Mục Tiêu Kinh Doanh Ngắn Hạn Và Kế Hoạch Dài Hạn, Mục Tiêu Ngắn Hạn Trong Kinh Doanh

Nếu bạn chưa là hội viên hãy trở thành hội viên của vserpuhove.com để được hỗ trợ và chia sẽ thông tin nhiều hơn. Click Like button để trở thành hội viên của vserpuhove.com trên facebook.

Bạn đang xem: Mục tiêu kinh doanh ngắn hạn

*

Lý thuyết Quản Trị là hệ thống mà vserpuhove.com đã số hoá toàn bộ Sách giáo khoa của chương trình 4 năm đại học và 2 năm sau đại học chuyên ngành Quản trị Kinh doanh.Với hệ thống này, bạn có thể truy xuất tất cả hệ thống lý thuyết chuyên ngành Quản trị Kinh doanh trong quá trình nghe giảng, làm bài tập hoặc thi cử.Hệ thống Lý Thuyết Quản Trị được phát triển bởi Viện MBA, thành viên của MBA Institute Global

Nếu còn thắc mắc hoặc tìm hiểu chuyên sâu hơn về Quản trị Ứng dụng, bạn có thể đặt câu hỏi với Chuyên Gia vserpuhove.com

Kết quả

Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp:

1. Mục tiêu của doanh nghiệp

Là toàn bộ kết quả cuối cùng hay trạng thái mà doanh nghiệp muốn đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu của chiến lược là kết quả cụ thể của doanh nghiệp cần đạt được khi thực hiện chiến lược. Thông thường các doanh nghiệp chia mục tiêu thành hai loại: mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn.

*

Có nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại mục tiêu. Có thể chia theo một số loại mục tiêu sau:

-Theo thời gian

+Mục tiêu dài hạn thường là từ 5 năm trở lên và tùy theo loại hình doanh nghiệp mà có khoảng thời gian cho mục tiêu dài hạn khác nhau. Mục tiêu dài hạn (mục tiêu trên 1 năm): là kết quả mong muốn được đề ra cho một khoảng thời gian tương đối dài, thường là các lĩnh vực:

Mức lợi nhuận và khả năng sinh lợi. Ví dụ: phấn đấu đạt lợi nhuận 25%/ nămNăng suấtPhát triển việc làmQuan hệ giữa công nhân viênVị trí dẫn đầu về công nghệTrách nhiệm trước công chúng.

+Mục tiêu ngắn hạn hay còn gọi là mục tiêu tác nghiệp có thời gan từ 1 năm trở xuống. Mục tiêu ngắn hạn phải hết sức cụ thể và nêu ra được các kết quả một các chi tiết.

+Mục tiêu trung hạn loại trung gian gữa hai loại trên

Giữa việc doanh nghiệp đạt được các mục tiêu ngắn hạn với việc theo đuổi mục tiêu dài hạn thì cũng chưa đảm bảo doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu trong dài hạn.

-Theo bản chất của mục tiêu:

+Mục tiêu về kinh tế: lợi nhuận, doanh thu, thị phần, tốc độ phát triển, năng suất lao động…

+Mục tiêu xã hội: giải quyết công ăn việc làm, tham gia vào các hoạt động từ thiện

+Mục tiêu chính trị: quan hệ tốt với chính quyền, vận động hành lang nhằm thay đổi chính sách và quy định có lợi cho công ty. Tiếp cận với cơ quan chính phủ nhằm nắm bắt kịp thời các thông tin, tạo cơ hội đón nhận các cơ hội kinh doanh.

-Theo cấp độ của mục tiêu:

+Mục tiêu cấp công ty: Đó thường là các mục tiêu dài hạn mang tính định hướng cho các cấp bận mục tiêu khác.

+Mục tiêu cấp đơn vị kinh doanh: được gắn với từng đơn vị kinh doanh chiến lược (SBU) hoặc từng loại sản phẩm, từng loại khách hàng.

+Mục tiêu cấp chức năng: đó là mục tiêu cho các đơn vị chức năng trong công ty như sản xuất, marketing, tài chính, nghiên cứu và phát triển… nhằm hướng vào thực hiện các mục tiêu chung của công ty.

+Mục tiêu duy trì và ổn định: khi công ty đã đạt được tốc độ phát triển nhanh trước đó hoặc do thị trường có khó khăn, công ty có thể đăt ra mục tiêu và giữ vững những thành quả đã được và củng cố địa vị hiện có.

Xem thêm: Cô Gái Đồ Long Là Ai Mới Là Cô Gái Đồ Long?” Ỷ Thiên Đồ Long Ký

Trên đây là một số cách phân loại mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Tuy nhiên để thấy rõ vai trò của các mục tiêu cần phải thấy được đặc trưng của hệ thống mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Các đặc trưng đó bao gồm: Trước hết các mục tiêu chiến lược thường là dài hạn, tuy nhiên thời gian xác định thì không mang tính tương đối chỉ mang tính tuyệt đối. Nói đến mục tiêu chiến lược, các nhà quản trị học thường thống nhất về đặc trưng tổng quát của nó. Hệ thống mục tiêu chiến lược bao giờ cũng là một hệ thống các mục tiêu khác nhau cả ở tính tổng quát, phạm vi,.. nên nó mang bản chất là tác động một cách biện chứng lẫn nhau trong đó mỗi mục tiêu lại đóng vai trò khác nhau cho sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Chiến lược xây dựng là nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn. Do vậy, phải xác định đúng và cụ thể mục tiêu thì việc soạn thảo chiến lược mới đúng hướng và mang lại hiệu quả mong muốn.

2. Các yêu cầu đối với mục tiêu

Một mục tiêu đúng đắn cần đạt được các tiêu thức sau:

-Tính nhất quán: đòi hỏi các mục tiêu này không làm cản trở việc thực hiện các mục tiêu khác. Đây là yêu cầu đầu tiên, đóng vai trò quan trọng để đảm bảo rằng hệ thống mục tiêu phải được thực hiện và phải hướng vào hoàn thành các mục tiêu tổng quát của từng thời kỳ chiến lược.

-Tính cụ thể: xét trên phương diện lý luận, khoảng thời gian càng dài bao nhiêu thì hệ thống mục tiêu càng giảm bấy nhiêu. Tuy nhiên, yêu cầu về tính cụ thể của hệ thống mục tiêu không đề cập đến tính dài ngắn của thời gian mà yêu cầu mục tiêu chiến lược phải đảm bảo tính cụ thể. Muốn vậy, khi xác định mục tiêu chiến lược cần chỉ rõ: Mục tiêu liên quan đến vấn đề gì? Giới hạn thời gian thực hiện? Kết quả cụ thể cuối cùng cần đạt.

-Tính khả thi: mục tiêu chiến lược là mục tiêu doanh nghiệp xác định trong thời kỳ chiến lược xác định. Do đó các mục tiêu này đòi hỏi người có trách nhiệm một sự cố gắng trong việc thực hiện nhưng lại không quá cao mà phải sát thực và có thể đạt được. Có như vậy hệ thống mục tiêu mới có tác dụng khuyến khích nỗ lực vươn lên của mọi bộ phận (cá nhân) trong doanh nghiệp và cũng không quá cao đến mức làm nản lòng người thực hiện. Vì vậy, giới hạn của sự cố gắng là “vừa phải” nếu không sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn.

-Tính linh hoạt: môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi nên đòi hỏi hệ thống mục tiêu phải linh hoạt để có thể điều chỉnh khi môi trường kinh doanh thay đổi. Tính linh hoạt là điều kiện đảm bảo để biến các mục tiêu chiến lược thành hiện thực. Đây là đặc trưng quan trọng của chiến lược so với kế hoạch khi xác định mục tiêu.

3. Các lực lượng ảnh hưởng đến hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp.

Khi xác định hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp, thì một vấn đề quan trọng là xác định những lực lượng ảnh hưởng đến hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp. Đó là:

Thứ nhất, chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp

Đây là lực lượng quan trọng nhất tác động đến hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp cũng như hệ thống mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ cụ thể. Quan điểm thái độ của chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp tác động rất lớn đến hệ thống mục tiêu. Những người chủ sở hữu thường quan tâm đến giá trị lợi nhuận và sự tăng trưởng chung vốn đầu tư của họ. Điều này đòi hỏi các nhà hoạch định chiến lược phải chú ý cân nhắn đáp ứng, đặc biệt là các mục tiêu lợi nhuận.

Thứ hai, đội ngũ những người lao động. Đây là lực lượng đông đảo nhất trong doanh nghiệp và xã hội càng phát triển thì lực lượng này càng cần được quan tâm nhiều hơn. Thông thường khi hoạch định chiến lược thì các nhà hoạch định cần quan tâm đến các mục tiêu của lực lượng lao động này. Các mục tiêu đó thường là tiền lương, phúc lợi, điều kiện làm việc an toàn, sự ổn định…

Thứ ba, khách hàng. Khách hàng là đối tượng phục vụ tạo ra lợi nhuận và đem lại sự thành công và phát triển bền vững cho doanh nghiệp. Thị trường càng được khu vực hóa và quốc tế hóa thì đối tượng khách hàng càng mở rộng. Thu nhập của khách hàng tăng cao, nhu cầu tiêu dùng của họ càng tăng và càng phong phú.

Thứ tư, xã hội. Các vấn đề xã hội có ảnh hưởng ngày càng lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi doanh nghiệp càng phải có trách nhiệm hơn đến các vấn đề xã hội. Trước đây trong triết lý kinh doanh của mình rất ích doanh nghiệp đề cập đến trách nhiệm xã hôi nhưng càng về sau càng có nhiều doanh nghiệp chú ý tới vấn đề này. Trách nhiệm xã hội là một trong các giá trị được đề cập trong triết lý kinh doanh. Trách nhiệm xã hội không gắn trực tiếp với kết quả sản xuất kinh doanh mà nó mang lại giá trị cho xã hội thông qua việc tạo ra uy tín, danh tiếng.

Tóm lại: Qúa trình soạn thảo chiến lược, nhà quản trị cần xác định rõ nhiệm vụ và mục tiêu theo đuổi để làm căn cứ quyết định các nội dung chiến lược và tổ chức thực thi chiến lược đó. Điều quan trọng trong phần này là giữa nhiệm vụ và mục tiêu phải ăn khớp nhau, có mối quan hệ qua lại hữu cơ. Mục tiêu là lượng hóa nhiệm vụ và nhiệm vụ phải thực hiện mục tiêu.

Nguồn : sưu tầm

Related Posts

Game cách làm Slime 2: Slime Maker

[ad_1] ContentsKết quảMục tiêu chiến lược của doanh nghiệp:Related posts:Giới thiệu game cách làm Slime 2 Cách làm Slime 2 thuộc dòng game sóc nhí, game sóc…

Game tàu chiến không gian: Space Blaze 2

[ad_1] ContentsKết quảMục tiêu chiến lược của doanh nghiệp:Related posts:Giới thiệu game tàu chiến không gian Tàu chiến không gian thuộc dòng game bắn súng, game Kizi…

Trò chơi Cyborg bắn đồ ăn

[ad_1]  ContentsKết quảMục tiêu chiến lược của doanh nghiệp:Related posts:Giới thiệu game Cyborg bắn đồ ăn Cyborg bắn đồ ăn thuộc dòng game sóc nhí, game…

Game thế giới đã mất: Dino Squad Adventure

[ad_1] ContentsKết quảMục tiêu chiến lược của doanh nghiệp:Related posts:Giới thiệu game thế giới đã mất Thế giới đã mất thuộc dòng game 2 người chơi, game…

Game sàn đấu Spinner: Fidget Spinner Checkers

[ad_1]  ContentsKết quảMục tiêu chiến lược của doanh nghiệp:Related posts:Giới thiệu game sàn đấu Spinner Sàn đấu Spinner thuộc dòng game 4399, game 7k7k là một…

The Lion Guard To The Rescue

[ad_1] ContentsKết quảMục tiêu chiến lược của doanh nghiệp:Related posts:Giới thiệu game vua sư tử Vua sư tử thuộc dòng game 24h, game Y8 một trong những…

Leave a Reply