Nguyentandung.Org Là Của Ai, Tràn Lan Web Mạo Danh Lãnh Đạo

[ad_1]

1. Bữa nay thấy trên Tuổi trẻ có bài “Hệ thống mạng VN bị tấn công trên quy mô lớn“, do đối tượng ở … “nước ngoài” thực hiện.Bạn đang xem: Nguyentandung.org là của ai

Chỉ thấy Bộ Thông tin- Truyền thông loay hoay đối phó.Bạn đang xem: Nguyentandung.org là của ai

Xét về lĩnh vực pháp luật và an ninh quốc gia, đó là quá đủ để khởi tố một vụ án, với đủ luật, trong đó có Luật An ninh mạng (mới ra nhưng đã rất nổi tiếng trong/ngoài nước).

Ấy thế mà, có lẽ cũng như bao lần khác trước đây, cơ quan an ninh mạng cứ … im lặng chịu trận.

“Nước ngoài” là nước nào? Không tự lo được thì hãy la làng cho rõ ràng để công chúng chung tay đóng góp, nhất là các quốc gia khác có trình độ hơn ta.

Bạn đang xem: Nguyentandung.org là của ai

2. Nhân vụ việc trên, chợt nhớ tới vụ hàng đống trang web/blog/FB mang tên đủ các vị lãnh đạo, từ cấp tổng cục, cho tới tứ trụ triều đình, nhưng lại có địa chỉ nước ngoài/không có đuôi “.vn”.

Trong suốt mấy năm (trước khi đi tù – 20014), Ba Sàm đã liên tục nêu vấn đề này trên blog Ba Sàm, dẫn cả đôi bài báo trên Quân đội nhân dân có bóng gió cảnh báo những trang đó.

Đây là hiện tượng có lẽ độc nhất vô nhị trên thế giới, trong cả lịch sử nhân loại (đương nhiên).

Nó là cái đau dai dẳng cho không những toàn bộ hệ thống an ninh mạng của đất nước này, mà cho cả ban lãnh đạo. Không những “đau”, mà họ còn … phấp phỏng, không biết liệu có ngày nào đó, trên toàn bộ các trang web/blog/FB mang tên mình, đồng loạt đưa lên một loạt bài chửi … “bạn vàng”, đứng tên mình, hoặc ai đó. Hay có các bài tự … nhận tội tham nhũng của mình, chẳng hạn.

Khi đó, Ba Sàm đã phỏng đoán 3 khả năng: 1. Trung Quốc (có phần hợp lý). 2. “Thế lực thù địch” ở ngoài nước (ít khả năng). 3. Một nhóm chính trị trong nước (nhiều khả năng nhất).

Các phỏng đoán dựa trên tình hình chính trị, xã hội, trên cách hoạt động, cho đến trình bày giao diện các trang này – nó phải được những người CỘNG SẢN làm ra.

Đương nhiên, dù là đối tượng nào, thì cũng đều đang ấp ủ mưu kế hết sức thâm hiểm, có tiềm lực kinh tế cực mạnh. (Cũng xin nói luôn, cái số lượng người truy cập trên một số trang, rất nhiều khả năng là không thực, trò này dân IT quá rành).

3. Có phải cơ quan công an VN đã phải chịu bó tay về hiện tượng nói trên? Khó lý giải.

Chỉ có điều xin được nhắc nhở các cơ quan chức năng, là nếu thực sự là một chính quyền vững mạnh, thì đừng cứ mãi im lặng về hiện tượng này. Hãy tìm mọi cách đối phó, kể cả loan tin rộng rãi trên toàn bộ hệ thống truyền thông của mình.

Cho đến nay, có lẽ phía VN chỉ mới can thiệp được với Facebook để loại bỏ các FB trong hệ thống này, còn lại là … bó tay. Thử xem ở cuối trang chính đứng tên vài vị (.org), thì “Nguyễn Tấn Dũng” hiện có 218 người đang vào xem trực tuyến, “Nguyễn Phú Trọng” có …1, “Nguyễn Thị Kim Ngân” có … 0.

BA SÀM

*

*

*

Tràn lan web mạo danh lãnh đạo

Tuổi trẻ

TT – Hàng loạt trang web, blog sử dụng tên miền trùng với tên của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước VN xuất hiện trên mạng Internet.

Các trang web mạo danh trang thông tin cá nhân các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước

Trên mạng Internet đang xuất hiện gần 20 tên miền, blog tự xưng là trang thông tin cá nhân của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Chẳng hạn một loạt tên miền:www.nguyentandung.org,www.nguyentandung.biz,www.nguyentandung.us,www.thutuongnguyentandung.net,www.thutuongnguyentandung.org,www.thutuongnguyentandung.info,www.thutuongnguyentandung.bizđều dẫn về cùng một trang thông tin với tên “Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”.

Mạo danh Thủ tướng!

Có thể tìm được chủ sở hữu Thiếu tướng Nguyễn Viết Thế, cục trưởng Cục Công nghệ tin học nghiệp vụ, Bộ Công an, cho rằng thông tin đăng tải trên những trang web này là thông tin không chính thống, không thể kiểm duyệt, kiểm soát được.Tuy nhiên việc xử lý các trang web này rất khó vì đó có thể là trang web đặt ở nước ngoài. Ông Thế cho biết về mặt kỹ thuật, các cơ quan an ninh mạng, cơ quan kỹ thuật hoàn toàn có thể kiểm tra bằng các thao tác kỹ thuật Internet để biết trang web đó ở đâu, do ai đăng ký.Ông Nguyễn Minh Đức, giám đốc bộ phận an ninh mạng Bkav, cũng khẳng định về kỹ thuật hoàn toàn có thể tìm được các trang web đặt ở đâu, server đặt tại nước nào. Tuy nhiên, hiện nay việc tìm kiếm chủ tên miền cũng khó khăn vì có một số nhà cung cấp dịch vụ không công khai chủ sở hữu.

Nội dung các trang thông tin này là những hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các hoạt động của Chính phủ VN được phân chia theo các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, thế giới, đối ngoại, nhân sự, khoa học, chính sách, cải cách, biển đảo, điểm nóng…

Ngôn ngữ hiển thị chủ yếu là tiếng Việt, bên cạnh đó còn có tiếng Anh. Bài viết trong các chuyên mục vừa có tác giả viết đứng tên, vừa có lấy lại từ các nguồn báo mạng trong nước và đều được “đăng bởi ban biên tập” (!?).

Thống kê trên website cho thấy lượng khách truy cập đã hơn 8,7 triệu lượt đến từ gần 30 quốc gia khác nhau. Trong đó lượng truy cập đông nhất chủ yếu từ VN và Mỹ.

Bên cạnh đó, trang web trên còn liên kết đến các trang thông tin dạng blog trên các mạng xã hội nổi tiếng: Facebook, Multiply, Blogspot, Blog, WordPress, Flickr, Twitter… và cũng đều xuất hiện dưới tên trang tin cá nhân của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đặc biệt trên mạng YouTube cũng có trang thông tin hoạt động của Thủ tướng như một kênh truyền hình riêng.

Được biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hiện nay chỉ có trang thông tin duy nhất tại địa chỉ thutuong.chinhphu.vn. Trang thông tin này được chính thức công bố từ tháng 8-2007 và được Cổng thông tin điện tử Chính phủ xác nhận “là trang tin chính thức, duy nhất của Thủ tướng được xây dựng như một trang thành viên của Cổng thông tin điện tử Chính phủ”.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các vị lãnh đạo cấp cao khác như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, các vị bộ trưởng, thứ trưởng các bộ, Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh… đều bị mạo danh trang thông tin cá nhân.

Cùng một đối tượng thực hiện?

Đặc điểm chung của các trang mạng mạo danh trang thông tin cá nhân của các vị lãnh đạo trên là đều được thiết kế dạng trang thông tin trực tuyến, có bố cục trình bày rất giống nhau và đều có nội dung là các thông tin hoạt động trong công việc của các vị lãnh đạo.

Ông Võ Đỗ Thắng, giám đốc Trung tâm đào tạo và an ninh mạng Athena, phân tích: “Về mặt kỹ thuật, các trang web trên đều có địa chỉ mạng ở nước ngoài, máy chủ lưu trữ thông tin cũng đang đặt ở nước ngoài, có chức năng giấu chủ sở hữu tên miền.

Các chuyên gia an ninh mạng đều nhận định việc mạo danh trang thông tin hoạt động của các vị lãnh đạo Nhà nước ẩn chứa hiểm họa khôn lường. Một chuyên gia thiết kế web phân tích: “Chủ trang web muốn tạo được sự quan tâm, tin tưởng từ phía người đọc, trước tiên luôn tạo ra uy tín bằng cách cung cấp những thông tin nhanh và đúng như các tờ báo chính thống tại VN. Sau một thời gian khi mức độ uy tín tăng lên, niềm tin người đọc gửi vào đó càng lớn, chủ trang web có thể đưa lên những thông tin có sức tác động không nhỏ với người đọc. Chỉ cần một thông tin thất thiệt về chính sách từ trang này cũng đủ gây xáo trộn không nhỏ trong xã hội”.

Xem thêm: Top Game Bài Đổi Thưởng Uy Tín Nhất Hiện Nay, Game Bài Đổi Thưởng

Khó xử lý Trao đổi vớiTuổi Trẻsáng 10-9, Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng xác nhận trang web mang tên “Nguyễn Bá Thanh: bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng” tại địa chỉhttp://www.nguyenbathanh.comkhông do ông sáng lập.Ông Thanh cho biết qua kiểm tra các cơ quan trên địa bàn TP Đà Nẵng, không có đơn vị nào lập trang web mang tên bí thư thành ủy. Tương tự, các trang web cá nhân mang tên Nguyễn Bá Thanh tại các trang mạng xã hội đều là mạo danh.Theo luật sư Trần Vương Thảo (Đoàn luật sư TP.HCM), điều 12 Luật công nghệ thông tin và điều 4 thông tư 14-2010 của Bộ Thông tin – truyền thông đều quy định rõ việc “giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác” là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, hành vi như vậy có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt đến 20 triệu đồng và bồi thường vật chất theo quy định của Bộ luật dân sự, hoặc xử lý hình sự các tội danh do công khai hóa những thông tin riêng hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trên mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.Hình phạt có thể là phạt tù đến 3 năm và các hình phạt bổ sung bao gồm phạt tiền đến 200 triệu đồng và còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm.Hơn nữa, nếu xét mục đích việc giả mạo này nhằm vào các đối tượng làm lãnh đạo, xâm phạm danh dự, uy tín của những người này, hành vi như vậy còn có thể bị xử lý hình sự với các tội danh “tội giả mạo chức vụ, cấp bậc” theo điều 265 Bộ luật hình sự.Tuy nhiên, theo luật sư Trần Đình Triển (trưởng Văn phòng luật sư Vì Dân), khó có thể xem xét xử lý dưới góc độ luật pháp vì có thể chủ nhân những trang web này đều là người ở nước ngoài. Họ ở nước ngoài thì chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước ngoài, nơi họ sinh sống, hoạt động.

MINH QUANG

Trang về Thủ tướng Dũng ‘làm mưa làm gió’ trên mạng

VOA

*

Một website cổ súy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng bí thư đã lọt vào danh sách các trang được nhiều người truy cập nhất Việt Nam.

Theo trang web xếp hạng Alexa thuộc công ty bán hàng trực tuyến Amazon, trang nguyentandung.org hiện đứng thứ 21. Hồi tháng Chín vừa qua, trang web này thậm chí còn lọt vào top 10.

Khi phóng viên VOA tiếng Việt truy cập trang web này vào tối ngày 1/1, theo công cụ đếm trên đó, có hàng nghìn người đọc cùng lúc, và đa phần người truy cập trên trang này là từ Việt Nam.

Chưa rõ ai đứng đằng sau trang web mà cho tới nay, theo con số đếm hiển thị trên trang mà VOA Việt Ngữ không thể xác nhận độc lập, đã có tới hơn 2 tỷ lượt người xem.

Theo quan sát, trang web được thiết kế bài bản, cập nhật hàng ngày về các hoạt động của ông Dũng cũng như ủng hộ các chính sách của Thủ tướng Việt Nam.

Nhà quan sát tình hình chính sự trong nước, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nhận định:

“Tôi nghĩ rằng đó là các trang của một thế lực không ra mặt nào đấy và nhiều người cũng có thể đoán được đấy là thế lực nào. Nhưng mà tôi thì không muốn nêu đích danh cái đoán của tôi là gì. Sở dĩ những trang web đấy thu hút được bạn đọc là vì nhiều khi nó đưa ra các thông tin đấu đá, và nhiều khi cũng đưa các thông tin khá là nhạy cảm mà cứ tưởng như là cái đấy là thông tin chính thống. Nhưng mà các cơ quan chính thống lại bảo là đấy là các trang giả mạo. Không hiểu là Bộ Công an hay là các cơ quan an ninh của Việt Nam, họ luôn xưng là họ rất là giỏi, mà các trang giả mạo, tại sao họ lại không có biện pháp gì để chặn như là chặn các trang của những người hoạt động về nhân quyền hay là dân chủ? Cái đấy là những câu hỏi rất là lớn”.

Trong khi đó, cổng thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam có tên gọi chinhphu.vn cập nhật các thông tin hoạt động của ông Dũng chỉ đứng ở vị trí thứ 419 ở Việt Nam.

Một bài viết được nhiều người đọc nhất trên trang web này, tính tới tối ngày 1/1, là về chủ đề Đại hội đảng lần thứ 12, trong đó đặt câu hỏi, ‘liệu ai trong các vị lãnh đạo của chúng ta sẽ đứng lên đấu tranh cho chủ quyền của dân tộc?’

Bài viết có đoạn:Năm 2014, khi nhà cầm quyền Trung Quốc tự lột cái mặt nạ “4 tốt” và “16 chữ vàng” trên Biển Đông bằng hành động kéo cái giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người lãnh đạo đầu tiên lên tiếng phản đối”.

Ngoài ra, bài viết cũng nhắc tới phát biểu “không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông” của ông Dũng, và coi đây là một tuyên bố mạnh mẽ nhất với Trung Quốc liên quan tới tình hình biển Đông.

Minh họa cho bài viết là hình ảnh một người đàn ông giơ nắm tấm lên cao trên nền quốc kỳ Việt Nam với chú thích rằng “người lãnh đạo bản lĩnh và kiên cường phải là người dám nói lên tiếng nói của hơn 90 triệu dân Việt Nam”.

Các trang web không chính thống về các nhà lãnh đạo Việt Nam, nhất là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thu hút được nhiều lượt truy cập trong bối cảnh Đại hội đảng lần thứ 12 sắp diễn ra, và hiện có nhiều đồn đoán về các cuộc “đấu đá, tranh giành quyền lực” cho vị trí tổng bí thư.

“Các đại biểu quốc hội, tự xưng là do dân bầu, thì nhân dân có lẽ cũng phải ép các đại biểu chất vấn Bộ Cộng an, hay chất vấn Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam về những trang đấy để cho dân chúng được rõ thì hay hơn. Có khi các đại biểu quốc hội phải chất vấn thẳng ông thủ tướng xem là trang nguyentandung.org có phải của ông ấy không và ông ấy phải nên trả lời một cách rõ ràng là đúng hay không. Trong một nền thông tin mà nó u u, minh minh, thực hư, hư thực mà nó không rõ ràng, hoàn toàn không minh bạch gì cả, thì nó là nguy cơ rất lớn đối với toàn bộ, những người Việt Nam, những người đọc được tiếng Việt, bởi vì nó gây ra tác hại khôn lường, không chỉ tức thời về mặt thông tin sai, hay thông tin đúng, mà nó có thể gây ra căn bệnh tâm lý dài mà tôi nghĩ nhiều thế hệ chưa chắc đã khắc phục được về vấn đề thông tin, về niềm tin, đâu là thực, đâu là hư”.

Hôm 30/12, bên lề Hội nghị báo chí toàn quốc, Thứ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Việt Nam Trương Minh Tuấn nói với báo chí trong nước rằng “trên mạng xã hội xuất hiện rất nhiều thông tin xấu độc, đặc biệt trước các kỳ Đại hội Đảng và khi chuẩn bị về công tác nhân sự”.

Ông Tuấn cũng đã chỉ đạo “các cơ quan báo chí đấu tranh lại các thông tin xấu độc này”, và “cần có bài viết nâng cao tinh thần cảnh giác để người dân biết đó là thông tin xấu độc”.

Trên trang Facebook cá nhân, blog Osin (tức nhà báo Huy Đức) viết: “Mạng xã hội đã giết Nguyễn Sinh Hùng bằng tấm ảnh cho rằng ông quỳ mọp trước tượng vàng của Mao, trong khi đây chỉ là tấm hình mà The Telegraph chụp trước đó và nhân vật chính là một phụ nữ người Trung Quốc”.

Xem thêm: Đoàn Nguyên Đức Là Ai? Tiểu Sử Chi Tiết ‘Ông Bầu Đức Là Ai Biết

Ông Đức viết tiếp: “Từ Chân Dung Quyền Lực cho tới Câu Lạc Bộ Nhà Báo Trẻ, chúng ta thấy, bằng thủ đoạn đổi trắng thay đen, những người ủng hộ “Anh Ba” không chỉ sử dụng hữu hiệu xã hội đen trong đời thực mà còn chi phối cả bọn côn đồ Internet”.

[ad_2]

Related Posts

Game Ninja rùa trừ gian: Mega Mutant Battle

[ad_1]  ContentsTT – Hàng loạt trang web, blog sử dụng tên miền trùng với tên của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước VN xuất hiện…

Game Jerry xây tháp phô mai: Leaning Tower Of Cheese

[ad_1]  ContentsTT – Hàng loạt trang web, blog sử dụng tên miền trùng với tên của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước VN xuất hiện…

Game phòng thủ xuyên thế kỷ: Day Tower Rush

[ad_1] ContentsTT – Hàng loạt trang web, blog sử dụng tên miền trùng với tên của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước VN xuất hiện trên…

Trò chơi xây lâu đài công chúa

[ad_1]  ContentsTT – Hàng loạt trang web, blog sử dụng tên miền trùng với tên của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước VN xuất hiện…

Game Onion giải cứu cô công chúa: Super Onion Boy

[ad_1] ContentsTT – Hàng loạt trang web, blog sử dụng tên miền trùng với tên của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước VN xuất hiện trên…

Game cao bồi thiện xạ: Gunblood Remastered

[ad_1] ContentsTT – Hàng loạt trang web, blog sử dụng tên miền trùng với tên của các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước VN xuất hiện trên…

Leave a Reply