Kinh doanh bất động sản: 05 quy định pháp luật cần biết

Đánh giá sao

Kinh doanh bất động sản: 05 quy định pháp luật cần biết (ảnh minh họa)

1. Điều kiện kinh doanh bất động sản từ ngày 01/01/2021

Luật Đầu tư 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021) với nhiều điểm mới nổi bật, trong đó sửa đổi điều kiện kinh doanh bất động sản tại Luật Kinh doanh bất động sản 2014. (Xem chi tiết tại đây)

2. Các loại bất động sản được đưa vào kinh doanh

Các loại bất động sản đưa vào kinh doanh theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2014, bao gồm:

– Nhà, công trình xây dựng có sẵn của các tổ chức, cá nhân;

– Nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai của các tổ chức, cá nhân;

– Nhà, công trình xây dựng là tài sản công được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đưa vào kinh doanh;

– Các loại đất được phép chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai thì được phép kinh doanh quyền sử dụng đất.

3. Điều kiện của bất động sản đưa vào kinh doanh

Để được đưa vào kinh doanh thì bất động sản cần đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

Đối với nhà, công trình xây dựng

– Có đăng ký quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất trong giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất. Đối với nhà, công trình xây dựng có sẵn trong dự án đầu tư kinh doanh bất động sản thì chỉ cần có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

– Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất;

– Không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

Đối với các loại đất được phép kinh doanh quyền sử dụng đất:

– Có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

– Không có tranh chấp về quyền sử dụng đất;

– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

4. Phạm vi kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhân

Theo Điều 11 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 thì phạm vi kinh doanh đối với tổ chức, cá nhân trong nước được quy định như sau:

– Mua nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

– Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;

– Đối với đất được Nhà nước giao thì được đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua; chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền theo quy định của pháp luật về đất đai; đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nghĩa trang, nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng kỹ thuật đó;

– Đối với đất được Nhà nước cho thuê thì được đầu tư xây dựng nhà ở để cho thuê; đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng không phải là nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua;

– Đối với đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

– Đối với đất nhận chuyển nhượng của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

– Đối với đất thuê của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thì được đầu tư xây dựng nhà, công trình xây dựng để cho thuê theo đúng mục đích sử dụng đất;

– Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản của chủ đầu tư để xây dựng nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

– Nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để chuyển nhượng, cho thuê đất đã có hạ tầng kỹ thuật đó.

5. Quy định về hợp đồng kinh doanh bất động sản

Các loại hợp đồng kinh doanh bất động sản bao gồm:

– Hợp đồng mua bán nhà, công trình xây dựng;

– Hợp đồng cho thuê nhà, công trình xây dựng;

– Hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng;

– Hợp đồng chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất;

– Hợp đồng chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án bất động sản.

Lưu ý: Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận, trừ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này thì phải công chứng hoặc chứng thực.

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Trường hợp hợp đồng có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực. Trường hợp các bên không có thỏa thuận, không có công chứng, chứng thực thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm các bên ký kết hợp đồng.

Trung Tài

Related Posts

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật Đất đai 2013 1. Luật sư tư vấn về hợp đồng, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất…

Luật đất đai

Luật đất đai là bộ luật do Quốc hội ban hành, đưa ra các quy định về việc sử dụng và quản lý đất đai. Các nội…

Thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất từ bố mẹ sang cho con

Cơ sở pháp lý – Bộ luật dân sự 2015 – Luật đất đai 2013 – Nghị định 43/2014/NĐ-CP Tặng cho quyền sử dụng đất từ bố…

Luật sư giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất

Cơ sở pháp lý – Bộ luật tố tụng dân sự 2015 – Luật đất đai 2013 – Nghị định 43/2014/NĐ-CP – Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP Tranh chấp…

Luật Sư Tư Vấn Luật Đất Đai Miễn Phí Qua Tổng Đài

Đất đai là tài sản có giá trị lớn, cho nên các rủi ro và tranh chấp xoay quanh lĩnh vực này tương đối nhiều. Bên cạnh…

Hướng dẫn giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh em ruột với nhau

Tranh chấp đất đai giữa anh em là một vấn không mấy xa lạ hiện nay, theo phong tục tập quán của người Việt Nam thường giải…

Leave a Reply