Quy định mới về lãi suất trong Bộ Luật Dân sự năm 2015

Lãi suất là tỉ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay trả cho người cho vay, Lãi suất được quy định cụ thể trong Bộ Luật Dân sự đối với những trường hợp khác nhau như, theo thỏa thuận, hay các trường hợp khác, nhưng việc thỏa thuận đó phải tuân theo các điều kiện chung về mức lãi suất theo quy định của pháp luật. Vậy Quy định mới về lãi suất trong Bộ Luật Dân sự năm 2015 cụ thể như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý: Bộ Luật Dân sự năm 2015

Đánh giá sao

Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Quy định mới về lãi suất trong Bộ Luật Dân sự năm 2015

Mới đây, tại kỳ họp thứ X, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật Dân sự 2015, thay thế cho Bộ luật dân sự năm 2005 trước đây. Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017, với nhiều nội dung mới, trong đó đáng kể có thể kể đến những quy định mới về lãi suất trong hợp đồng cho vay..

Nếu như trước đây, Bộ luật dân sự năm 2005 quy định các bên trong hợp đồng cho vay có quyền thỏa thuận về lãi suất nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. và trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ thì trong Bộ luật Dân sự 2015 hạn mức lãi suất tối đa mà các bên được thỏa thuận đã được hạ xuống, đồng thời pháp luật đã mở rộng quyền thỏa thuận cho các bên trong trường hợp hợp đồng cho vay có tính lãi nhưng không không xác định lãi cụ thể. Theo đó, Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định:

“1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Xem thêm: Trả chậm là gì? Lãi suất trong hợp đồng mua trả chậm, trả dần

Ngoài ra, Bộ luật Dân sự 2015 mới còn quy định mới về trách nhiệm trả lãi trong trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Theo khoản 5 Điều 466:

“Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Đây cũng là điểm mới so với Bộ luật dân sự năm 2005 (Bộ luật dân sự năm 2005 quy định các trường hợp trên các bên đều chỉ căn cứ vào lãi suất của Ngân hàng Nhà nước quy định tại thời điểm tương ứng, quy định này vô hình chung làm hạn chế quyền thỏa thuận của các bên trong hợp đồng).

Như vậy ta có thể thấy Bộ luật Dân sự 2015 đã có nhiều quy định mới theo hướng linh hoạt, mở rộng quyền năng cho các chủ thể trong quan hệ dân sự, từ đó thúc đẩy các chủ thể này tham gia tích cực hơn vào các quan hệ này.

2. Lãi suất do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo quy định

Về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, Điều 357 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

Tại Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền quy định như sau:

Xem thêm: Lãi suất cho vay là gì? Lãi suất cho vay là bao nhiêu thì phạm tội cho vay nặng lãi?

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này”.

Như vậy, dựa theo quy định này Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định áp dụng theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Bên cạnh đó co xuất hiện một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành còn quy định về việc áp dụng theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố theo quy định của pháp luật.

Ví dụ: điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội và phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, mà theo đó, quy định phạt tiền đối với hành vi “Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay”.

Theo đó thì đây cũng là vấn đề mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sớm tiếp cận để sửa đổi, và bổ sung hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật liên quan để phù hợp với quy định BLDS năm 2015 về áp dụng lãi suất và dựa Theo quy định tại khoản 2 Điều 357 BLDS năm 2015 về trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền, với quy định như trên thì mức lãi suất chậm trả do các bên thỏa thuận, nhưng mức lãi suất này không quá 10%/năm theo quy định. Nếu lãi suất vượt quá theo quy định của pháp luật đề ra thì các cá nhân đó sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước pháp luật.

3. Quy định về xử phạt cho vay nặng lãi theo quy định của pháp luật

3.1 Cho vay nặng lãi theo quy định của bộ Luật dân sự bị xử phạt như thế nào?

Bộ luật dân sự 2015 có quy định về mức lãi suất được cho phép như sau:

“Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Xem thêm: Lãi suất vay quá cao không có khả năng thanh toán xử lý thế nào?

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”

Như vậy nếu lãi suất cho vay vượt quá 20% thì được coi là cho vay nặng lãi theo quy định cụ thể trong Bộ Luật Dân sự. Nếu trong hợp đồng vay tài sản, các bên có thỏa thuận về mức lãi suất vượt quá 20%/năm, khi có tranh chấp xảy ra thì Nhà nước không thừa nhận và không bảo vệ quyền lợi cho bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá đó. Tức là bên vay chỉ có nghĩa vụ trả lãi ở mức lãi suất tối đa theo quy định pháp luật là 20% đối với 1 năm của khoản tiền vay theo quy định

3.2. Xử phạt truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi cho vay nặng lãi

Tùy theo tính chất và mức độ của hành vi cho vay nặng lãi mà người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể:

Theo điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự-an toàn xã hội thì đối với hành vi cho vay nặng lãi có thể Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi “cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay.”

Tại Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Vì mức lãi suất mà bên cho vay áp dụng ví dụ như là 30%/tháng đã vượt quá 5 lần mức lãi suất cao nhất được pháp luật cho phép là 20%/năm nên bên cho vay còn có thể bị khởi tố hình sự. Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi và bổ sung năm 2017 quy định về Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như trên đây.

Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung Quy định mới về lãi suất trong Bộ Luật Dân sự năm 2015 và các thông tin pháp lý liên quan Quy định mới về lãi suất trong Bộ Luật Dân sự năm 2015 dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

Related Posts

Top 10 đề cương luật tố tụng dân sự chuẩn – Globalizethis

Top 10 đề cương luật tố tụng dân sự chuẩn – Globalizethis

https://globalizethis.org tổng hợp và liệt ra những đề cương luật tố tụng dân sự dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những sự lựa…

Top 9 điều 650 bộ luật dân sự chuẩn – Globalizethis

Top 9 điều 650 bộ luật dân sự chuẩn – Globalizethis

https://globalizethis.org tổng hợp và liệt ra những điều 650 bộ luật dân sự dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những sự lựa chọn…

Top 10 điều 269 bộ luật dân sự năm 2005 chuẩn – Globalizethis

Top 10 điều 269 bộ luật dân sự năm 2005 chuẩn – Globalizethis

https://globalizethis.org tổng hợp và liệt ra những điều 269 bộ luật dân sự năm 2005 dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những sự…

Top 10 điều 155 bộ luật dân sự 2015 chuẩn – Globalizethis

Top 10 điều 155 bộ luật dân sự 2015 chuẩn – Globalizethis

https://globalizethis.org tổng hợp và liệt ra những điều 155 bộ luật dân sự 2015 dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những sự lựa…

Top 10 vướng mắc bộ luật tố tụng dân sự 2015 chuẩn – Globalizethis

Top 10 vướng mắc bộ luật tố tụng dân sự 2015 chuẩn – Globalizethis

https://globalizethis.org tổng hợp và liệt ra những vướng mắc bộ luật tố tụng dân sự 2015 dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những…

Top 10 sự kiện bất khả kháng trong luật dân sự chuẩn – Globalizethis

Top 10 sự kiện bất khả kháng trong luật dân sự chuẩn – Globalizethis

https://globalizethis.org tổng hợp và liệt ra những sự kiện bất khả kháng trong luật dân sự dưới đây hi vọng sẽ giúp các bạn có thêm những…

Leave a Reply