Công chứng vi bằng có làm sổ được không?

[ad_1]

Trước những rủi ro thực tế khi giao dịch mà ngày càng nhiều người lựa chọn lập vi bằng nhằm hạn chế các rủi ro pháp lý mà mình tham gia. Việc thực hiện lập vi bằng do Thừa phát lại thực hiện ghi lại các sự kiện, hành vi khách quan trung thực. Tuy nhiên nhiều chủ thể băn khoăn đặt câu hỏi Công chứng vi bằng có làm sổ được không? Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề nên trong nội dung bài viết chúng tôi xin giải đáp thắc mắc liên quan đến câu hỏi Công chứng vi bằng có làm sổ được không?

Vi bằng là gì?

Trước khi giải đáp Công chứng vi bằng có làm sổ được không? bài viết xin đưa ra giải đáp về vi bằng để bạn đọc nắm rõ.

Theo quy định tại khoản 3 điều 2 nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại nêu khái niệm vi bằng như sau:

3. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.

Vi bằng có thể là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu có). Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự trừ các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng, đời tư, đạo đức xã hội và các trường hợp pháp luật cấm. Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan

Đặc điểm của vi bằng

Dựa trên các quy định hiện hành của pháp luật có thể thấy vi bằng và việc lập vi bằng của thừa phát lại có một số đặc điểm sau:

Vi bằng là căn cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Vi bằng được lập hợp pháp sẽ sẽ được tòa án coi là chứng cứ mà không phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào khác.

Hình thức của vi bằng là văn bản. Văn bản đó phải do thừa phát lại lập.

Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản. Hình thức và nội dung của Vi bằng được quy định tại điều 40 nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại.

Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ.

Giá trị pháp lý của vi bằng

Thực tế hiện nay ngày càng nhiều người lựa chọn lập vi bằng để bảo vệ và giảm thiểu rủi ro khi tham gia các giao dịch, ký kết hợp đồng,.. bởi vi bằng có nhiều ý nghĩa qua trọng và tác dụng thiết thực.

Vi bằng chỉ có giá trị chứng cứ và được Tòa án ghi nhận. Cụ thể Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại như sau:

Điều 36. Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng

1. Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.

2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

4. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Vậy cụ thể Công chứng vi bằng có làm sổ được không? sẽ được giải đáp ở phần tiếp theo bài viết.

Công chứng vi bằng có làm sổ được không?

Câu trả lời cho câu hỏi Công chứng vi bằng có làm sổ được không là không. Như đã giải đáp ở nội dung các phần viết trên, vi bằng chỉ là chứng cứ pháp lý trước Tòa. Tức trong giao dịch mua bán quyền sử dụng đất thì công chứng vi bằng chứng tỏ hành vi giao dịch mua tài sản này là hợp pháp, giá trị của vi bằng chỉ đến mức ghi nhận sự kiện giao dịch tiền giữa bạn và người bán. Điều này không thể thay thế hợp đồng mua bán được. Do vậy không thể dùng vi bằng này để cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được. Vi bằng và sổ hồng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Chúng là hai loại giấy tờ do những cơ quan khác nhau cấp phép.

Ngoài ra theo quy định tại điều 99 Luật đất đai năm 2013. Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

a) Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật đất đai 2013;

b) Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

c) Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

d) Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

đ) Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

e) Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

g) Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

h) Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

i) Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

k) Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

Trên thực tế rất nhiều chủ thể nhẹ dạ mà bị các cò đất thông tin công chứng vi bằng có thể làm sổ được. Do đó sau khi đã tham khảo nội dung bài viết và nắm được câu trả lời cho câu hỏi Công chứng vi bằng có làm sổ được không thì các chủ thể cần tỉnh táo trước những nói của cò đất đối với việc mua bán đất

>>>>> Tham khảo: Văn phòng thừa phát lại

[ad_2]

Related Posts

Bảng ngọc, cách chơi, lên đồ Blitzcrank

[ad_1] Blitzcrank tốc chiến mùa 1, một lựa chọn thú vị trong cách chơi và cách lên đồ cho Blitzcrank trong LMHT tốc chiến ở vị trí…

Bảng ngọc bổ trợ, cách chơi, lên đồ Alistar tốc chiến

[ad_1] Guide Alistar tốc chiến mùa 1, một trong những vị tướng trâu bò với những bảng ngọc bổ trợ và cách lên đồ cho Alistar trong…

Bảng ngọc bổ trợ, cách chơi, lên đồ Akali tốc chến

[ad_1] Guide Akali tốc chiến mùa 1, cùng với Thaotruong.com tham khảo qua bảng ngọc bổ trợ và cách lên đồ cho Akali trong LMHT tốc chiến…

BFF là gì? Cách tạo hiệu ứng vỗ tay BFF trên Facebook

[ad_1] Gần đây trên Facebook, có một hiệu ứng vỗ tay được rất nhiều người quan tâm. Các bạn có biết, hiệu ứng vỗ tay là Facebook…

Bảng ngọc bổ trợ, lên đồ, cách chơi Miss Fortune

[ad_1] Miss Fortune tốc chiến mùa 1, cùng nhau tham khảo qua cách chơi và hướng dẫn cách lên đồ cho xạ thủ Miss Fortune trong lmht…

Bảng ngọc bổ trợ, lên đồ, cách chơi Varus tốc chiến

[ad_1] Varus tốc chiến mùa 1, cùng với Thaotruong.com đi tìm hiểu về cách lên đồ và hướng dẫn cách chơi tướng Varus trong lmht tốc chiến…

Leave a Reply