nghệ thuật, trước đó thời kỳ mới giải quyết.
  • Sức sống của nền văn học đã được thúc đẩy bằng tình yêu đất nước, tình yêu cách mạng suốt nửa thế kỷ.

– Chính “cái tôi” cá nhân là một trong những động lực để tạo nên sự phát triển với nhịp độ hết sức nhanh chóng ấy.

  • Văn học dần trở thành một thứ hàng hóa và trở thành một nghề để kiếm sống.

Câu 2: Tiểu thuyết hiện đại khác tiểu thuyết trung đại như thế nào? Những yếu tố nào của tiểu thuyết trung đại tồn tại trong tiểu thuyết Cha con nghĩa nặng của Hồ Biểu Chánh? (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 204)

Lời giải chi tiết:

Tiểu thuyết trung đại khác tiểu thuyết hiện đại ở chỗ nó thường vay mượn đề tài, cốt truyện của nền văn học Trung Quốc.

  • Tiểu thuyết trung đại tập trung xây dựng cốt truyện li kì và hấp dẫn.
  • Tiểu thuyết trung đại thường có kết cấu lối chương hồi và theo công thức, các nhân vật sẽ thuận theo trình tự của thời gian và được phân tuyến rõ ràng. 
  • Tiểu thuyết trung đại kết thúc sẽ có hậu.

– Tiểu thuyết văn xuôi quốc ngữ chưa được xuất hiện nhiều trước năm 1930, Hồ Biểu Chánh là người đầu tiên khẳng định chỗ đứng của mình với nhiều tác phẩm có tên tuổi.

  • Tái hiện được bức tranh hiện thực xã hội Nam Bộ với đủ các tầng lớp trong xã hội.
  • Mô phỏng lại cốt truyện của phương Tây nhưng còn mang nhiều nét của văn học trung đại.

Câu 3: Phân tích tình huống truyện ngắn Vi hành, Tinh thần thể dục, Chữ người tử tù, Chí Phèo. (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 204)

Lời giải chi tiết:

– Tình huống của truyện ngắn Vi Hành: sự nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm (nhận nhầm người An Nam là vua Khải Định).

⇒ Tình huống nhầm lẫn tưởng chừng như vô lý nhưng lại có lý vì người Tây không phân biệt được người da vàng và nhờ vào sự nhầm lẫn ấy Khải Định đã được miêu tả một cách khách quan.

– Tình huống của truyện Tinh thần thể dục là cách tác giả tạo ra tình huống trào phúng: Mâu thuẫn của chính quyền với người dân nghèo, giữa sự sự khuếch trương của bọn quan lại thực dân phong kiến với ước mong xin ở nhà của dân nghèo, mỗi một tình cảnh lại có những nét hài hước riêng.

– Tình huống của truyện Chữ người tử tù tác giả đã xây dựng tình huống truyện độc đáo. Huấn Cao là một tử tù nhưng có tài và nhân cách thanh cao, viên quản ngục có tâm hồn nghệ sĩ. Cuộc gặp gỡ trong hoàn cảnh éo le ấy đã giúp họ trở thành tri âm, tri kỉ của nhau.

⇒ Tác giả tạo nên tình thế gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm dơ bẩn để tạo nên một cuộc kỳ ngộ đáng nhớ.

Câu 4: Đặc sắc nghệ thuật qua các truyện ngắn Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù, Chí Phèo. (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 204)

Lời giải chi tiết:

– Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Hai đứa trẻ: nó thể hiện giá trị hiện thực cao đẹp với tinh thần nhân đạo sâu sắc. Tác phẩm đã thể hiện được tài năng viết truyện ngắn bậc thầy của Thạch Lam.

  • Truyện chỉ kể về tâm trạng thao thức của hai chị em Liên và An cùng sự mong mỏi chuyến tàu rực rỡ chạy ngang qua.
  • Tác giả tập trung đi sâu vào nội tâm cùng cảm xúc của nhân vật.
  • Thành công sử dụng thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản qua đó nhấn mạnh lên khung cảnh nghèo nàn và vắng lặng của phố huyện.
  • Truyện ngắn Hai đứa trẻ đặc sắc ở kể chuyện tỉ mỉ, tâm tình thấm đậm chất thơ và tâm hồn tinh tế, nhân hậu của tác giả trước những sự biến thái nhỏ trong lòng con người và cảnh vật.

– Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Chữ người tử tù: tạo dựng tình huống truyện độc đáo với nghệ thuật dựng cảnh, dựng người đã tạo nên không khí trang trọng. Tác giả sử dụng biện pháp đối lập cùng ngôn ngữ có tính tạo hình. Nhân vật trong truyện thường có tính cách ngang tàng cùng tài năng và tâm hồn trong sáng, đó chính là một biểu tượng về cái đẹp. Tác giả đã miêu tả cảnh vật có không khí cổ kính và thiêng liêng, nó thể hiện tài năng ngôn ngữ điêu luyện cùng bút pháp đối lập trong việc tạo dựng cảnh, cảnh tượng hiện lên uy nghi, rực rỡ.

– Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Chí Phèo: ngôn ngữ sinh động, điêu luyện và đầy nghệ thuật gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Giọng văn phong phú và có sự biến hóa đan xen lẫn nhau và có cách trần thuật linh hoạt.

Câu 5: Nêu những nét chính trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng thể hiện qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia. Qua đoạn trích này Vũ Trọng Phụng đã tập trung phê phán điều gì của xã hội tư sản đương thời? (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 204)

Lời giải chi tiết:

– Những nét chính trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng được thể hiện qua đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia là: 

  • Đây là cuốn tiểu thuyết hiện thực trào phúng, tác giả muốn tố cáo xã hội thượng lưu bịp bợm, giả dối và chạy theo đồng tiền.

– Xã hội tri thức với bản chất đầy mâu thuẫn trào phúng được thể hiện:

  • Nhan đề mang tính hài hước.
  • Từ một tình huống trào phúng cơ bản, tác giả đã triển khai mâu thuẫn theo nhiều tình huống khác nhau tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hóa.
  • Thủ pháp nghệ thuật đối lập làm nổi bật lên bản chất của nhân vật và xã hội. 
  • Giọng điệu miêu tả đầy mỉa mai cùng cách chơi chữ độc đáo, bất ngờ.

⇒ Bằng nghệ thuật trào phúng sắc bén tác giả đã phê phán thói trưởng giả cùng sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” lúc bấy giờ.

Câu 6: Quan điểm nghệ thuật của Nguyễn Huy Tưởng được thể hiện như thế nào qua việc triển khai và giải quyết mâu thuẫn kịch trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài? (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 204)

Lời giải chi tiết:

– Mâu thuẫn của đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài: nhân dân lầm than với hôn quân bạo chúa cùng bọn phe cánh đã được giải quyết triệt để.

– Mâu thuẫn về quan điểm nghệ thuật và lợi ích của thiết thực của nhân dân, mâu thuẫn này chưa được giải quyết triệt để.

  • Vũ Như Tô đến khi chết vẫn không nhận ra lỗi sai của mình.
  • Vũ Như Tô là có tội hay có công, đến cuối cùng là Vũ Như Tô đúng hay những người giết Vũ Như Tô mới đúng. 
  • Tác giả đã thể hiện nỗi băn khoăn của mình qua lời đề từ vì tác giả cùng một bệnh với Đan Thiềm.

Câu 7: Bình luận quan điểm nghệ thuật của Nam Cao: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi nguồn những ai chưa khơi và sáng tạo những gì chưa có”. (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 204)

Lời giải chi tiết:

Quan điểm nghệ thuật của nhà văn Nam Cao xuất phát từ ý thức sâu sắc cùng sự đòi hỏi cao trong sáng tạo của các nhà văn đối với nghề.

  • Khẳng định được yêu cầu quan trọng đối với một tác phẩm nghệ thuật và người nghệ sĩ cần phải khám phá ra những cái mới.
  • Nam Cao đã diễn đạt điều đó bằng cách ngắn gọn với những liên tưởng hàm súc và giàu hình ảnh.
  • Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao thực hiện nghiêm túc, hình ảnh người trí thức cùng người nông dân luôn mang những nét mới.

Câu 8: Phân tích khát vọng hạnh phúc của Romeo và Juliet trong đoạn trích Tình yêu và thù hận. (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 204)

Lời giải chi tiết:

Khát vọng về tình yêu của Romeo- Juliet diễn ra trong hoàn cảnh hai dòng họ có mối thù truyền kiếp hàng trăm năm.

  • Nỗi ám ảnh luôn xuất hiện trong suy nghĩ của Juliet khiến nàng băn khoăn và lo cho Romeo.
  • Thái độ của Romeo rất quyết liệt, chàng sẵn sàng từ bỏ dòng họ của mình để đến với Juliet.
  • Cả hai đều ý thức được sự thù hận nhưng tình yêu của họ đã vượt lên trên những hận thù ấy.

[ad_2]

Related Posts

✅ CÁC THỂ LOẠI NHẠC

[ad_1] ContentsCâu 1: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều…

✅ SO SÁNH GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

[ad_1] ContentsCâu 1: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều…

✅ GIỚI TRẺ VÀ MẠNG XÃ HỘI

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsCâu 1: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 có sự phân…

✅ DẠY KHIÊU VŨ TẠI NHÀ

[ad_1] Đánh giá bài viết post 💃 Trung tâm gia sư Tâm Tài Đức chuyên cung cấp dịch vụ gia sư dạy khiêu vũ tại nhà các…

✅ PHỤ NỮ XƯA VÀ NAY

[ad_1] ContentsCâu 1: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều…

✅ HỌC SINH NGÀY XƯA VÀ NGÀY NAY

[ad_1] ContentsCâu 1: Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng tám năm 1945 có sự phân hóa phức tạp thành nhiều…

Leave a Reply