Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại?

[ad_1]

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại được pháp luật ghi nhận. Giống như các hoạt động thương mại khác, hoạt động thương mại này cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Bài viết này sẽ giúp Quý vị hiểu rõ hơn về Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại.

Theo quy định hiện hành về nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

– Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

– Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”.

Nhượng quyền thương mại khá đa dạng, có thể phân thành 03 loại chính như sau:

– Nhượng quyền thương mại độc quyền

– Nhượng quyền thương mại không độc quyền

– Nhượng quyền thương mại thứ cấp.

Có thể thấy , hiện nay, các công ty thường lựa chọn hình thức nhượng quyền khi họ thiếu vốn hay các kinh nghiệm quốc tế để lập cơ sở ở nước ngoài thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, hay khi việc đưa sản phẩm ra nước ngoài bằng các kênh phân phối độc lập hay cấp phép truyền thống không có hiệu quả.

Khả năng sinh lời ở các thị trường nước ngoài thường lớn hơn nhiều so với thị trường trong nước.

Bằng chứng, KFC có thể tham gia thị trường quốc tế một cách dễ dàng và kinh doanh hiệu quả trên toàn thế giới như vậy là nhờ phát triển các hãng nhận quyền tại 90 quốc gia.

Từ cơ sở trên , với mục đích giải đáp những thắc mắc cho những doanh nghiệp còn mới lạ về mô hình nhượng quyền thương mại trong hoạt động kinh doanh , chúng tôi xin phép đưa ra những tư vấn từ những ưu ( nhược) điểm của chúng. Cụ thể:

Ưu điểm của nhượng quyền thương mại?

Đối với bên nhượng quyền thương mại

+ Mở rộng thị trường, thăm dò được hiệu quả đầu tư khi thâm nhập được vào các thị trường mới một cách nhanh chóng với chi phí và rủi ro thấp.

+ Giảm thiểu chi phí cho hoạt động quảng cáo thương mại nhưng sản phẩm vẫn có sức lan tỏa rộng rãi.

+ Có thêm được nguồn thu ổn định từ khoản phí nhượng quyền từ các bên nhận nhượng quyền.

+ Bên nhượng quyền có thể tận dụng kiến thức của bên nhận quyền để tìm hiểu và phát triển thị trường nước ngoài.

Đối với bên nhận nhượng quyền thương mại

+ Không cần tốn thời gian, tiền của và công sức để xây dựng thương hiệu từ đầu. Khi được nhượng quyền thương mại, bên nhận nhượng quyền chỉ cần kinh doanh dưới danh nghĩa bên nhượng quyền, thừa hưởng uy tín của thương hiệu đó.

+ Các sản phẩm, dịch vụ và toàn bộ hệ thống hoạt động đều được chuẩn hóa từ bên nhượng quyền.

+ Được tập huấn và tiếp thu các bí quyết kinh doanh, nhận được sự hỗ trợ thường xuyên từ bên nhượng quyền.

+ Có được nguồn cung nguyên liệu giá rẻ và đảm bảo – một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến lợi nhuận trong kinh doanh.

Nhược điểm của nhượng quyền thương mại?

Đối với bên nhượng quyền thương mại

+ Việc duy trì kiểm soát đối với bên nhận quyền có thể gặp khó khăn. Do hoạt động tại nhiều thị trường đa dạng và phức tạp, nguy cơ tạo ra các đối thủ là rất lớn.

Người nhượng quyền phải chia sẻ các bí mật kinh doanh và kiến thức chuyên môn. Khi hợp đồng chuyển nhượng chấm dứt, một số công ty nhận quyền sẽ lợi dụng kiến thức mới thu được để tiếp tục kinh doanh, thường là bằng cách thay đổi chút ít tên nhãn hàng hay thương hiệu của hãng chuyển nhượng.

+ Bất đồng với bên nhận quyền có thể xảy ra , bao gồm cả những tranh chấp pháp lý.

+ Hoạt động kém hiệu quả của một bên nhận nhượng quyền sẽ ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu trên thị trường.

+ Bên nhận quyền có thể lợi dụng kiến thức thu được và trở thành đối thủ tương lai.

Đối với bên nhận quyền thương mại

+ Sự bùng nổ của các đối thủ cạnh tranh, của các bên nhận nhượng quyền khác trong cùng hệ thống.

+ Bên nhận quyền không thể phát huy được khả năng sáng tạo trong kinh doanh do hoạt động kinh doanh một cách khuôn khổ theo các quy định đã được đặt ra từ trước.

+ Bên nhượng quyền có thể áp đặt các hệ thống kỹ thuật hay quản lý không phù hợp với bên nhận quyền.

+ Khoản đầu tư ban đầu  có thể mang giá trị lớn.

Có nên nhận nhượng quyền thương mại trong kinh doanh không?

Qua nội dung trên, bạn đọc đã nắm được Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại, có nên nhận nhượng quyền thương mại hay không?

Xét từ góc độ các doanh nghiệp nhận quyền,  nhượng quyền đặc biệt có lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Phần lớn các công ty nhỏ thường không có nhiều nguồn lực, năng lực quản lý còn yếu kém, uy tín thương hiệu chưa cao, lượng khách hàng không ổn định. Vì vậy, khi các công ty này tham gia thị trường kinh doanh với nhiều đối thủ mạnh khác thường thất bại, sớm lâm vào tình trạng phá sản.

Bên cạnh đó, ưu điểm lớn nhất của mô hình nhượng quyền thượng mại  đối với bên nhận quyền là cho phép họ bắt đầu tiến hành kinh doanh bằng một mô hình đã được kiểm nghiệm với những yếu tố cải thiện sự thiếu hụt hiện tại của họ.

Thực tế, nhượng quyền không khác gì việc sao chép những hoạt động kinh doanh được coi là hiệu quả nhất. Nó khiến cơ hội thành công của các doanh nghiệp nhỏ tăng lên nhanh chóng nhờ tái tạo những mô hình kinh doanh có thực và đã được kiểm chứng.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận những bất lợi doanh nghiệp có thể gặp khi lựa chọn mô hình này nhưng đối với những công ty vừa và nhỏ thì đây là một trong những lựa chọn tối ưu để phát triển , đảm bảo sự ổn định ban đầu cho hoạt động kinh doanh của mình.

Trên đây là những tư vấn của Công ty Tư vấn đầu tư và Sở hữu trí tuệ Hoàng Phi TBT Việt Nam về các vấn đề liên quan đến Ưu nhược điểm của nhượng quyền thương mại. Nếu như bạn vẫn còn vướng mắc về vấn đề này hay có thêm thắc mắc về các vấn đề khác có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn chi tiết.

[ad_2]

Related Posts

Bảng ngọc bổ trợ, cách chơi, lên đồ Annie tốc chiến

[ad_1] Cùng với Thaotruong.com, cùng nhau tìm hiểu về cách chơi Annie tốc chiến mùa 1 và bảng ngọc bổ trợ cho pháp sư này khi đi…

Bảng ngọc, cách lên đồ cho Udyr LOL mạnh nhất

[ad_1] Guide Udyr mùa 11, hướng dẫn cách chơi và cách lên đồ cho Udyr đi rừng mới làm lại mạnh nhất trong mùa 11. Các bảng…

Bảng ngọc bổ trợ, lên đồ, cách chơi Jhin tốc chiến

[ad_1] Jhin tốc chiến mùa 1, cùng với Thaotruong.com đi tìm hiểu về cách chơi tướng Jhin trong lmht tốc chiến cùng với bảng ngọc bổ trợ…

Bảng ngọc và cách lên đồ Vel’Koz LOL mới nhất

[ad_1] Guide Vel’Koz mùa 11 hay nhất, Thaotruong.com sẽ hướng dẫn cách chơi và cách lên đồ cho tướng Vel’Koz AP đi Mid LOL. Cùng với bảng…

Bảng ngọc, cách chơi, lên đồ Vayne tốc chiến

[ad_1] Vayne tốc chiến mùa 1, Thaotruong.com hướng dẫn anh em cách chơi và cách lên đồ cho xạ thủ Vayne trong LMHT tốc chiến chuẩn nhất….

Bảng ngọc bổ trợ, lên đồ, cách chơi Malphite tốc chiến

[ad_1] Malphite tốc chiến mùa 1, cùng với Thaotruong.com đi tìm hiểu về cách chơi và bảng ngọc bổ trợ tái tổ hợp cho Malphite trong khi…

Leave a Reply