[SOẠN BÀI] VẺ ĐẸP CỦA MỘT BÀI CA DAO

[ad_1]

IBAITAP: Ca dao mang trong mình những vẻ đẹp gì? Ai là người làm nên những bài ca dao đó? Thể thơ là các tác giả thường sử dụng là gì? Hãy cùng ibaitap đến với bài học “Vẻ đẹp của một bài ca dao” để tìm hiểu về nó nhé.

I. CHUẨN BỊ

Câu 1: Đọc trước văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Tiến Tựu. (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 76)

Lời giải chi tiết:

Hoàng Tiến Tựu sinh năm 1933 mất năm 1998, quê quán ở Thanh Hóa. Ông từng là nhà giảng viên trường Đại học Vinh, đồng thời là nhà phê bình văn học dân gian.

Câu 2: Ca dao là những sáng tác của ai? Thường bắt nguồn từ đâu? Thể thơ phổ biến của ca dao là thể thơ nào? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 76)

Lời giải chi tiết:

Ca dao thường là những bài thơ dân gian và được sáng tác bởi nhân dân lao động. Thể thơ của ca dao thường là: Lục bát, song thất,song thất lục bát, hợp thể..

Câu 3: Bài ca dao Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát có gì giống và khác các bài ca dao đã học ở Bài 2? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 76)

Lời giải chi tiết:

Sự giống và khác nhau là:

  • Giống nhau: cả hai bài đều là văn học dân gian và đều viết về những điều bình dị, gần gũi với cuộc sống.
  • Khác nhau: Bài ca dao trên viết theo thể thơ hợp thể còn bài thơ ở bài 2 được viết theo thể thơ lục bát.

II. CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu 1: Chú ý các từ địa phương: ni, tê.  (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 76)

Lời giải chi tiết:

– Từ “ni”có nghĩa là: này.

– Từ “tê” có nghĩa là: kia.

Câu 2: Nội dung phần 1 khẳng định điều gì? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 76)

Lời giải chi tiết:

Phần 1 khẳng định về nét đẹp của bài ca dao.

Câu 3: Phần 2 tập trung làm sáng tỏ ý nào? Từ ” bởi vì” nhằm mục đích gì? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 76)

Lời giải chi tiết:

Phần 2 để chứng tỏ bài ca dao không phải chia thành hai phần. Từ “bởi vì” dùng để lý giải tại sao bài ca dao không chia thành 2 phần.

Câu 4: Phần 3 phân tích yếu tố nào của bài ca dao? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 77)

Lời giải chi tiết:

Phần 3 có tác dụng phân tích hai câu thơ đầu của bài ca dao đó là nét đẹp của cánh đồng quê.

Câu 5: Theo tác giả, hai câu cuối có gì khác biệt so với hai câu đầu của bài ca dao? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 77)

Lời giải chi tiết:

Sự khác biệt giữa câu thơ cuối và hai câu thơ đầu theo tác giả là:

  • Hai câu đầu dùng để miêu tả khái quát vẻ đẹp của toàn bộ cánh đồng lúa quê hương.
  • Hai câu thơ cuối dùng để miêu tả vẻ đẹp riêng và vẻ đẹp cụ thể của một “chẽn lúa đòng đòng”.

Câu 6: Chú ý các từ “ngọn nắng” và “gốc nắng”. (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 77)

Lời giải chi tiết:

Các từ “ngọn nắng” và “gốc nắng” là những hình ảnh liên tưởng rất đẹp, nó giúp cho bài văn trở nên sinh động và đặc sắc hơn.

Câu 7: Câu cuối có thể coi là kết luận không? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 77)

Lời giải chi tiết:

Có thể coi câu cuối là kết luận vì nó bao quát lại ý của toàn bài.

III. CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1: Nội dung chính của văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao là gì? Nhan đề đã khái quát được nội dung chính của văn bản chưa? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 78)

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính của văn bản là nét đẹp thể hiện trong nó. Nhan đề của bài đã khái quát được nội dung của toàn văn bản.

Câu 2: Theo tác giả, bài ca dao trên có những vẻ đẹp gì? Vẻ đẹp ấy được nêu khái quát ở phần nào của văn bản? Vẻ đẹp nào được tác giả chú ý phân tích nhiều hơn? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 78)

Lời giải chi tiết:

Theo tác giả, bài ca dao có 2 vẻ đẹp đó là nét đẹp của cánh đồng và nét đẹp của cô gái thăm đồng. Vẻ đẹp ấy đã được thể hiện khái quát ở phần 1. Hình ảnh được tác giả phân tích nhiều hơn là hình ảnh những chẽn lúa trên cánh đồng.

Câu 3: Để làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao, tác giả Hoàng Tiến Tựu đã dựa vào những từ ngữ, hình ảnh nào? Em hãy chỉ ra một số ví dụ cụ thể trong văn bản. (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 78)

Lời giải chi tiết:

Để làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao, tác giả đã sử dụng hình ảnh chân thực kết hợp với từ ngữ giàu giá trị biểu cảm như:

  • Hình ảnh chẽn lúa đòng đòng đang phất phơ trước gió nhẹ và dưới ngọn nắng hồng ban mai.
  • Hình ảnh “ngọn nắng”
  • Hình ảnh “gốc nắng”

Câu 4: Hãy tóm tắt nội dung chính của phần 2,3,4 trong văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao theo mẫu sau. (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 78)

Lời giải chi tiết:

Điền vào bảng như sau:

  • Phần 1: Nêu ý kiến: bài ca dao có hai vẻ đẹp.
  • Phần 2: Bố cục bài ca dao.
  • Phần 3: Phân tích 2 câu thơ đầu.
  • Phần 4: Phân tích 2 câu thơ cuối.

Câu 5: So sánh những gì em hiểu viết về ca dao ở bài 2, văn bản của tác giả Hoàng Tiến Tựu cho em hiểu thêm được những gì về nội dung và hình thức của ca dao? Em thích nhất câu, đoạn nào trong văn bản nghị luận này? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 78)

Lời giải chi tiết:

Qua văn bản trên em đã hiểu thêm về ca dao về mặt nội dung và mặt hình thức. Trong văn bản em thích câu câu gần cuối “Có người cho rằng đã có “ngọn nắng” thì phải có “gốc nắng” và “gốc nắng” chính là Mặt Trời vậy.”

[ad_2]

Related Posts

✅ CÁC NGÔN NGỮ PHỔ BIẾN TRÊN THẾ GIỚI ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Bạn có biết ngôn ngữ nào phổ biến nhất thế giới? Đa số mọi người đều nghĩ là tiếng Anh. Nhưng cùng xem có đúng là như vậy…

✅ TRIẾT LÝ VỀ TIỀN BẠC ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. CHUẨN BỊCâu 1: Đọc trước văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, tìm hiểu thêm thông tin về…

✅ KỸ NĂNG HỌC TẬP HIỆU QUẢ ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsI. CHUẨN BỊCâu 1: Đọc trước văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Tiến Tựu….

✅ GIA SƯ DẠY TRANG ĐIỂM TẠI NHÀ ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. CHUẨN BỊCâu 1: Đọc trước văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, tìm hiểu thêm thông tin về…

✅ CÔNG THỨC MÔN SINH ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsI. CHUẨN BỊCâu 1: Đọc trước văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Tiến Tựu….

✅ UỐNG BAO NHIÊU CHAI BIA THÌ BỊ PHẠT ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

[ad_1] ContentsI. CHUẨN BỊCâu 1: Đọc trước văn bản Vẻ đẹp của một bài ca dao, tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Hoàng Tiến Tựu….

Leave a Reply