[SOẠN BÀI] LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ

[ad_1]

IBAITAP: Vì sao cần lập dàn ý? Dàn ý cho bài văn tự sự cần đáp ứng những yêu cầu nào? Cùng ibaitap đến với bài học “lập dàn ý bài văn tự sự” hôm nay nhé.

I. HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, DỰ KIẾN CỐT TRUYỆN

1. Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?

2. Qua lời kể của nhà văn, anh (chị) học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự.

Lời giải chi tiết: 

1. Trong phần trích trên nhà văn Nguyên Ngọc đã kể lại quá trình suy nghĩ và chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu. 

2. Qua lời kể của tác giả ta rút ra được bài học để chuẩn bị cho một văn bản tự sự cần hình thành ý tưởng có dự kiến về cốt truyện, suy nghĩ và tưởng tượng ra các nhân vật cùng các chi tiết gắn liền với nhân vật đó làm cốt truyện trở nên đặc sắc. Quá trình này sẽ giúp cho việc lập dàn ý rõ ràng, cụ thể và chi tiết hơn.

II. LẬP DÀN Ý

1. Dựa vào suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân về kết thúc truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố, lập dàn ý cho bài văn tự sự theo gợi ý.

Lời giải chi tiết: 

TH1: Chị Dậu đã giác ngộ được lý tưởng Cách mạng.

Mở bài: Giới thiệu khái quát về kết thúc của truyện Tắt đèn.

Thân bài: Kể lại truyện theo hai sự việc chính:

  • Chị Dậu đã gặp được cán bộ cách mạng sau cái đêm ấy và được giác ngộ. ( Tình huống gặp cán bộ cách mạng của chị Dậu? Cán bộ đã nói và làm gì để chị Dậu giác ngộ? Chị Dậu giác ngộ cách mạng như thế nào?..)
  • Trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, chị Dậu đã dẫn đầu đoàn nông dân đứng lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc của Nhật và chia cho người dân nghèo. (Sau khi được giác ngộ cách mạng, chị Dậu đã tham gia các hoạt động khởi nghĩa như thế nào? Chị Dậu cùng nông dân đã cướp chính quyền huyện và phá thóc của Nhật ra sao?)

Kết bài: Kết thúc của câu chuyện như thế nào? Qua đó em có suy nghĩ gì về sự giác ngộ cách mạng cùng hành động của chị Dậu.

TH2: Chị Dậu nuôi giấu cán bộ Cách mạng.

Mở bài: Giới thiệu khái quát về kết thúc của truyện Tắt đèn.

Thân bài: Kể lại truyện theo những sự việc cụ thể:

  • Chị Dậu đã nhận thức như thế nào về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp?
  • Mặc dù sống trong vùng địch hậu và chịu sự kiểm soát của quân địch nhưng chị vẫn bí mật nuôi giấu được cán bộ cách mạng. Chị đã nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ. (Những khó khăn của chị Dậu khi sống trong vùng địch hậu? Tại sao chị Dậu vẫn bí mật nuôi cán bộ cách mạng? Những hành động nào chứng tỏ lòng căm thù giặc cùng tinh thần cách mạng của chị Dậu?)

Kết bài: Kết thúc của câu chuyện như thế nào? Qua đó em có suy nghĩ gì về hành động của chị Dậu.

2. Cách lập dàn ý một bài văn tự sự.

Lời giải chi tiết: 

Để lập được dàn ý của một bài văn sự tự cần 4 bước như sau:

  • Bước 1: Chọn đề tài hoặc một chủ đề, vấn đề để phác thảo cốt truyện.
  • Bước 2: Từ đề tài hoặc chủ đề của truyện người viết cần tưởng tượng và sáng tạo những nét chính để hình thành nên cốt truyện. Cốt truyện có thể dựa vào cuộc đời, số phận của nhân vật chính hoặc diễn biến của các sự việc chính.
  • Bước 3: Tìm các yếu tố cấu thành tác phẩm: Lý do, không gian diễn ra câu chuyện, các tình huống truyện, quan hệ của các nhân vật, khung cảnh thiên nhiên, các cuộc đối thoại và tâm trạng của nhân vật..
  • Bước 4: Hệ thống lại các bước trên bằng dàn ý chi tiết.

III. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào câu nói của Lê-nin (Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất) để kể về câu chuyện với đề tài: Một học sinh có bản chất tốt, như­ng do một hoàn cảnh nào đó xô đẩy dẫn đến phạm sai lầm nh­ưng đã kịp thời tỉnh ngộ. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 46)

Lời giải chi tiết: 

Xây dựng cốt truyện như sau:

  • Bảo vốn là một người trung thực, hiền lành. 
  • Sau khi cha mẹ Bảo ly hôn, cậu buồn bã, chán nản và bị kẻ xấu lôi vào con đường sai lầm (ăn chơi, trộm cắp, bỏ học..).
  • Bảo mặc dù hối hận, dằn vặt nhưng không dám đến lớp do mặc cảm.
  • Bảo được cô giáo chủ nhiệm giúp đỡ cho quay lại trường, từ đó Bảo đã vươn lên và trở về với con người vốn có.

Câu 2: Lập dàn ý cho câu chuyện kể lại một kỉ niệm sâu sắc về tình bạn, tình thầy trò. (SGK Ngữ văn 10 tập 1- trang 46)

Lời giải chi tiết: 

Dàn bài gợi ý.

1. Mở bài: 

  • Trung và Thành là đôi bạn thân, gắn bó với nhau từ nhỏ đến lớn. 
  • Có một lần lớp xảy ra chuyện mất đồ liên tiếp.

2. Thân bài:

  • Kể lại ngắn gọn việc mất đồ mà không tìm ra nguyên nhân. 
  • Không khí trong lớp rất căng thẳng, ai cũng nghi ngờ nhau. 
  • Việc truy tìm thủ phạm rơi vào bế tắc và đã xảy ra mâu thuẫn trong lớp.
  • Trung và Thành cũng nghi ngờ nhau nên đã to tiếng với nhau. 
  • Nhờ có nhà trường và cô giáo chủ nhiệm mà lớp đã tìm ra thủ phạm là một học sinh lớp khác.

3. Kết bài:

  • Không khí của lớp trở lại bình thường, mọi người đều giải được khúc mắc trong lòng.
  • Trung và Thành đã xin lỗi nhau chân thành và trở lại thân thiết như xưa.

[ad_2]

Related Posts

✅ CÔNG THỨC MÔN SINH ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsI. HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, DỰ KIẾN CỐT TRUYỆNII. LẬP DÀN Ý1. Dựa vào suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân về kết thúc truyện Tắt…

✅ UỐNG BAO NHIÊU CHAI BIA THÌ BỊ PHẠT ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsI. HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, DỰ KIẾN CỐT TRUYỆNII. LẬP DÀN Ý1. Dựa vào suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân về kết thúc truyện Tắt…

✅ CÔNG THỨC TOÁN TIỂU HỌC ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] 4.4/5 – (32 bình chọn) ContentsI. HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, DỰ KIẾN CỐT TRUYỆNII. LẬP DÀN Ý1. Dựa vào suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân…

✅ NHỮNG ĐỊA DANH NỔI TIẾNG Ở VIỆT NAM ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsI. HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, DỰ KIẾN CỐT TRUYỆNII. LẬP DÀN Ý1. Dựa vào suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân về kết thúc truyện Tắt…

✅ CÔNG THỨC TOÁN TIỂU HỌC ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] 4.3/5 – (26 bình chọn) ContentsI. HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, DỰ KIẾN CỐT TRUYỆNII. LẬP DÀN Ý1. Dựa vào suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân…

✅ DẠY ONLINE LÀ GÌ ? ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, DỰ KIẾN CỐT TRUYỆNII. LẬP DÀN Ý1. Dựa vào suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân…

Leave a Reply