Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không?

[ad_1]

Bài viết này của TBT Việt Nam nhằm đem đến các thông tin hữu ích về hợp tác xã, trong đó có giải đáp thắc mắc: Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không? mời Quý vị tham khảo để có thêm thông tin cho mình.

Hợp tác xã là gì?

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã theo khoản 1, điều 3, Luật hợp tác xã 2012.

Qua những đặc điểm sau đây, chúng tôi xin nêu ra để có thể làm rõ hợp về mô hình kinh doanh này:

Thứ nhất: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, có các thành viên là cá nhân, tổ chức

Thứ hai: Hợp tác xã là tổ chức mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc

Thứ ba: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân

Thứ tư: Hợp tác xã được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Thứ năm: Hợp tác xã thực hiện việc phân phối thu nhập cho các thành viên theo lao động, theo vốn và theo mức độ sử dụng dịch vụ hợp tác xã.

Thứ sáu: Hợp tác xã được hưởng các chính sách đảm bảo, hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước.

Qua khái niệm và các đặc điểm của hợp tác xã, Quý vị sẽ có thêm thông tin để giải đáp câu hỏi: Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không?. Ở các phần nội dung tiếp theo chúng tôi xin được làm rõ hơn vấn đề này.

Hợp tác xã có phải là doanh nghiệp không?

Theo Khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Mục đích chính của doanh nghiệp là thực hiện các hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp

Như đã phân tích ở trên, Hợp tác xã hoạt động có vì mục đích kinh doanh nhưng mô hình kinh doanh này còn mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Tính xã hội nhân văn của hợp tác xã được thể hiện trong các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của nó, đó là sự tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lí dân chủ.

Hợp tác xã thực hiện những công việc giúp đỡ, hỗ trợ cho các thành viên trong gia đình họ trong sản xuất, kinh doanh, lãm dịch vụ, trong việc cải thiện những điều kiện sống và làm việc của họ, trong việc giúp các thành viên nâng cao trình độ văn hóa và nghiệp vụ chuyên môn.

Mục tiêu hoạt động của hợp tác xã không chỉ là kinh tế và lợi nhuận mà còn hướng đến việc cải thiện đời sống, trình độ văn hóa giáo dục, đời sống cho các thành viên hợp tác xã.

Mục đích thành lập hợp tác xã

Sứ mạng và mục đích của hợp tác xã là hỗ trợ và phục vụ nhu cầu cảu các thanhg viên bằng việc cung cấp các dịch vụ như tín dụng, săn xuất tiếp th, chế biến, cung ứng vật tư nông nghiệp, huy động các nguồn vốn tiết kiệm

Như đã phân tích ở trên đấy, hợp tác xã mang bản chất không chỉ có tính kinh tế mà còn là xã hội. Nên hoạt động của hợp tác xã không chỉ nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận mà còn nâng cao đời sống, quan tâm đến các thành viên hợp tác xã.

Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không?

Tư cách pháp nhân là việc nhà nước công nhận cho tính hợp pháp trong sự tồn tại, tổ chức hoạt động của mình, chứng nhận tổ chức về quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật.

Pháp nhân theo như quy định tại Bộ luật dân sự 2015 là một tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định: được thành lập theo quy định pháp luật, có cơ cấu tổ chức hợp pháp, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Xét trên các điều kiện được công nhận là pháp nhân, có thể thấy, Hợp tác xã có đầy đủ các yếu tố để được công nhận là pháp nhân:

Thứ nhất: Về thành lập theo quy định pháp luật, có cơ cấu tổ chức hợp pháp

Theo như các quy định về đăng kí thành lập hợp tác xã và cơ cấu tổ chức hợp tác xã, một hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hình thành và hoạt động theo những quy định của Luật Hợp tác xã 2012, các quy định pháp luật khác liên quan đều đáp ứng được điều kiện này.

Thứ hai: Về chế độ tài sản

Hợp tác xã có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó đối với các khoản nợ và nhĩa vụ tài sản khác.

Trong hợp tác xã cũng có một loại tài sản đặc biệt, đó là tài sản thuộc sở hữu tập thể và không được chia. Tài sản không chia là một bộ phận tài sản của hợp tác xã không được chia cho thành viên hợp tác xã khi chấm dứt tư cách thành viên hoặc khi hợp tác xã chấm dứt hoạt động.

Thứ ba: Về tư cách pháp lý khi tham gia vào các quan hệ pháp luật

Hợp tác xã nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập, có thể là nguyên đơn, bị đơn trước các cơ quan tài phán như Tòa án, trọng tài thương mại.

Qua bài viết trên, chắc hẳn Quý vị đã có câu trả lời cho câu hỏi: Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không? Trong trường hợp còn thắc mắc về vấn đề này, có những thắc mắc khác có liên quan, hãy gọi ngay tới số 1900 6560 để được TBT Việt Nam tư vấn, hỗ trợ kịp thời.

[ad_2]

Related Posts

BFF là gì? Cách tạo hiệu ứng vỗ tay BFF trên Facebook

[ad_1] Gần đây trên Facebook, có một hiệu ứng vỗ tay được rất nhiều người quan tâm. Các bạn có biết, hiệu ứng vỗ tay là Facebook…

Bảng ngọc bổ trợ, lên đồ, cách chơi Miss Fortune

[ad_1] Miss Fortune tốc chiến mùa 1, cùng nhau tham khảo qua cách chơi và hướng dẫn cách lên đồ cho xạ thủ Miss Fortune trong lmht…

Bảng ngọc bổ trợ, lên đồ, cách chơi Varus tốc chiến

[ad_1] Varus tốc chiến mùa 1, cùng với Thaotruong.com đi tìm hiểu về cách lên đồ và hướng dẫn cách chơi tướng Varus trong lmht tốc chiến…

Bảng ngọc bổ trợ, lên đồ, cách chơi Ezreal tốc chiến

[ad_1] Ezreal tốc chiến mùa 1, tham khảo qua những hướng dẫn cách chơi và cách lên đồ cho Ezreal trong lmht tốc chiến phù hợp nhất…

Bảng ngọc bổ trợ và cách lên đồ Aurelion Sol

[ad_1] Aurelion Sol tốc chiến mùa 1, mọi người cùng với Thaotruong.com tham khảo qua cách chơi và bảng ngọc bổ trợ cho Aurelion Sol trong LMHT…

Bảng ngọc bổ trợ, lên đồ, cách chơi Fizz

[ad_1] Fizz tốc chiến mùa 1, cùng với Thaotruong.com tham khảo qua những mẹo hướng dẫn cách chơi Fizz và bảng ngọc bổ trợ cho chú cá…

Leave a Reply