Thẩm quyền văn phòng Thừa phát lại

[ad_1]

Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự đề ra trong Nghị quyết 49/NQ-TW  về chiến lược cải cách Tư pháp đến 2020, Nhà nước đã từng bước xây dựng chế định Thừa phát lại. Vậy, Văn phòng thừa phát lại là gì, Văn phòng Thừa phát lại có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn gì? Để tìm hiểu các thông tin đó, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Thẩm quyền văn phòng Thừa phát lại.

Văn phòng Thừa phát lại là gì?

Là một chế định mới, do đó khái niệm Văn phòng Thừa phát lại còn gây ra nhiều khó khăn, lúng túng cho nhiều người. Để hiểu được Văn phòng Thừa phát lại là gì, trước hết cần tìm hiểu khái niệm Thừa phát lại.

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự. Theo quy định tại điều 6, Nghị định 08/2020/NĐ-CP, để được bổ nhiệm thừa phát lại, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định, bao gồm:

– Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

– Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

– Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

– Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.

– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao. Theo quy định hiện hành, Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; không được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của Thừa phát lại theo quy định.

Điều kiện thành lập Văn phòng Thừa phát lại

Văn phòng Thừa phát lại được giao thực hiện một số công việc trong thi hành án dân sự. Xuất phát từ đặc thù đó, việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải đáp ứng các điều kiện nhất định nhằm phát huy tốt nhất vai trò của loại hình này. Theo quy định tại Theo quy định tại điều 21,  Nghị định 08/2020/NĐ-CP về thành lập văn phòng Thừa phát lại, việc quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại căn cứ các tiêu chí sau:

– Điều kiện về kinh tế – xã hội của địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

– Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

– Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

– Không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.

Trên cơ sở đánh giá toàn diện các tiêu chí trên, Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Căn cứ vào Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại đã được phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo về việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại tại địa phương. Trên cơ sở thông báo nêu trên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thừa phát lại có nhu cầu thành lập Văn phòng Thừa phát lại nộp hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại.

Vậy, Văn phòng Thừa phát lại có quyền và nghĩa vụ gì, mời quý bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết Thẩm quyền văn phòng Thừa phát lại.

Thẩm quyền Văn phòng Thừa phát lại

Hiện nay, Văn phòng Thừa phát lại được giao thực hiện một số công việc của hoạt động thi hành án dân sự, bao gồm:

– Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu.

–  Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

– Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

– Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.

Để thực hiện các công việc kể trên, Văn phòng thừa phát lại được pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ nhất định. Theo quy định tại điều 18, Nghị định 08/2020/NĐ-CP, Văn phòng thừa phát lại có thẩm quyền như sau:

– Văn phòng Thừa phát lại có các quyền:

+ Ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho Văn phòng mình;

+ Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;

+ Ký hợp đồng, thỏa thuận với người yêu cầu theo quy định của Nghị định này;

+ Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

– Văn phòng Thừa phát lại có các nghĩa vụ:

+ Quản lý Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ của Văn phòng mình trong việc tuân thủ pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại;

+ Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, báo cáo, thống kê;

+ Niêm yết lịch làm việc, thủ tục, chi phí thực hiện công việc Thừa phát lại, nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở Văn phòng;

+ Thu đúng chi phí đã thỏa thuận với người yêu cầu;

+ Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa phát lại của Văn phòng mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật;

+ Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự trong thời gian tập sự tại Văn phòng mình;

+ Tạo điều kiện cho Thừa phát lại của Văn phòng mình tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại;

+ Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng dịch vụ, hồ sơ nghiệp vụ Thừa phát lại;

+ Lập, quản lý, sử dụng sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ và thực hiện lưu trữ theo quy định;

+ Bảo đảm trang phục cho Thừa phát lại của Văn phòng mình theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

+ Các nghĩa vụ khác theo quy định.

Như vậy, qua bài viết chúng ta đã tìm hiểu các quy định về Thẩm quyền Văn phòng Thừa phát lại. Chúng tôi mong rằng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ hữu ích với quý bạn đọc.

[ad_2]

Related Posts

EDM là gì? Thể loại nhạc EDM và cách tạo ra nó như thế nào?

[ad_1] Các bạn trẻ hiện nay, ít nhiều hay phần lớn những người thường xuyên nghe nhạc trên Youtube hay các kênh nghe nhạc khác có nghe…

Bảng ngọc bổ trợ, cách chơi, lên đồ Annie tốc chiến

[ad_1] Cùng với Thaotruong.com, cùng nhau tìm hiểu về cách chơi Annie tốc chiến mùa 1 và bảng ngọc bổ trợ cho pháp sư này khi đi…

Bảng ngọc, cách lên đồ cho Udyr LOL mạnh nhất

[ad_1] Guide Udyr mùa 11, hướng dẫn cách chơi và cách lên đồ cho Udyr đi rừng mới làm lại mạnh nhất trong mùa 11. Các bảng…

Bảng ngọc bổ trợ, lên đồ, cách chơi Jhin tốc chiến

[ad_1] Jhin tốc chiến mùa 1, cùng với Thaotruong.com đi tìm hiểu về cách chơi tướng Jhin trong lmht tốc chiến cùng với bảng ngọc bổ trợ…

Bảng ngọc và cách lên đồ Vel’Koz LOL mới nhất

[ad_1] Guide Vel’Koz mùa 11 hay nhất, Thaotruong.com sẽ hướng dẫn cách chơi và cách lên đồ cho tướng Vel’Koz AP đi Mid LOL. Cùng với bảng…

Bảng ngọc, cách chơi, lên đồ Vayne tốc chiến

[ad_1] Vayne tốc chiến mùa 1, Thaotruong.com hướng dẫn anh em cách chơi và cách lên đồ cho xạ thủ Vayne trong LMHT tốc chiến chuẩn nhất….

Leave a Reply