Điều kiện kinh doanh phụ gia thực phẩm

[ad_1]

Điều kiện kinh doanh phụ gia thực phẩm như thế nào? Các quy định về kinh doanh phụ gia thực phẩm?

Điều kiện kinh doanh N2O (Nitơ Oxyd) như thế nào? Cách thức để đủ điều kiện kinh doanh phụ gia thực phẩm là N2O (Nitơ Oxyd) nhập khẩu.

Theo hướng dẫn của tổng cục hải quan tại công văn 2392/TCHQ-GSQL đối với trường hợp N2O (Nitơ Oxyd) sử dụng làm phụ gia thực phẩm sẽ cần bản tự công bố sản phẩm.

Điều kiện kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm

Theo nghị định 15/2018/NĐ-CP theo đó phụ gia thực phẩm sẽ phải làm thủ tục tự công bố thực phẩm theo quy định:

Điều 4. Tự công bố sản phẩm
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) trừ các sản phẩm quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 6 Nghị định này.
2. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Xem thêm: Tự công bố thực phẩm

Ngoài ra, theo quy định tại thông tư 05/2018/TT-BYT và thông tư 24/2019/TT-BYT khí nitơ oxyd thuộc loại phụ gia được phép sử dụng với chức năng làm “Chất khí đẩy, chất tạo bọt, chất khí bao gói, chất chống oxy hóa” và là phụ gia thực phẩm đơn chất theo điều 30 nghị định 15/2018/NĐ-CP

Điều 31. Quy định về phụ gia thực phẩm đơn chất
1. Phụ gia thực phẩm thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định thuộc đối tượng tự công bố.
2. Thủ tục tự công bố sản phẩm đối với phụ gia thực phẩm đơn chất thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.

DANH MỤC
THỰC PHẨM, PHỤ GIA THỰC PHẨM, CHẤT HỖ TRỢ CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VÀ DỤNG CỤ, VẬT LIỆU BAO GÓI, CHỨA ĐỰNG THỰC PHẨM ĐƯỢC XÁC ĐỊNH MÃ SỐ HÀNG HÓA THEO DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VIỆT NAM
(ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BYT)

Đánh giá sao

PHỤ LỤC 1
DANH MỤC PHỤ GIA THỰC PHẨM ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG TRONG THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2019)

Đánh giá sao

Theo đó một số quy chuẩn áp dụng bao gồm:

  • QCVN 4-17:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Chất khí đẩy
  • QCVN 4-23:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Nhóm chất tạo bọt
  • QCVN 4-6:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Chất chống oxy hoá
  • QCVN 4-12:2010/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm – Chất bảo quản

Điều kiện của cơ sở kinh doanh phụ gia thực phẩm

Để kinh doanh phụ gia thực phẩm cơ sở kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện chung như sau:

Điều 30. Quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với phụ gia thực phẩm
Cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm phải đáp ứng các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm sau đây:
1. Đáp ứng các quy định chung về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại khoản 1 Điều 19, khoản 1 Điều 20, khoản 1 Điều 21 Luật an toàn thực phẩm.
2. Chỉ được phối trộn các phụ gia thực phẩm khi các phụ gia thực phẩm đó thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định và sản phẩm cuối cùng của sự phối trộn không gây ra bất cứ tác hại nào với sức khỏe con người; trường hợp tạo ra một sản phẩm mới, có công dụng mới phải chứng minh công dụng, đối tượng sử dụng và mức sử dụng tối đa.
3. Việc sang chia, san, chiết phụ gia thực phẩm phải được thực hiện tại cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và ghi nhãn theo quy định hiện hành.

Các điều kiện trên bao gồm: Điều kiện về cơ sở sản xuất, kinh doanh; điều kiện về bảo quản; điều kiện về vận chuyển

Lưu ý:

Đối với trường hợp kinh doanh phụ gia thực phẩm bao gói sẵn không cần làm giấy phép an toàn thực phẩm theo điều 12 nghị định 15/2018/NĐ-CP. Các trường hợp khác như chia, san, chiết sẽ phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Điều 12. Cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

[ad_2]

Related Posts

Kê khai hóa đơn bỏ sót, thay thế, điều chỉnh

[ad_1] Kê khai thuế đối với các trường hợp bổ sót hóa đơn, hóa đơn thay thế, điều chỉnh như thế nào? Hướng dẫn kê khai hóa…

Quy định ghi nhãn sản phẩm mỹ phẩm

[ad_1] Nhãn của mỹ phẩm phải có những nội dung gì? Quy định về việc ghi nhãn mỹ phẩm như thế nào? Các yêu cầu đối với…

Phân biệt các loại hóa đơn điện tử

[ad_1] Hoá đơn điện tử có những loại nào? Các loại hoá đơn điện tử hiện nay? Theo quy định tại nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn…

Quy định về thời điểm lập hoá đơn

[ad_1] Thời điểm xuất, lập hoá đơn bán hàng hoá dịch vụ là khi nào? Nguyên tắc xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ theo…

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ dùng khi nào?

Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ dùng khi nào?

[ad_1] Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ là chứng từ kèm theo hàng hóa làm căn cứ lưu thông trên thị trường khi doanh nghiệp…

Giấy tờ khi vận chuyển hàng hoá đi đường

[ad_1] Khi vận chuyển hàng hoá đi đường cần chứng từ gì? Các giấy tờ cần thiết khi doanh nghiệp vận chuyển hàng hoá? Điều chuyển hàng…

Leave a Reply