Mức Đóng Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất Năm 2021 như thế nào?

[ad_1]

Mức tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội có hai loại đó là tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Để hiểu rõ hơn vấn đề, Quý độc giả có thể tham khảo bài viết dưới đây của TBT Việt Nam.

Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, pháp luật đã có nhiều điều chỉnh về chính sách tiền lương cho phù hợp với thu nhập của người lao động tại các khu vực khác nhau. Từ ngày mức lương cơ sở cũng như mức lương tối thiểu vùng đã tăng, kéo theo tiền lương đóng bảo hiểm xã hội tăng lên. Hãy cùng TBT Việt Nam tìm hiểu mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất.

>> Xem thêm: Bảo hiểm xã hội là gì? Các vấn đề liên quan bảo hiểm xã hội

Mức đóng bảo hiểm xã hội?

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính dựa vào căn cứ tiền lương tháng của người lao động. Còn mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên căn cứ trên mức thu nhập tháng do người tham gia lựa chọn.

Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định, mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi tham gia bảo hiểm bắt buộc được tính theo công thức sau:

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hàng tháng = Mức lương tháng đóng BHXH x Tỷ lệ trích đóng

Theo đó:

– Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được xác định theo đối tượng, cụ thể:

+ Với khối hành chính sự nghiệp: Mức tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, quân hàm, cấp bậc và các khoản phục cấp khác với người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định như công chức, viên chức, công an, quân đội,…

+ Với khối doanh nghiệp: Mức tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp và các khoản bổ sung khác với người lao động làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định mức đóng.

– Tỷ lệ trích đóng gồm có:

1/ BHXH: người lao động trích 8% người sử dụng lao động trích 17%

2/ BHYT: người lao động trích 1,5% người sử dụng lao động trích 3%

3/ BHTN: người lao động trích 1% người sử dụng lao động trích 1%

4/ BHTNLĐ-BNN: người lao động trích 0% người sử dụng lao động trích 0,5%

Như vậy, tổng tỷ lệ trích đóng là 32% (của người lao động là 10,5% và người sử dụng lao động là 21,5%).

Còn về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, TBT Việt Nam chúng tôi sẽ cung cấp thông tin cụ thể trong mục 3 của bài viết này.

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2020?

Nghị định 90/2019/NĐ-CP có hiệu lực, từ 01/01/2020 mức lương tối thiểu vùng đã tăng lên nên mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng tăng theo.

Người lao động làm việc tại doanh nghiệp áp dụng theo mức lương tối thiểu vùng áp dụng sau đây:

– Mức lương tối thiểu vùng I: 4 triệu 4 trăm 20 nghìn đồng/tháng;

– Mức lương tối thiểu vùng II: 3 triệu 9 trăm 2 mươi nghìn đồng/tháng;

– Mức lương tối thiểu vùng III: 3 triệu 4 trăm 3 nghìn đồng/tháng;

– Mức lương tối thiểu vùng IV: 3 triệu 0 trăm 7 mươi nghìn đồng/tháng.

Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được xác định theo đơn vị hành chính căn cứ vào Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I,II,III,IV Phụ lục của Nghị định 90/2019/NĐ-CP.

Lưu ý:

– Mức lương tháng để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường và không cao hơn 20 lần mức lương cơ sở (mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000đ)

– Ngoài ra, nếu người lao động qua đào tạo, học nghề sẽ cộng thêm 7%; với người lao động làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cần cao hơn ít nhất 5%; còn nếu làm việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, huy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với làm trong điều kiện bình thường.

Ví dụ: Chị Nguyễn Thị T làm việc cho Công ty X, địa chỉ làm việc tại Quận Cầu Giấy-TP Hà Nội, vị trí nhân viên tư vấn (công việc này đòi hỏi năng lực chuyên môn và đã qua đào tạo trình độ Đại học) và làm việc trong điều kiện bình thường. Xác định mức lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

+ Mức lương tối thiểu vùng I: 4.420.000đ/ tháng

+ Công việc của chị T có qua đào tào: cộng thêm 7% mức lương tối thiểu vùng

Như vậy, mức lương khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của chị T do công ty quyết định, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng sẽ là:

4.420.000+(7% x 4.420.000) = 4.729.400đ/ tháng

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Hiện có rất nhiều người không tham gia lao động tại các doanh nghiệp hay các đơn vị sự nghiệp, nên không được đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, đã dành riêng chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho bất kỳ ai là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không rơi vào các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì đều có thể tham gia theo diện tự nguyện.

Và cái tên “bảo hiểm xã hội tự nguyện” đã nói lên tất cả. Bởi vì khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người tham gia hoàn toàn có quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng sao cho phù hợp với nhu cầu cũng như thu nhập.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng = 22% x Mức thu nhập tháng do người tham gia lựa chọn

Trong đó, mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn và cao nhất là 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm tham gia (mức chuẩn nghèo hiện hành ở khu vực nông thôn là 700.000đ).

Tra cứu mức đóng bảo hiểm xã hội ở đâu?

Từ mức lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội có thể xác định được mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng. Theo đó, để tra cứu mức đóng bảo hiểm xã hội, Quý vị có thể thực hiện tra cứu mức lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội qua các cách thức như:

Thứ nhất: Tra cứu trong sổ bảo hiểm xã hội

Sổ bảo hiểm xã hội do người lao động quản lý, ngoài bìa sổ có các tờ rời ghi nhận quá trình tham gia, mức đóng các chế độ trong đó có bảo hiểm xã hội. Do đó, Quý vị có thể kiểm tra dễ dàng mức đóng của mình trong sổ bảo hiểm.

Thứ hai: Tra cứu trên Cổng thông tin điện tử của bảo hiểm xã hội Việt Nam

Quý vị truy cập website: baohiemxahoi.gov.vn, chọn mục Tra cứu trực tuyến. Sau khi thực hiện xong thao tác này, giao diện tra cứu hiện ra, Quý vị chọn vào Tra cứu quá trình tham gia BHXH và nhập các thông tin cần thiết để tra cứu.

Lưu ý: Với cách tra cứu này, Quý vị phải đăng ký số điện thoại với cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý, từ đó nhận được mã OTP để tra cứu.

Ngoài ra, có thể tra cứu thông tin mức đóng tại cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc thực hiện cú pháp nhắn tin theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Thực tế, dù tham gia bảo hiểm xã hội theo diện tự nguyện hay tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì mức tiền đóng bảo hiểm mà người lao động bỏ ra đóng không mất đi, đây là quyền lợi và được chi trả thành các chế độ cho người tham gia bảo hiểm. Với bảo hiểm xã hội tự nguyện, người tham gia sẽ được hưởng chế độ hưu trí và tử tuất sau này.

>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Tra Cứu Quá Trình Đóng Bảo Hiểm Xã Hội

[ad_2]

Related Posts

Bảng ngọc, cách chơi, lên đồ Blitzcrank

[ad_1] Blitzcrank tốc chiến mùa 1, một lựa chọn thú vị trong cách chơi và cách lên đồ cho Blitzcrank trong LMHT tốc chiến ở vị trí…

Bảng ngọc bổ trợ, cách chơi, lên đồ Alistar tốc chiến

[ad_1] Guide Alistar tốc chiến mùa 1, một trong những vị tướng trâu bò với những bảng ngọc bổ trợ và cách lên đồ cho Alistar trong…

Bảng ngọc bổ trợ, cách chơi, lên đồ Akali tốc chến

[ad_1] Guide Akali tốc chiến mùa 1, cùng với Thaotruong.com tham khảo qua bảng ngọc bổ trợ và cách lên đồ cho Akali trong LMHT tốc chiến…

BFF là gì? Cách tạo hiệu ứng vỗ tay BFF trên Facebook

[ad_1] Gần đây trên Facebook, có một hiệu ứng vỗ tay được rất nhiều người quan tâm. Các bạn có biết, hiệu ứng vỗ tay là Facebook…

Bảng ngọc bổ trợ, lên đồ, cách chơi Miss Fortune

[ad_1] Miss Fortune tốc chiến mùa 1, cùng nhau tham khảo qua cách chơi và hướng dẫn cách lên đồ cho xạ thủ Miss Fortune trong lmht…

Bảng ngọc bổ trợ, lên đồ, cách chơi Varus tốc chiến

[ad_1] Varus tốc chiến mùa 1, cùng với Thaotruong.com đi tìm hiểu về cách lên đồ và hướng dẫn cách chơi tướng Varus trong lmht tốc chiến…

Leave a Reply