Thủ tục Đăng ký mã số mã vạch

[ad_1]

Các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi tắt là tổ chức/doanh nghiệp) có nhu cầu sử dụng mã số mã vạch cần thực hiện việc đăng ký mã số mã vạch với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để đăng ký và sử dụng mã số mã vạch, doanh nghiệp có nhu cầu phải nộp phí. Vậy đăng ký mã số mã vạch là gì? Doanh nghiệp cần nộp những loại phí nào để đăng ký mã vạch và với chi phí là bao hiêu? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn đọc.

Đăng ký mã số mã vạch là gì?

Đăng ký mã số mã vạch sản phẩm là một quá trình do doanh nghiệp tự thực hiện hoặc qua bên đại diện được doanh nghiệp ủy quyền để thực hiện việc đăng ký mã số mã vạch với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, cơ quan có thẩm quyền đăng ký mã mã số mã vạch là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam). Cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký mã vạch sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch. Mã số mã vạch được doanh nghiệp đưa vào in trên từng sản phẩm. Việc in mã số mã vạch trên sản phẩm không chỉ giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu mà còn hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình quản lý sản xuất, bán lẻ, lưu kho, xuất nhập khẩu….

Pháp luật có bắt buộc đăng ký mã số mã vạch không?

Hiện nay pháp luật Việt Nam không có quy định nào bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, doanh nghiệp có thể bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng. Cụ thể, tại Điều 27 Nghị định 80/2013/NĐ-CP, quy định như sau:

Thứ nhất: Nếu cá nhân, tổ chức có một trong các hành vi sau đây thì cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:

– Cá nhân, tổ chức không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;

– Khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu nhưng không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch;

– Cá nhân, tổ chức không gửi danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;

– Cá nhân, tổ chức không thông báo bằng văn bản, kèm tài liệu chứng minh việc được sử dụng mã số nước ngoài với cơ quan có thẩm quyền khi sử dụng mã số nước ngoài cho sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam.

Thứ hai: Cá nhân, tổ chức có thể bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

– Cá nhân, tổ chức sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;

– Cá nhân, tổ chức sử dụng trái phép mã số mã vạch của doanh nghiệp khác đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch;

– Cá nhân, tổ chức sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch;

– Cá nhân, tổ chức không thực hiện đóng phí duy  trì mã số mã vạch hàng năm.

Chi phí đăng ký mã số mã vạch

Tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nộp hồ sơ đăng ký mã số mã vạch, duy trì sử dụng mã số mã vạch hoặc nộp hồ sơ đề nghị xác nhận sử dụng mã số mã vạch nước ngoài phải nộp phí cấp mã số mã vạch theo quy định của pháp luật, bao gồm chi phí đăng ký mã vạch và phí duy trì hằng năm. Khoản phí này được nộp cho tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký mã vạch của doanh nghiệp theo quy định tại Thông tư 232/2016/TT-BTC về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cấp mã số mã vạch.

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 232/2016/TT-BTC, các loại phí đối với việc đăng ký mã vạch bao gồm:

Thứ nhất: Phí cấp và sử dụng mã vạch, theo đó mức thu phí cấp và sử dụng mã vạch như sau:

STTPhân loại phíMức thu (đồng/mã)
1Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng)1.000.000
2Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)

 

300.000
3Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN – 8 (GTIN – 8)300.000

Thứ hai: Phí đăng ký (xác nhận) sử dụng mã số mã vạch nước ngoài với mức thu như sau:

STTPhân loạiMức thu
1Hồ sơ có ít hơn hoặc bằng 50 mã sản phẩm500.000 đồng/hồ sơ

 

2Hồ sơ trên 50 mã sản phẩm10.000 đồng/mã

 

Thứ ba: Phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí) với mức thu như dưới đây:

STTPhân loại phíMức thu (đồng/năm)
1Sử dụng mã doanh nghiệp GS1
1.1Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) 

500.000

 

 

1.2Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm)800.000

 

 

1.3 

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm)

 

1.500.000

 

 

1.4.

Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm)2.000.000

 

 

 

 

2

Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN)200.000
 

3

Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8)200.000

Trường hợp doanh nghiệp được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.

Thủ tục đăng ký mã vạch

Thủ tục đăng ký mã số mã vạch sản phẩm sẽ được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định số lượng sản phẩm cần đăng ký mã vạch

Mã vạch bao gồm ba loại là loại dưới 100 sản phẩm; loại dưới 1.000 sản phẩm, loại dưới 10.000 sản phẩm. Do đó, tùy thuộc vào số lượng sản phẩm muốn đăng ký, doanh nghiệp lựa chọn gói mã số mã vạch cho phù hợp.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký mã vạch cho sản phẩm

Doanh nghiệp có mong muốn đăng ký mã số mã vạch, cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:

– 01 Bản đăng ký theo mẫu Bộ Khoa học và Công nghệ;

– 01 Bản đăng ký theo mẫu danh mục sản phẩm sử dụng mã số vật phẩm;

– 01 Phiếu đăng ký thông tin theo mẫu quy định cho cơ sở dữ liệu GS1;

– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao) hoặc quyết định thành lập (bản sao) tùy thuộc vào đối tượng đăng ký là doanh nghiệp sản xuất hay tổ chức khác.

Bước 3: Nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký mã vạch

Như đã đề cập ở trên, Cơ quan có thẩm quyền đăng ký mã số mã vạch là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam). Do đó, doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký mã vạch có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi đường bưu điện đến Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (GS1 Việt Nam).

Bước 4: Thẩm định hồ sơ mã vạch tại cơ quan đăng ký

Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch sẽ được cơ quan đăng ký thẩm định trong vòng từ 5 – 7 ngày làm việc.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số mã vạch

Sau khi thẩm định xong hồ sơ đăng ký và xác nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký sẽ được cấp cho đơn vị đăng ký sau đó khoảng 30 ngày.

Trên đây là nội dung tổng hợp về Chi phí đăng ký mã số mã vạch mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số 1900 6560, trân trọng!

[ad_2]

Related Posts

Trò chơi Ben 10 diệt Alien

[ad_1] ContentsĐăng ký mã số mã vạch là gì?Pháp luật có bắt buộc đăng ký mã số mã vạch không?Chi phí đăng ký mã số mã vạchThủ…

Game phá hủy tháp Minecraft 3D: Minecraft 3D Online

[ad_1] ContentsĐăng ký mã số mã vạch là gì?Pháp luật có bắt buộc đăng ký mã số mã vạch không?Chi phí đăng ký mã số mã vạchThủ…

Game Ninja rùa trừ gian: Mega Mutant Battle

[ad_1]  ContentsĐăng ký mã số mã vạch là gì?Pháp luật có bắt buộc đăng ký mã số mã vạch không?Chi phí đăng ký mã số mã…

Game Jerry xây tháp phô mai: Leaning Tower Of Cheese

[ad_1]  ContentsĐăng ký mã số mã vạch là gì?Pháp luật có bắt buộc đăng ký mã số mã vạch không?Chi phí đăng ký mã số mã…

Game phòng thủ xuyên thế kỷ: Day Tower Rush

[ad_1] ContentsĐăng ký mã số mã vạch là gì?Pháp luật có bắt buộc đăng ký mã số mã vạch không?Chi phí đăng ký mã số mã vạchThủ…

Trò chơi xây lâu đài công chúa

[ad_1]  ContentsĐăng ký mã số mã vạch là gì?Pháp luật có bắt buộc đăng ký mã số mã vạch không?Chi phí đăng ký mã số mã…

Leave a Reply