[Tóm Tắt] & [Soạn Bài]: Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu)

[ad_1]

Ibaitap: Tác phẩm những ngày thơ ấu (viết vào năm 1938, in lần đầu vào năm 1940) đây là một tác phẩm xuất sắc của nhà văn Nguyên Hồng. Đó là một tập hồi ký nói về những năm tháng tuổi thơ rất ít niềm vui nhưng nhiều cay đắng của ông, thể hiện một cách rất chân thật những “rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại”. Hồi kí “Những ngày thơ ấu” gồm có 9 chương, Tác phẩm “Trong lòng mẹ” là chương IV của tác phẩm. Nhân vật chính của tác phẩm này là bé Hồng. Bé Hồng được đặt trong tình huống vô cùng tội nghiệp: bố mất, mẹ đi bước nữa và bị gia đình nhà chồng ruồng rẫy. Bé Hồng phải sống nhờ vào họ hàng và bị hắt hủi một cách tàn nhẫn. Em thương mẹ, nhớ mẹ vô cùng nhưng phải sống xa mẹ, đồng thời thường xuyên phải nghe những lời nói xấu những lời cay nghiệt về mẹ của mình. Ta hiểu vì sao bé Hồng lại vô cùng sung sướng khi mẹ trở về.

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM “ TRONG LÒNG MẸ”

Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” là tập hồi kí kể về tuổi thơ cay đắng của tác giả Nguyên Hồng. “Trong lòng mẹ” là chương thứ IV thuộc tác phẩm “Những ngày thơ ấu” (gồm 9 chương), tập hồi kí.

II.TÓM TẮT TÁC PHẨM “TRONG LÒNG MẸ”

Bé Hồng sinh ra là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng không hạnh phúc giữa người bố nghiện ngập và người mẹ trẻ trung luôn khao khát có được tình yêu thương nhưng đành ngậm ngùi chôn vùi tuổi xuân bên người chồng nghiện ngập. Khi bố bé Hồng mất, người mẹ đã bỏ lại hai anh em Hồng để đi tha hương cầu thực, anh em Hồng luôn sống trong sự ghẻ lạnh của nhà nội. Nhất là bà cô, bà luôn gieo rắc vào đầu bé Hồng những rắp tâm tanh bẩn để Hồng ghét bỏ mẹ của mình. Nhưng Hồng không những không ghét mẹ mà còn thông cảm và yêu thương mẹ mình nhiều hơn, em căm thù những hủ tục lỗi thời đã đày đọa mẹ mình. Gần ngày giỗ bố, sự cay nghiệt của bà cô lại càng thêm cùng cực khi liên tục xoáy và gieo rắc vào đầu em những ý nghĩ sai lệch những ý nghĩ không tốt về mẹ. Bao nhiêu cay đắng càng làm cho em thêm yêu thương và khát khao được gặp lại mẹ nhiều hơn. Chiều hôm đó khi vừa tan học, em thoáng thấy bóng dáng mẹ, em liền gọi vội theo với  hi vọng và giọng bối rối. Khi mẹ quay đầu lại, tất cả như vỡ òa, Hồng sà vào lòng mẹ mà khóc nức nở. Trong lòng mẹ, những lời nói của ba cô tuy còn văng vẳng nhưng lại khiến Hồng chẳng còn mảy may suy nghĩ gì nữa mà chỉ cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, chan chứa.

III. BỐ CỤC TÁC PHẨM “TRONG LÒNG MẸ”

Bố cục văn bản “ Trong lòng mẹ” gồm 2 phần:

  • Đoạn 1 (từ đầu đến… “người ta hỏi đến chứ”): Cuộc đối thoại giữa bé Hồng và bà cô cay nghiệt.
  •  Đoạn 2 (phần còn lại): Cuộc gặp gỡ cảm động, đầy hạnh phúc của hai mẹ con Hồng.

IV. HƯỚNG DẪN SOẠN VĂN BẢN “TRONG LÒNG MẸ”

Câu 1: Phân tích nhân vật bà cô trong cuộc đối thoại giữa bà ta với chú bé Hồng.(SGK  Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 20 )

Lời giải chi tiết:

Cuộc đối thoại giữa bà cô với chú bé Hồng được tác giả kể lại vô cùng sinh động, chiếm hai phần ba của đoạn trích. Qua đoạn trích này, tính cách của bà cô đã hiện ra rất rõ ràng:

– Bà cô của bé Hồng giàu có nhưng rất cay nghiệt và độc địa. Bà đã khoét sâu và đào bới vào nỗi đau của đứa cháu đáng thương.

– Xoáy sâu vào sự thiếu thốn tình mẫu tử của bé Hồng bằng câu hỏi cay nghiệt và nhẫn tâm ” mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không”

–  Ý nghĩ cay độc trong giọng nói và nét mặt cười rất kịch

– Cố ý gieo rắc vào đầu đứa cháu nhiều hoài nghi để chia rẽ tình cảm mẹ con của bé Hồng

– Giọng nói, cử chỉ quan tâm của bà cô là giả dối và vô cùng sáo rỗng

–  Khi đứa cháu đã vô cùng đau khổ đến độ bật khóc thì bà cô vẫn luôn cố tình khơi vào nỗi đau của cháu

⟹ Bà cô với dã tâm độc ác muốn chia rẽ tình cảm mẹ con của bé Hồng, muốn đứa cháu của mình “khinh miệt và ruồng rẫy mẹ” bằng những cử chỉ ngọt ngào nhưng rất kịch, hành động quan tâm giả dối, lời nói cay độc, nhẫn tâm, ý nghĩ xấu xa và nham hiểm.

Câu 2: Tình yêu thương mãnh liệt của bé Hồng đối với người mẹ đáng thương được thể hiện như thế nào?  (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 20)

Lời giải chi tiết:

a) Tâm trạng của bé Hồng khi nói chuyện với bà cô:

– Khi nói chuyện với bà cô, hiểu được ý nghĩa chua cay, thâm độc trong giọng nói cũng như trên nét mặt “khi cười rất kịch” của bà ta, chú bé Hồng đã lẳng lặng “cúi đầu không đáp”.

– Nghe những lời lẽ cay độc cay nghiệt ấy nhưng trong lòng bé Hồng luôn trào dâng niềm thương yêu mẹ và căm ghét đến tột cùng những cổ tục lạc hậu đã đày đọa mẹ mình. Từ chỗ đè nén “im Lặng cúi đầu”, đến chỗ không nhẫn nhục được nữa, chú đã bật lên tiếng khóc, đến cuối cùng, vừa yêu thương và vừa căm tức khiến chú đã “cười dài trong tiếng khóc”. 

– Tâm trạng đau đớn uất ức cực điểm của bé Hồng được thể hiện bằng các chi tiết đầy ấn tượng với lời văn dồn dập, nhiều hình ảnh và nhiều động từ mạnh mẽ: “Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.

b) Tâm trạng của bé Hồng khi được gặp lại mẹ:

– Vừa thoáng thấy bóng người trên xe kéo giống mẹ mình, bé Hồng đã vội vàng chạy đuổi theo với các cử chỉ bối rối, lập cập “thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi”.

– Vừa được lên xe ngồi cùng mẹ, bé Hồng đã òa lên khóc rồi cứ thể mà nức nở. Cũng là những giọt nước mắt, nhưng lần này không phải là những giọt nước mắt nghẹn ứ đau đớn như khi trả lời cô. Những giọt nước mắt này là sự vỡ òa,sự dỗi hờn mà hạnh phúc, tức tưởi mà mãn nguyện biết bao nhiêu!

– Những cảm giác “ấm áp, hạnh phúc” mơn man khắp da thịt của chú. Chú còn cảm nhận được cả mùi quần áo quen thuộc của mẹ và “những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn phát ra… thơm tho lạ thường”. Niềm vui sướng cực điểm của bé Hồng không chỉ thấm vào cả da thịt mà còn tràn ngập cả tâm hồn chú. Khoảnh khắc ấy, chú bé như quên đi hết những uất ức không nghĩ gì, nhớ gì khổ cực khi sống với gia đình giả dối nhẫn tâm kia nữa. Tất cả tâm hồn chú dường như dồn hết cho sự tận hưởng tình yêu thương của mẹ. Đối với chú lúc này, đó là niềm sung sướng là sự hạnh phúc nhất trên đời này.

Câu 3: Chất trữ tình thấm đượm trong văn bản “Trong lòng mẹ” (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 20 )

Lời giải chi tiết:

Chất trữ tình thể hiện trong văn của tác giả Nguyên Hồng:

– Tình huống truyện với nội dung vô cùng đặc sắc:

  • Bé Hồng phải sống trong sự cay nghiệt sự ghẻ lạnh của họ hàng.
  • Người mẹ âm thầm chôn vùi tuổi thanh xuân, chịu đựng nhiều cay đắng và thành kiến của xã hội cũ.
  • Sự yêu thương, kính mến của bé Hồng dành cho mẹ không hề lung chuyển, thay đổi trước lời nói rắp tâm tàn độc của người cô.

– Dòng cảm xúc mãnh liệt của bé Hồng:

  • Xót xa, tủi nhục, uất nghẹn và căm hờn.
  • Vô cùng quyết liệt bảo vệ tình mẫu tử thiêng liêng.
  • Thấu hiểu, cảm thông cho mẹ và luôn yêu thương mẹ của mình.

– Những hình ảnh so sánh đã gây ấn tượng rất mạnh, giàu sức biểu đạt và gợi cảm

– Lời văn say mê diễn đạt cảm xúc của nhân vật dạt dào, chân thật

– Kết hợp tài tình, nhuần nhuyễn giữa kể, tả và biểu lộ cảm xúc.

Câu 4: Qua văn bản trích giảng em hiểu hồi kí là gì?(SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 20)

Lời giải chi tiết:

– Hồi kí là thể loại thuộc thể kí, là truyện kể từ bằng chính ngôi kể tác giả kể về những sự kiện có thật trong quá khứ mà tác giả đã chứng kiến hoặc trải qua.

Câu 5: Có nhà nghiên cứu cho rằng Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng. Em hiểu thế nào về nhận định đó? Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ” em hãy chứng minh về nhận định trên. (SGK Ngữ Văn 8 Tập 1- trang 20)

Lời giải chi tiết:

–  Tác giả Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:

  • Nhân vật trong các sáng tác chính của Nguyên Hồng là phụ nữ và trẻ em: hồi kí Những ngày thơ ấu, tiểu thuyết Bỉ vỏ, Khi đứa con ra đời, Hai nhà nghỉ…
  • Thấu hiểu và đồng cảm với những thân phận bé nhỏ bị o ép trong xã hội phong kiến cũ.
  • Nhìn thấy được phẩm chất tốt đẹp và cao quý của những người phụ nữ, sự ngây thơ và trong sáng của trẻ nhỏ.

– Trong đoạn trích “Những ngày thơ ấu” Nguyên Hồng như tái hiện cho chung ta thấy sự bất công của phụ nữ trong xã hội phong kiến:

  • Nhân vật bà cô là đại diện cho những hủ tục phong kiến còn tồn tại ở đương xã hội đương thời.
  • Nhân vật mẹ Hồng là hiện thân cho hình ảnh người phụ nữ tần tảo, chịu đừng nhiều vất vả vàđiều tiếng tủi nhục.
  • Nhân vật bé Hồng luôn sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm, mất mát trong gia đình.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM “ TRONG LÒNG MẸ”II.TÓM TẮT TÁC PHẨM “TRONG LÒNG MẸ”III. BỐ CỤC TÁC PHẨM “TRONG LÒNG MẸ”IV. HƯỚNG DẪN…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC TÁC PHẨM “ TRONG LÒNG MẸ”II.TÓM TẮT TÁC PHẨM “TRONG LÒNG MẸ”III. BỐ CỤC TÁC PHẨM…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply