Giấy Chứng Nhận Y Tế Health certificate (HC) Là Gì, Mặt Hàng Nào Cần Sử Dụng?

Health certificate (HC) là giấy chứng nhận y tế được ban hành theo TT52/2015/BYT cấp cho danh mục mặt hàng là thức ăn, phụ gia thực phẩm, sản phẩm đã qua chế biến công nghiệp.Khi nào cần làm health certificate, làm ở đâu, làm sao? Để biết thông tin trên, mời bạn tham khảo bài viết chi tiết do VinaTrain trình bày.

  • Chứng nhận y tế (Health certificate) được cấp bởi Cục an toàn thực phẩm trực thuộc Bộ Y Tế
  • Các loại hàng cần có health certificate bao gồm: thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm được thực hiện khi tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
  • Thời hạn của chứng nhận y tế HC áp dụng với mỗi mã hàng đã được cấp có giá trị trong 02 năm tính từ ngày cấp, nếu doanh nghiệp muốn xin cấp mới thì phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như lần đầu tiên và chỉ được áp dụng với 1 mã hàng trong từng lần xuất nhập khẩu.
Giấy chứng nhận y tế HC là một chứng từ bắt buộc có với mặt hàng thực phẩm khi nhập khẩu
Giấy chứng nhận y tế HC là một chứng từ bắt buộc có với mặt hàng thực phẩm khi nhập khẩu

Trong một lô hàng sẽ được nhiều chứng nhận y tế có nghĩa là kết quả kiểm nghiệm sẽ thể hiện cho từng loại sản phẩm khác nhau trong cùng một lô hàng

Thủ Tục Xin Cấp Giấy Chứng Nhận Y Tế HC-Health Certificate

  • Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế – Health Certificate (theo mẫu)
  • Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu;
  • Tại sao lại phải có giấy chứng nhận y tế Health Certificate cho sản phẩm? (Ảnh VinaUCare)
  • Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc tương đương còn hiệu lực.

Quy trình xin cấp giấy chứng nhận y tế health certificate:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp HC đến Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế (nộp trực tiếp hoặc nộp hồ sơ theo đường bưu điện).
  • Bước 2: Ngay khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận HC, bộ phận tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra hồ sơ, vào Sổ tiếp nhận và cấp Phiếu tiếp nhận.
  • Bước 3: Từ 07 – 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Bộ Y tế phải xem xét, cấp giấy chứng nhận health certificate quy định. Nếu hồ sơ không hợp lệ doanh nghiệp sẽ được gửi công văn hướng dẫn điều chỉnh sửa đổi theo yêu cầu.
Đánh giá sao
Cục An Toàn Thực Phẩm là đơn vị cấp giấy chứng nhận y tế được Bộ Y Tế cấp phép

Quy trình xin cấp giấy chứng nhận y tế health Certificate dưới hình thức online:

  1. Bước 1: doanh nghiệp truy cập vào trang web: globalizethis.org/. Sau đó, điền thông tin doanh nghiệp để đăng ký tài khoản (sẽ được xác nhận trong vòng 24h).
  2. Bước 2: Scan các giấy tờ được yêu cầu theo từng file dưới dạng PDF. → Vào lại website, tiến hành đăng nhập. → Vào mục đăng ký HC → Đăng tải hồ sơ đã chuẩn bị theo yêu cầu và ký các hồ sơ bằng chữ ký số. Nộp – hoàn tất hồ sơ.
  3. Bước 3: nhận kết quả đăng ký chứng nhận y tế (HC) online.

Doanh nghiệp sẽ bị thu hồi chứng nhận y tế – health certificate khi nào

Cục an toàn thực phẩm trực thuộc bộ y tế sẽ tiến hành ra công văn thu hồi chứng nhận y tế HC với các trường hợp sau:

  • Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp HC làm giả mạo giấy tờ.
  • Sản phẩm được cấp được cấp HC cho lô hàng xuất khẩu không phù hợp với tiêu chuẩn, quy định kĩ thuật đã công bố áp dụng.
  • Giấy tiếp nhận bản công bố sản phẩm hoặc xác nhận công bố sản phẩm phù hợp quy định an toàn vệ sinh thực phẩm bị thu hồi.
  • HC được cấp không đúng thẩm quyền.
Các sản phẩm sử dụng cho con người đều phải kiểm địnhđược cấp chứng nhận y tế khi đưa vào sử dụng
Các sản phẩm sử dụng cho con người đều phải kiểm địnhđược cấp chứng nhận y tế khi đưa vào sử dụng

Các mặt hàng xuất nhập khẩu nếu trong danh mục xin cấp chứng nhận y tế doanh nghiệp cần phải chủ động kiểm tra thủ tục trước khi tiến hành xuất nhập khẩu.

Theo kinh nghiệm làm hàng dịch vụ xuất nhâp chúng tôi thấy nhiều trường hợp doanh nghiệp không để ý tới thủ tục khi hàng xuất đi hoặc nhập về mới tá hỏa cần loại chứng từ này đi xin mất thời gian chờ đợi cũng kéo theo những chi phí lưu kho bãi DEM/DET đầu nhập khẩu hoặc xuất khẩu rất tốn kém.

Như vậy, qua bài viết trên, Vina Train mong rằng đã cung cấp cho bạn một lượng thông tin hữu ích về chứng nhận Y tế – Health certificate.

Nếu bạn đang xuất nhập khẩu hàng hóa mà chưa có kiến thức nghiệp vụ nên tham gia 1 khóa học nghiệp vụ tổng quát tại VinaTrain chúng tôi sẽ giúp bạn có kiến thức toàn diện về xuất nhập khẩu quy trình thủ tục xuất nhập khẩu cho mặt hàng tại doanh nghiệp mình.

Chúc bạn thành công !

Nguồn: Đới Ngọc Mai-VinaTrain

Related Posts

Mẫu giấy chứng nhận ISO 22000

Giấy chứng nhận ISO 22000 là bằng chứng chứng minh doanh nghiệp hoặc tổ chức đã áp dụng thành công tiêu chuẩn ISO 22000 – Hệ thống…

Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT thì bị phạt như thế nào?

Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT thì bị phạt như thế nào? Theo quy định pháp luật hiện hành thì bất kỳ chủ…

Thủ tục làm Giấy phép kinh doanh Yến sào (Cập nhật 2021)

“Yến sào” là một loại thực phẩm có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, những năm gần đây. Tuy nhiên, thủ tục xin cấp…

Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu

Việt Nam từ khi dành được độc lập đến nay toàn Đảng, toàn dân tập trung toàn diện vào phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo…

Mẫu giấy xác nhận nhân thân mới nhất 2021 dành cho bạn!

ContentsThủ Tục Xin Cấp Giấy Chứng Nhận Y Tế HC-Health CertificateQuy trình xin cấp giấy chứng nhận y tế health certificate:Quy trình xin cấp giấy chứng nhận…

Những loại giấy tờ giúp bạn chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

Hộ gia đình, cá nhân có giấy tờ chứng minh việc tạo lập hợp pháp về nhà ở thì sẽ được chứng nhận quyền sở hữu nhà…

Leave a Reply