[SOẠN BÀI] VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7

[ad_1]

IBAITAP: Vận dụng các kiến thức đã học ở bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) và bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ làm tốt bài tập làm văn số 7.

Đề 1: Suy nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố. (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 99)

Dàn bài gợi ý:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm. 

Thân bài:

– Chị Dậu là một người phụ nữ hết lòng yêu chồng thương con (chạy vặt khắp nơi để có tiền đóng thuế cứu anh Dậu về nhà, nấu cháo loãng và bón từng thìa cho anh Dậu mau hồi sức.)

– Chị Dậu là người hi sinh và nhẫn nhục giỏi (khi cai lệ đòi bắt anh Dậu chị van xin, nhẫn nhịn).

– Chị Dậu là một người mạnh mẽ dám đứng lên chống trả lại những bất công. (khi cai lệ xông tới đòi đánh anh Dậu chị đã vùng lên đánh tay đôi với chúng, tỏ thái độ căm phẫn trước hành động ác độc của bọn lý trưởng,…)

Kết bài: Suy nghĩ tình cảm của em với nhân vật chị Dậu.

Đề 2: Số phận và tính cách nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 99)

Dàn bài gợi ý:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

Thân bài:

– Hoàn cảnh và cuộc đời của lão Hạc (là một người nông dân nghèo khổ).

  • Nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai bỏ đi đồn điền cao su.
  • Sống cô đơn, ốm nặng, không có việc làm và đói kém.
  • Không còn đủ khả năng nuôi cậu Vàng (con chó của lão) nên đành bán nó đi.
  • Không có cách nào nữa nên phải tự tìm đến cái chết.

– Những phẩm chất và nhân cách của Lão Hạc: nhân hậu. giàu tự trọng, chân thành, thương con và hết lòng vì con.

– Cái chết của Lão Hạc có ý nghĩa gì?

Kết bài: Suy nghĩ tình cảm của em với nhân vật Lão Hạc.

Đề 3: Lấy nhan đề “Tình đời trong chiếc lá”, em hãy viết bài nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri.  (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 99)

Dàn bài gợi ý:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

Thân bài:

Diễn biến trong tâm trạng của Giôn- xi:

  • Chán nản và không muốn tiếp tục duy trì sự sống của mình nữa.
  • Thường xuyên nhìn ra cây thường xuân ngoài cửa sổ và nghĩ khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống cũng là lúc mình sẽ lìa đời.

– Cụ Bơ-men: là một người hàng xóm tốt bụng và là người họa sĩ hiền lành, cụ đã âm thầm vẽ chiếc lá trong đêm mưa bão để giúp Giôn-xi có niềm tin vào sự sống. 

– Sau khi Giôn-xi nhìn thấy chiếc lá kiên cường ấy thì đã có niềm tin và vượt qua được căn bệnh.

– Cụ Bơ- men đã chết vì viêm phổi, do vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa bão. 

– Ý nghĩa của chiếc lá là gì? 

  • Nó thật đến mức Giôn-xi không nhận ra được mặc dù cô cũng là họa sĩ.
  • Tạo động lực sống cho Giôn-xi.
  • Là một kiệt tác nghệ thuật nó không chỉ là tác phẩm nghệ thuật mà nó còn cứu sống con người bằng tình yêu thương và sự sẻ chia.

Kết bài: Khẳng định hình tượng của chiếc lá. 

Đề 4: Vẻ đẹp mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và sóng của Ta-go. (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 99)

Dàn bài gợi ý:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm.

Thân bài:

– Hình ảnh thiên nhiên mênh mông và bát ngát đã gợi mở ra trong tâm hồn em bé những câu chuyện ly kỳ, lí thú.

– Em bé ngây thơ mơ mộng đã được đi đây đi đó ngao du và khám phá những điều mới lạ.

– Vẻ đẹp mộng mơ trong bài thơ Mây và sóng?

– Lời từ chối của em bé vì không muốn mẹ buồn.

Kết bài: Bài thơ ca ngợi về tình mẫu tử thiêng liêng, em bé sẵn sàng từ chối những lời mời hấp dẫn để được ở lại bên cạnh mẹ.

Đề 5: Bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh. (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 99)

Dàn bài gợi ý:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

Thân bài:

– Cảnh sinh hoạt và làm việc của  Hồ Chí Minh ở Pác Bó (không gian, lối sống, lối sinh hoạt,…)

– Hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh (luôn lạc quan hoạt động cách mạng dù hoàn cảnh có khó khăn).

– Cảm nghĩ về Hồ Chí Minh: luôn thoải mái, tự nhiên với cuộc sống gắn liền với thiên nhiên, luôn sống chân thành, giản dị, cống hiến và hy sinh hạnh phúc cá nhân cho dân tộc.

Kết bài: Bài thơ toát lên tinh thần lạc quan của Bác trong hoàn cảnh khó khăn.

Đề 6: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng của Nguyễn Duy. (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 99)

Dàn bài gợi ý:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

Thân bài:

– Trong cuộc gặp lại không lời trăng cùng người đã có sự đối lập, trăng trở thành vật bất biến và vĩnh hằng không bao giờ thay đổi.

– Tình cảm và tấm lòng của trăng chính là tình cảm của những người đồng đội và đồng bào của nhân dân.

– Dòng thơ cuối đã dồn nén biết bao nỗi niềm tâm sự, đó là lời sám hối ăn năn dù không cất lên nhưng lại càng trở nên ám ảnh và day dứt.

Kết bài: Khổ thơ như muốn nhắc nhở mọi người về lẽ sống, về đạo lý ân nghĩa thủy chung.

Đề 7: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt. (SGK Ngữ văn 9 tập 2- trang 99)

Dàn bài gợi ý:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

Thân bài:

– Hình ảnh bếp lửa  gợi lên biết bao kỉ niệm tuổi thơ được sống bên bà.

– Hình ảnh ấy rất tự nhiên nhưng đã đánh thức dòng hồi tưởng của cháu về bà, người đã nhóm lửa mỗi sớm mai. Hình ảnh bếp lửa là hình ảnh luôn chập chờn và lay động.

– Suy ngẫm về hình ảnh bếp lửa cùng tình cảm bà cháu.

Kết bài: Tác giả đã thành công trong việc sáng tạo hình tượng vừa mang nghĩa thực lại vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Hình ảnh bếp lửa gắn liền với tình yêu thương cùng đức hy sinh mà bà dành cho cháu.

[ad_2]

Related Posts

✅ GIỚI TRẺ VÀ MẠNG XÃ HỘI

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsĐề 1: Suy nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố. (SGK…

✅ DẠY KHIÊU VŨ TẠI NHÀ

[ad_1] Đánh giá bài viết post 💃 Trung tâm gia sư Tâm Tài Đức chuyên cung cấp dịch vụ gia sư dạy khiêu vũ tại nhà các…

✅ PHỤ NỮ XƯA VÀ NAY

[ad_1] ContentsĐề 1: Suy nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố. (SGK Ngữ văn 9 tập 2-…

✅ HỌC SINH NGÀY XƯA VÀ NGÀY NAY

[ad_1] ContentsĐề 1: Suy nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố. (SGK Ngữ văn 9 tập 2-…

✅ CÁC VẤN ĐỀ TRONG TRƯỜNG HỌC HIỆN NAY

[ad_1] Đánh giá bài viết post 🏘️ Cùng với sự phát triển của kinh tế, những vấn đề xã hội nảy sinh ngày càng nhiều. Trong đó,…

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsĐề 1: Suy nghĩ về nhân vật chị Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố. (SGK Ngữ văn 9 tập 2-…

Leave a Reply