Thế nào là tai nạn lao động? Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động?

[ad_1]

Tai nạn lao động là sự cố nghiêm trọng xảy ra trong quá trình lao động. Do đó, các quy phạm pháp luật về bảo hộ lao động quy định khá cụ thể về việc khắc phục hậu quả của tai nạn lao động.

Đây cũng là vấn đề được đông đảo người lao động quan tâm. Chính vì vậy trong bài viết lần này chúng tôi xin giới thiệu đến Quý độc giả những vấn đề cơ bản xoay quanh tai nạn lao động như: Thế nào là tai nạn lao động? Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động? Mời Quý vị theo dõi:

Thế nào là tai nạn lao động?

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động căn cứ vào quy định tại khoản 8 – Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015.

Tai nạn lao động xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn lao động là việc không đảm bảo an toàn lao động. Tính chất bất ngờ của tai nạn lao động làm cho việc phòng ngừa và khắc phục hậu quả của tai nạn lao động gặp nhiều khó khăn. Để phân biệt tai nạn lao động và tai nạn thông thường cần dựa vào một số yếu tố sau:

Tai nạn xảy ra có gắn với việc thực hiện công việc của người lao động không?

Địa điểm xảy ra tai nạn có phải là địa điểm thực hiện nghĩa vụ lao động?

Thời gian xảy ra tai nạn có liên quan đến quá trình lao động không?

Trên đây chúng tôi đã giúp Quý độc giả hiểu về khái niệm tai nạn lao động, để được giải đáp toàn bộ thắc mắc: Thế nào là tai nạn lao động? Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động? Quý vị đừng bỏ lỡ các phần tiếp theo trong bài viết này của TBT Việt Nam.

Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động

Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động chia làm hai nhóm, nhóm từ người sử dụng lao động và nhóm từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với mức hưởng từ người sử dụng lao động như sau:

Quy định tại Điều 38 – Luật An sinh lao động năm 2015 chỉ rõ.

+ Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định:

Phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế.

Phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5%.

Toàn bộ chi phí ý tế với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

+ Trả đủ tiền lương cho người lao động phải nghie việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.

+ Bồi thường cho người bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của họ gây ra:

Ít nhất 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% – 10%; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% – 80%.

Ít nhất 30 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

+ Trợ cấp cho người bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức nêu trên với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng.

+ Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe sau khi điều trị, phụ hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc.

Thứ hai, đối với mức hưởng từ quỹ bảo hiểm tai nạn lao động:

+ Trợ cấp một lần:

Áp dụng với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% – 30%:

Mức trợ cấp một lần = mức trợ cấp theo mức suy giảm khả năng lao động + mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

Cụ thể:

Mức trợ cấp một lần = [5 x Lmin + (m-5) x 0.5 x Lmin] + [0.5 x L + (t-1) x 0.3 x L]

Trong đó:

Lmin là mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng

M là mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động

L là mức lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động

T là tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

+ Trợ cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình:

Người bị tai nạn lao động bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn.

+ Trợ cấp phục vụ:

Áp dụng với người bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống, mù hai mắt, cụt, liệt hai chi hoặc bệnh tâm thần.

Mức trợ cấp phục vụ hàng tháng = mức lương cơ sở.

+ Trợ cấp hàng tháng:

Áp dụng với người bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

Mức trợ cấp hàng tháng = mực trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

Cụ thể:

= [0.3 x Lmin + (m-31) x 0.02 x Lmin] + [0.005 x L + (t-1) x 0.003 x L]

Trong đó:

Lmin là mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.

M là mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động.

L là mức lương tháng đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

T là tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động.

+ Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau điều trị:

Áp dụng với người trở lại làm việc sau điều trị ổn định thương tật mà sức khỏe chưa phục hồi.

Mức trợ cấp mỗi ngày = 30% x mức lương cơ sở.

Lưu ý người lao động được nghỉ chế độ từ 05 – 10 ngày:

Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.

Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 31% – 50%.

Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động mà suy giảm khả năng lao động từ 15% – 30%.

+ Trợ cấp một lần khi chết:

Áp dụng cho thân nhân của người bị tai nạn lao động chết.

Mức trợ cấp một lần = 36 x mức lương cơ sở.

Trên đây là toàn bộ những hiểu biết cơ bản về Thế nào là tai nạn lao động? Mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động? Quý vị có những chia sẻ, đóng góp, hãy liên hệ ngay tới TBT Việt Nam để được hỗ trợ theo số 1900 6560, trân trọng!

->>> Tham khảo thêm: Giấy phép lao động

[ad_2]

Related Posts

Bảng ngọc bổ trợ, lên đồ, cách chơi Malphite tốc chiến

[ad_1] Malphite tốc chiến mùa 1, cùng với Thaotruong.com đi tìm hiểu về cách chơi và bảng ngọc bổ trợ tái tổ hợp cho Malphite trong khi…

Bảng ngọc bổ trợ, lên đồ, cách chơi Ahri tốc chiến

[ad_1] Để chơi tốt Ahri tốc chiến mùa 1, Thaotruong.com khuyên mọi người rằng cần phải nắm rõ bảng ngọc bổ trợ và cách lên đồ cho…

Bảng ngọc, cách chơi, lên đồ Ashe LOL tốc chiến

[ad_1] Cùng với Thaotruong.com, xây dụng lối chơi Ashe tốc chiến mùa 1 với cách chơi và cách lên đồ cho xạ thủ này thiên về tốc…

Bảng ngọc bổ trợ, lên đồ, cách chơi Jinx tốc chiến

[ad_1] Jinx tốc chiến mùa 1, anh em khi muốn chơi xạ thủ này thì có thể tham khảo qua những cách lên đồ và bảng ngọc…

Bảng ngọc, cách chơi, lên đồ Draven LOL tốc chiến

[ad_1] Draven tốc chiến mùa 1, cùng với Thaotruong.com đi khám phá qua lối chơi hay bảng ngọc bổ trợ cho Draven cho anh em chơi LMHT…

Bảng ngọc bổ trợ, lên đồ, cách chơi Jax LOL tốc chiến

[ad_1] Jax tốc chiến mùa 1 cùng với Thaotruong.com, cùng nhau đi tìm hiểu về cách chơi với và những bảng ngọc bổ trợ cho tướng Jax…

Leave a Reply