[SOẠN BÀI] MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ, TRUYỆN

[ad_1]

IBAITAP: Để có thể hiểu khái quát về đặc điểm của một số loại văn học: thơ, truyện và trả lời được những câu hỏi trong bài hãy cùng ibaitap khám phá bài học “Một số thể loại văn học: thơ, truyện” hôm nay nhé.

Câu 1: Loại và thể trong văn học được xác định như thế nào? (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 136)

Lời giải chi tiết:

Loại là phương thức tồn tại chung còn thể là sự hiện thực hoá của loại. Các tác phẩm văn học được chia thành 3 loại lớn đó là: trữ tình, tự sự và kịch. Mỗi loại sẽ gồm có các thể riêng như:

  • Trực tình: thơ ca, ngâm khúc,..
  • Tự sự: Tùy bút, kí,…
  • Kịch: Hài kịch, bi kịch, chính kịch,…

Ngoài ra còn có thể khác thường gặp là nghị luận.

Câu 2: Hãy nêu đặc trưng của thơ, các kiểu loại thơ và yêu cầu về đọc thơ. (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 136)

Lời giải chi tiết:

– Đặc trưng của thơ là thường có vần, điệu và ngôn ngữ mang tính hàm súc, gợi cảm thể hiện lên tình cảm cũng như tâm hồn con người.

– Các kiểu loại thơ:

  • Phân biệt theo nội dung biểu hiện gồm: trữ tình, tự sự hay trào phúng.
  • Phân biệt theo cách thức tổ chức của bài gồm: thơ cách luật, thơ tự do và thơ văn xuôi.

– Yêu cầu về đọc thơ: 

  • Cần biết rõ về tên tác phẩm, tập thơ, tác giả cũng như năm xuất bản và tìm hiểu những thông tin liên quan đến hoàn cảnh sáng tác của bài thơ.
  • Đọc kĩ để có thể cảm nhận được ý thơ qua những câu chữ, hình ảnh và nhịp điệu. 
  • Tìm ra được đặc điểm về nội dung và nghệ thuật trong bài thơ.
  • Phát hiện ra những nét độc đáo và sáng tạo trong hình thức thể hiện cùng những đóng góp về mặt nội dung tư tưởng.

Câu 3: Tóm lược đặc trưng của truyện, các kiểu loại truyện và yêu cầu về đọc truyện. (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 136)

Lời giải chi tiết:

Đặc trưng của truyện là:

  • Phản ánh hiện thực trong tính khách quan. 
  • Có cốt truyện, nhân vật, tình huống và các mâu thuẫn diễn ra trong hoàn cảnh không gian và thời gian.
  • Ngôn ngữ có kể chuyện và lời của nhân vật.

– Các thể loại truyện gồm: 

  • Sáng tác dân gian như truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện cổ tích,…
  • Truyện trung đại và truyện hiện đại như truyện ngắn, truyện thơ, tiểu thuyết…

– Yêu cầu khi đọc truyện như sau:

  • Cần biết được hoàn cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác để có thể hiểu được tư tưởng cùng chủ đề của tác phẩm.
  • Hiểu được cốt truyện và diễn biến các tình tiết chính.
  • Nắm bắt được tính cách nhân vật từ đó hiểu tư tưởng và đặc điểm nghệ thuật của truyện.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến có gì đáng chú ý? (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 136)

Lời giải chi tiết: 

– Nghệ thuật tả cảnh, tả tình trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến:

  • Nghệ thuật tả cảnh: Tầm nhìn của nhà thơ từ “ao thu” đến “tầng mây” rồi lại trở về “ao thu”. Nguyễn Khuyến đã đặc tả cận cảnh những gì quan sát được trên mặt ao, gợi lên được thần thái của mùa thu nơi làng quê và có sự rộng mở của không gian với chiều cao vô tận của trời thu và dùng cái “động” để gợi cái tĩnh mịch cùng sự yên ả của làng quê.
  • Nghệ thuật tả tình: Bút pháp tả cảnh ngụ tình là điểm đáng chú ý nhất. Qua cảnh thu người ta thấy được sự tinh tế trong quan sát và tình yêu kiến đáo đến tha thiết của tác giả với thiên nhiên, quê hương đất nước. 

– Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến:

  • Bài thơ là minh chứng sinh động về sức biểu đạt của ngôn từ tiếng Việt, ngôn ngữ trong bài giản dị và trong sáng đến mức kỳ lạ. Nó có khả năng biểu đạt một cách xuất sắc những biểu hiện rất tinh tế của cảnh vật và những uẩn khúc thầm kín rất khó giãi bày của tâm trạng.
  • Thành công sử dụng biện pháp gieo vần, nó đã góp phần diễn tả rõ ràng cái cảm giác sắc, nhọn và cảm giác về một không gian thu nhỏ hẹp dần, khép kín lại tạo nên sự hài hoà với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhân vật trữ tình.
  • Nghệ thuật lấy động tả tĩnh cũng là một trong những biện pháp nghệ thuật rất thành công. Để có thể gợi được ấn tượng sâu đậm về cái yên ắng, tĩnh lặng trong tâm trạng của mình, tác giả đã xen vào một điệu “vèo” của lá và bâng khuâng đưa vào một âm thanh như có như không của tiếng cá “đớp động dưới chân bèo”.
  • Cách sử dụng các tính từ và các cụm động từ đã làm bài thơ trở nên hay hơn, làm nổi bật lên cảnh thu thanh sơ, dịu nhẹ. 

Câu 2: Nhận xét về cốt truyện, nhân vật, lời kể trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 136)

Lời giải chi tiết: 

Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của nhà văn Thạch Lam, nó vừa có  giá trị hiện thực cao vừa thấm đượm một tinh thần nhân đạo sâu sắc. Qua đây Thạch Lam đã thể hiện tài năng viết truyện ngắn bậc thầy.

– Hai đứa trẻ cũng như nhiều truyện ngắn khác của Thạch Lam là không có cốt truyện, nó giống một bài thơ vì toàn bộ câu chuyện chỉ kể về tâm trạng thao thức của Liên và An cùng sự mong mỏi chờ đợi một chuyến tàu đêm đi ngang qua.

– Trong truyện tác giả chú trọng đi sâu vào nội tâm của nhân vật với những cảm xúc cùng cảm giác mơ hồ, mong manh, những trang viết miêu tả tâm trạng nhân vật rất sâu sắc và tinh tế.

– Thạch Lam đã rất thành công trong việc sử dụng các thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản qua đó nhấn mạnh và làm nổi bật lên khung cảnh nghèo nàn cùng sự vắng lặng của phố huyện nhỏ.

– Hai đứa trẻ còn đặc sắc ở lối kể chuyện thủ thỉ, tâm tình đượm chất thơ của Thạch Lam ẩn hiện kín đáo và lặng lẽ sau những hình ảnh cùng ngôn từ ấy là một tâm hồn nhân hậu, tinh tế và hết sức nhạy cảm với mọi biến trọng trong lòng người và vạn vật.

[ad_2]

Related Posts

✅ DẠY KHIÊU VŨ TẠI NHÀ

[ad_1] Đánh giá bài viết post 💃 Trung tâm gia sư Tâm Tài Đức chuyên cung cấp dịch vụ gia sư dạy khiêu vũ tại nhà các…

✅ PHỤ NỮ XƯA VÀ NAY

[ad_1] ContentsCâu 1: Loại và thể trong văn học được xác định như thế nào? (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 136)Câu 2: Hãy nêu đặc…

✅ HỌC SINH NGÀY XƯA VÀ NGÀY NAY

[ad_1] ContentsCâu 1: Loại và thể trong văn học được xác định như thế nào? (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 136)Câu 2: Hãy nêu đặc…

✅ CÁC VẤN ĐỀ TRONG TRƯỜNG HỌC HIỆN NAY

[ad_1] Đánh giá bài viết post 🏘️ Cùng với sự phát triển của kinh tế, những vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng nhiều. Trong đó,…

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsCâu 1: Loại và thể trong văn học được xác định như thế nào? (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang 136)Câu 2: Hãy nêu đặc…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsCâu 1: Loại và thể trong văn học được xác định như thế nào? (SGK Ngữ văn 11 tập 1- trang…

Leave a Reply