[SOẠN BÀI] THƯƠNG NHỚ BẦY ONG

[ad_1]

IBAITAP: Văn bản giúp em có thêm hiểu biết gì? Những hình ảnh trong bài được tác giả nhắc đến có mục đích gì? Giá trị mà văn bản mang lại cho em là gì? Hãy cùng ibaitap tìm hiểu nhé.

I. CHUẨN BỊ ĐỌC

Câu 1: Đã bao giờ em phải chia tay mãi mãi với một con vật nuôi, một đồ chơi, một vật dụng… hết sức thân thiết đối với mình? Tâm trạng của em khi ấy thế nào?  (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 121)

Lời giải chi tiết:

Khi lên cấp 2 em đã phải chia tay với căn nhà mà em đã gắn bó suốt bao lâu vì ba mẹ phải đi công tác nơi khác. Nơi ấy gắn liền với biết bao kỷ niệm lúc đó em rất buồn và hụt hẫng. Cảm giác như mất đi một mảnh ký ức cùng những kỉ niệm không bao giờ quay lại được nữa.

Câu 2: Em hãy tìm hiểu về công việc nuôi ong và tình cảm của người nuôi ong với bầy ong của mình. (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 121)

Lời giải chi tiết:

Các em có thể tìm hiểu trên Google hoặc Wikipedia.

II. TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

Câu 1: Câu văn nào trong đoạn văn này giải thích thế nào là ong “trại”? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 122)

Lời giải chi tiết:

Câu văn giải thích về ong “trại” là : “Ong trại” nghĩa là một phần đàn ong rời xa, bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa.

Câu 2: Trong hai đoạn cuối, cậu bé đã mấy lần dùng từ “linh hồn: Cách dùng từ “linh hồn” ở đây có gì khác thường? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 122)

Lời giải chi tiết:

Trong hai đoạn cuối cậu bé đã 3 lần sử dụng từ “linh hồn”. Từ linh hồn được hiểu là phần tinh thần sâu kín thiêng liêng nhất mang lại sức sống cho con người và sự vật. Ấy vậy mà cách dùng từ “linh hồn” của cậu bé có sự khác biệt. Những thứ tưởng như vô tri vô giác lại đều có linh hồn khiến cho con người phải nhớ nhung, yêu mến.

III. SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

Câu 1: Những dấu hiệu nào đã giúp em biết văn bản trên thuộc thể hồi kí? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 122)

Lời giải chi tiết:

Những dấu hiệu cho em biết văn bản thuộc loại hồi kí là: 

  • Văn bản kể lại những sự việc mà người viết trực tiếp tham dự trong quá khứ.
  • Sử dụng ngôi kể thứ nhất, xưng “tôi”.
  • Tác giả sử dụng hình thức ghi chép sự việc có thật khi được vào chứng kiến ong trại. Truyện được kể hấp dẫn, sâu sắc và thể hiện được những tâm sự cùng chiêm nghiệm của tác giả.

Câu 2: Trong câu văn “Và ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi, mỗi lần ong trại”, theo em, có thể bỏ bớt cụm từ “sau này” hoặc “ngày thơ bé” được không? Vì sao? Từ đó nêu tác dụng của việc sử dụng các cụm từ chỉ thời gian trong hồi kí. (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 122)

Lời giải chi tiết:

Theo em không thể bỏ cụm từ “sau này” hoặc “ngày thơ bé” đi vì nó là thành phần quan trọng tạo nên ý nghĩa cho câu văn. Đó là sự liên hệ giữa quá khứ với hiện tại và tương lai nếu bổ bớt đi người đọc sẽ không hiểu được ý hết ý nghĩa của câu văn.

⇒ Từ đó em thấy việc sử dụng cụm từ chỉ thời gian rất quan trọng vì thể loại kí là việc hồi tưởng các sự việc và thường được kể theo trình từ thời gian.

Câu 3: Tìm trong văn bản một số từ ngữ, câu văn diễn tả nỗi buồn của nhân vật “tôi” khi chứng kiến bầy ong bỏ tổ bay đi. Em có nhận xét gì về tình cảm mà cậu bé dành cho bầy ong? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 123)

Lời giải chi tiết:

Những từ ngữ và câu văn diễn tả nỗi buồn của nhân vật “tôi” khi thấy đàn ong bỏ tổ bay đi là:  

  • Tôi nhìn theo, buồn không nói được.
  • Cái buồn của đứa bé rộng lớn đến bao nhiêu, các thi sĩ, văn nhân đã ai nói đến chưa?
  • Nhìn ong trại đi, tưởng như một mảnh hồn của tôi đã san đi nơi khác.

⇒ Từ những câu văn trên ta thấy cậu bé vô cùng yêu mến bầy ong khi chúng rời đi cậu thấy buồn bã như mất đi một phần vốn rất thân quen với mình.

Câu 4: Để tái hiện lại quá khứ một cách chân thực, sinh động người viết hồi kí có thể tập trung kể lại sự việc, cũng có thể vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy. Theo em, Thương nhớ bầy ong thuộc trường hợp nào trong hai trường hợp trên? Dựa vào đâu có thể khẳng định như vậy? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 123)

Lời giải chi tiết:

Theo em văn bản “Thương nhớ bầy ong” thuộc kiểu hồi kí vừa kể lại sự việc vừa kể lại cảm xúc, suy tư của mình trước sự việc ấy. Em khẳng định được điều ấy là nhờ những lần nhân vật tôi kể về ông trại từ đó thể hiện những suy nghĩ cùng chiêm nghiệm của mình, những cảm xúc ngày bé đó luôn vấn vương và ảnh hưởng đến tác giả về sau.

Câu 5: Em có nhận xét gì về cách quan sát, cảm nhận thiên nhiên, loài vật của nhân vật “tôi”? (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 123)

Lời giải chi tiết:

Nhân vật tôi đã dùng tất cả các giác quan và tâm hồn tinh tế để phát hiện ra những điều sâu sắc. Mọi vật đều mang trong mình một linh hồn, nó gần gũi và thân thuộc với con người.

Câu 6: Đọc Thương nhớ bầy ong, có bạn khẳng định rằng nhân vật cậu bé xưng “tôi”, trong văn bản chính là tác giả Cù Huy Cận, một số bạn khác lại cho là không phải như vậy. Cho biết ý kiến của em về các nhận định trên. (SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 123)

Lời giải chi tiết:

Theo em cậu bé xưng “tôi” trong văn bản là tác giả Cù Huy Cận. Ông là nhà thơ nổi tiếng những bài thơ của ông thường thấm đẫm một nỗi buồn khó tả.

[ad_2]

Related Posts

✅ TẬP LÀM VĂN LỚP 2

[ad_1] ContentsI. CHUẨN BỊ ĐỌCCâu 1: Đã bao giờ em phải chia tay mãi mãi với một con vật nuôi, một đồ chơi, một vật dụng… hết…

🎓 GIÁO DỤC

[ad_1] Đánh giá bài viết post ContentsI. CHUẨN BỊ ĐỌCCâu 1: Đã bao giờ em phải chia tay mãi mãi với một con vật nuôi, một đồ…

🎓 HỌC TẬP © ❓ HỌC TẬP LÀ GÌ ? ❓ HỌC TẬP ĐỂ LÀM GÌ ?

[ad_1] Tập trung 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng trên người, 🍀 Ông trời không sinh ra người đứng dưới người, 🍀 ​Tất cả do…

GIỚI THIỆU GIA ĐÌNH BẰNG TIẾNG PHÁP

[ad_1] Thành viên trong gia đình Tiếng Pháp là 1 trong những tiếng khá được thông dụng hiện nay trên thế giới. Và ở Việt Nam cũng…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

SÁCH TỰ HỌC TIẾNG PHÁP

[ad_1] Take Off in French Đánh giá bài viết post Bạn dang có nhu cầu tự học tiếng pháp hoặc tìm kiếm các cuốn sách, ebook để…

Leave a Reply