[SOẠN BÀI] BIÊN BẢN | Soạn Văn 9

[ad_1]

IBAITAP: Cùng ibaitap đến với bài học “Biên bản” để nắm được mục đích, yêu cầu, nội dung và cách viết biên bản.

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA BIÊN BẢN

Câu hỏi: Đọc các văn bản đã cho và trả lời câu hỏi: (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 125)

Lời giải chi tiết:

a. Biên bản dùng để ghi lại những sự việc đang xảy ra, vừa xảy ra hoặc đã xảy ra. Biên bản 1 ghi lại diễn biến của cuộc họp sinh hoạt chi đội tuần 6. Biên bản 2 ghi lại buổi công an trả lại phương tiện giao thông cho chủ sở hữu.

b. Biên bản cần phải bảo đảm tính chính xác, trung thực và đầy đủ về nội dung, ngắn gọn và rõ ràng về hình thức.

c. Một số biên bản thường gặp là: biên bản giao nhận, biên bảo hợp đồng, biên bản hành chính.

II. CÁCH VIẾT BIÊN BẢN

Câu 1: Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì? Tên của biên bản được viết như thế nào? (Chú ý: Các loại văn bản khác nhau có cách ghi khác nhau). (SGK Ngữ Văn 9 Tập 2- trang 125)

Lời giải chi tiết:

Phần mở đầu của biên bản gồm có: quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan quản lý, tên biên bản, địa điểm, thời gian xảy ra sự việc, thành phần tham dự và chức trách từng người. 

Tên của biên bản được viết chữ to và nằm ở chính giữa trang giấy.

Câu 2: Phần nội dung biên bản gồm có những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản. Tính chính xác, cụ thể của biên bản có giá trị như thế nào? (SGK Ngữ Văn 9 Tập 2- trang 126)

Lời giải chi tiết:

– Phần nội dung của biên bản gồm các mục ghi lại diễn biến và kết quả của sự việc. 

– Các mục được ghi ngắn gọn, rõ ý, không làm cho người đọc hiểu thành nghĩa khác.

Câu 3: Phần kết thúc biên bản có những mục gì? Mục kí tên dưới biên bản nói lên điều gì? (SGK Ngữ Văn 9 Tập 2- trang 126)

Lời giải chi tiết:

Phần kết thúc biên bản cần có chữ kí của các thành viên và mục ghi chú, văn bản và hiện vật kèm theo.

Câu 4: Lời văn của biên bản phải như thế nào? (SGK Ngữ Văn 9 Tập 2- trang 126)

Lời giải chi tiết:

Lời văn của biên bản phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác và đơn nghĩa.

III. LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy lựa chọn những tình huống cần viết biên bản trong các trường hợp sau. (SGK Ngữ Văn 9 Tập 2- trang 126)

Lời giải chi tiết:

– Những tình huống cần viết biên bản trong các trường hợp trên là: a, c, d.

– Tình huống (b) cần viết đơn còn tình huống (e) cần viết bản kiểm điểm.

Câu 2: Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, phần kết thúc của biên bản cuộc họp giới thiệu đội viên ưu tú của cho đội cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. (SGK Ngữ Văn 9 Tập 2- trang 126)

Lời giải chi tiết:

LIÊN ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THCS KẾT ĐOÀN

CHI ĐỘI LỚP 9D

BIÊN BẢN GIỚI THIỆU ĐỘI VIÊN ƯU TÚ CỦA CHI ĐỘI CHO ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Khai mạc lúc 9h, ngày 10/11/2018

Thành phần tham dự: 43 đội viên chi đội 9D

Đại biểu: Trần Thanh Hà – Liên đội trưởng

Chủ tọa Lê Thành Sơn – Chủ tọa

Thư kí: Phan Thị Thùy Linh

Nội dung sinh hoạt:

Bạn Lê Thành Sơn hay mặt ban Chỉ huy đội giới thiệu các đội viên ưu tú của Chi đội 9D cho Đoàn TNCS HCM

….

Chủ tọa          Thư kí

[ad_2]

Related Posts

✅ KINH NGHIỆM HỌC MÔN VẬT LÝ

[ad_1] Đánh giá bài viết post Để học giỏi môn Vật lý trong nhà trường, bạn cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp…

✅ GIÚP TRẺ HỌC BẢNG CHỮ CÁI

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. ĐẶC ĐIỂM CỦA BIÊN BẢNCâu hỏi: Đọc các văn bản đã cho và trả lời câu hỏi: (SGK Ngữ văn…

✅ PHƯƠNG PHÁP HỌC TỐT MÔN HÓA

[ad_1] ContentsI. ĐẶC ĐIỂM CỦA BIÊN BẢNCâu hỏi: Đọc các văn bản đã cho và trả lời câu hỏi: (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 125)II….

✅ BÀI THƠ BÉ SẮP VÀO LỚP 1

[ad_1] ContentsI. ĐẶC ĐIỂM CỦA BIÊN BẢNCâu hỏi: Đọc các văn bản đã cho và trả lời câu hỏi: (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 125)II….

✅ CÁC THỂ LOẠI NHẠC

[ad_1] ContentsI. ĐẶC ĐIỂM CỦA BIÊN BẢNCâu hỏi: Đọc các văn bản đã cho và trả lời câu hỏi: (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 125)II….

✅ SO SÁNH GIÁO DỤC VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

[ad_1] ContentsI. ĐẶC ĐIỂM CỦA BIÊN BẢNCâu hỏi: Đọc các văn bản đã cho và trả lời câu hỏi: (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 125)II….

Leave a Reply